Bộ Y tế: Rà soát máy thở, nâng cấp độ phòng chống dịch ở mức cao nhất
Sáng 29/1 Bộ Y tế có công điện khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan tiếp tục khẩn trương thực hiện các nội dung sau:
Cán bộ Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Quảng Ninh xét nghiệm mẫu bệnh phẩm tìm virus SARS-CoV-2. Ảnh: Thuận Phương
Sáng 29/1 Bộ Y tế có công điện khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan tiếp tục khẩn trương thực hiện các nội dung sau:
1. Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương, duy trì và siết chặt công tác sàng lọc, phân luồng theo hướng dẫn tại Công văn 1385/BCĐQG ngày 19/3/2020; đánh giá lại theo Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn ban hành tại Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 16/7/2020 và Bộ tiêu chí phòng khám an toàn phòng chống dịch COVID-19 ban hành tại Quyết định số 4999/QĐ-BYT ngày 01/12/2020; cập nhật kết quả trên phần mềm trực tuyến, khắc phục ngay các vấn đề tồn tại và tiếp tục rà soát, củng cố thực hiện thật nghiêm các quy định về các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh đã ban hành tại Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020. Nghiêm túc triển khai “Thông điệp 5K”; giao thủ trưởng đơn vị thực hiện xử phạt người không đeo khẩu trang.
2. Triển khai quyết liệt các biện pháp để bảo vệ lực lượng tuyến đầu chống dịch là nhân viên y tế, tuyệt đối không để lây nhiễm. Cung cấp đầy đủ trang thiết bị phòng hộ cá nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế. Rà soát lại máy thở và các trang thiết bị khác, cơ số thuốc, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch. Phối hợp với cơ quan Kiểm soát bệnh dịch các tỉnh (CDC) hoặc các bệnh viện có khả năng xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR để khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ nhân viên y tế (xem xét áp dụng phương pháp gộp mẫu).
Video đang HOT
3. Các cơ sở y tế thực hiện việc kê đơn, cấp phát thuốc điều trị các bệnh mạn tính với thời gian dài hơn cho tất cả các đối tượng (tối đa 03 tháng). 4. Chỉ định xét nghiệm sớm SARS-CoV-2 đối với người bệnh theo hướng dẫn tại Công văn số 5268/BYT-KCB ngày 01/10/2020 để phát hiện sớm và ngăn ngừa, cách ly triệt để, tuyệt đối không để dịch COVID-19 lây lan trong các bệnh viện; lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên người bệnh nội trú trong bệnh viện, ưu tiên các đối tượng có nguy cơ cao (áp dụng phương pháp gộp mẫu phù hợp Các cơ sở y tế thực hiện việc kê đơn, cấp phát thuốc điều trị các bệnh mạn tính với thời gian dài hơn cho tất cả các đối tượng (tối đa 03 tháng).
4. Chỉ định xét nghiệm sớm SARS-CoV-2 đối với người bệnh theo hướng dẫn tại Công văn số 5268//BYT-KCB ngày 01/10/2020 để phát hiện sớm và ngăn ngừa, cách ly triệt để, tuyệt đối không để dịch COVID-19 lây lan trong các bệnh viện; lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên người bệnh nội trú trong bệnh viện, ưu tiên các đối tượng có nguy cơ cao (áp dụng phương pháp gộp mẫu phù hợp với đánh giá nguy cơ).
5. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh và đồng bằng sông Hồng: – Tổ chức điều trị, phân luồng người bệnh nặng và không có diễn biến nặng, chuyển tuyến trong trường hợp cần thiết. – Nâng cấp độ công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở mức cao nhất. Cho lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người bệnh tại các khoa cấp cứu, hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực và ngẫu nhiên người bệnh nội trú từ 30% trở lên của các khoa còn lại để phát hiện sớm các nguy cơ dịch bệnh (có thể áp dụng phương pháp gộp mẫu phù hợp với đánh giá nguy cơ).
Các địa phương rà soát và báo cáo thường xuyên về Tiểu ban điều trị (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh), trong đó có khó khăn và đề xuất cần chi viện, giúp đỡ từ tuyến trên (nếu có). Bộ Y tế – Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo và khẩn trương tổ chức triển khai, thực hiện. Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
Bé sơ sinh ngừng tim được cứu khỏi cơ sở nạo phá thai
Bé trai mới sinh 30 phút được một nhóm thiện nguyện mang đến Bệnh viện Xanh Pôn trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở hoàn toàn.
Bác sĩ Thái Bằng Giang, Trưởng Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Xanh Pôn, ngày 12/9 cho biết bé được nhóm thiện nguyện xin từ một cơ sở nạo phá thai. Em bé đẻ non, khoảng 31 tuần thai, cân nặng lúc vào viện được 1,6 kg.
Những người đưa bé vào viện mô tả bé mới chào đời được 30 phút. Khi vào viện bé đã ngừng tim, ngừng thở hoàn toàn, toàn thân tím tái, hạ thân nhiệt chỉ còn 34,8 độ C trong khi thân nhiệt bình thường trên 36,5 độ.
Các bác sĩ đặt nội khí quản, cho bé thở máy, bơm thuốc hỗ trợ hô hấp vào phổi, theo dõi huyết áp, nuôi dưỡng tĩnh mạch, truyền kháng sinh, truyền thuốc. Sau khoảng 4 giờ, bé diễn biến xấu hơn, huyết áp tụt, mạch khó bắt. Bác sĩ cho bé dùng máy thở cao tần HFO - máy thở hiện đại nhất cho trẻ sơ sinh.
Bé qua cơn nguy kịch, 5 ngày sau sức khỏe ổn định hơn, chuyển sang thở máy thường 14 ngày, sau đó thở hỗ trợ áp lực 5 ngày, rồi thở oxy. Hơn một tháng sau, bé được ngừng máy thở oxy song vẫn còn nhiễm trùng nặng, dùng kháng sinh.
Hiện tại, ngày 12/9, bé tự thở, tỉnh táo, hồng hào, tự bú. Bệnh viện đang chờ làm các thủ tục đưa về trung tâm bảo trợ trẻ em.
Điều dưỡng chăm sóc cho cháu bé, ngày 12/9. Ảnh: Thúy Quỳnh
Bác sĩ cho biết, một em bé sinh đủ tháng là được tính từ 38 đến 42 tuần thai. Em bé này sinh ra ở tuần thứ 31, nặng 1,6 kg là đẻ non. Bình thường, một đứa trẻ đẻ non chào đời trong cơ sở y tế đảm bảo đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ sau sinh bằng các biện pháp ủ ấm, hút dịch mũi họng, làm thông thoáng đường thở, đảm bảo mang sống của trẻ.
Tuy nhiên, em bé này chào đời do mẹ nạo phá thai. Khi nạo phá thai, nhân viên y tế sẽ làm mọi cách để đưa bé ra ngoài chứ không cẩn thận như đỡ đẻ, nên bé gặp sang chấn.
Bác sĩ Giang nhận định: "Em bé này sống được là ngoài ý muốn nên mới biểu hiện nặng như vậy, mới chỉ 30 phút đã ngừng tim, ngừng thở. Bé sống được là rất may mắn". Hơn nữa, bé thở máy, thở oxy kéo dài, có nguy cơ bị bệnh võng mạc trẻ đẻ non, tăng sinh các mạch máu ở phần võng mạc sau của mắt có thể gây mù lòa, giảm thị lực. May mắn bé không có biểu hiện tổn thương mắt.
Bệnh nhân ngộ độc pate Minh Chay ở TP.HCM có thể phải thở máy cả tháng Sau hơn 1 tuần điều trị tại BV Chợ Rẫy vì ngộ độc do ăn pate Minh Chay, bệnh nhân N.N.D. tuy tỉnh táo nhưng sức cơ chỉ còn 2/5, tiên lượng phải thở máy kéo dài. Ngày 7/9, TS BS Lê Quốc Hùng - Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới BV Chợ Rẫy (TP.HCM) thông tin về tình hình sức khỏe bệnh nhân...