Bộ Y tế: Phòng dịch COVID-19, lớp học không nên sử dụng điều hoà
Để chủ động phòng chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế đề nghị các trường học, ký túc xá triển khai tích cực các biện pháp chống dịch, đảm bảo điều kiện vệ sinh, không sử dụng điều hoà; theo dõi sức khoẻ thường xuyên của học sinh, học viên…
Phun thuốc khử khuẩn tại trường học phòng dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN
Để chuẩn bị cho việc đi học trở lại và chủ động phòng chống dịch COVID-19 trong các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các ký túc xá cho học sinh, sinh viên, học viên; Bộ Y tế vừa có công văn số 914/BYT-MT về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học, ký túc xá.
Theo đó Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Cụ thể, trước khi đến trường, ngay tại nhà, ký túc xá, học sinh, sinh viên, học viên cần tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khoẻ hàng ngày như: Súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên; giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng; hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã. Đối với trẻ em mầm non, học sinh, cha mẹ có trách nhiệm đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe cho trẻ ở nhà.
Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động cho trẻ nghỉ học, theo dõi sức khỏe, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Đối với sinh viên, học viên, giáo viên các trường cũng tự theo dõi sức khỏe hàng ngày; nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động nghỉ và đến cơ sở y tế để được khám, điều trị. Những người trong diện đang theo dõi cách ly y tế không được đến trường và cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
Bộ Y tế cũng yêu cầu tại các trường học phải đảm bảo công tác vệ sinh như: Đồ ăn, nước uống hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm; học sinh dùng riêng cốc uống nước; dùng riêng khăn mặt và được giặt sạch với xà phòng sau mỗi ngày học. Trường học phải bố trí đầy đủ nơi rửa tay có xà phòng, dung dịch khử khuẩn, các trang thiết bị vệ sinh. Đặc biệt, lớp học phải thông thoáng khí, không sử dụng điều hoà; giáo viên, cán bộ các trường phải được tập huấn đầy đủ công tác phòng dịch, cách phát hiện các triệu chứng của bệnh do virus SARS-CoV-2…
Trong thời gian ở trường, các cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, tham quan thực tế, dã ngoại, học thêm. Đặc biệt, lễ chào cờ sẽ tổ chức tại lớp, bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học xen kẽ giữa các khối lớp; hạn chế cho người bên ngoài ra vào trường học…. Nếu giáo viên phát hiện học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đưa đến phòng y tế ngay để kiểm tra, theo dõi, cách ly và thông báo ngay cho trạm y tế cấp xã, cơ quan quản lý và cha mẹ học sinh.
Video đang HOT
Đồng thời, Bộ Y tế đề nghị các trường học, ký túc xá tăng cường vệ sinh môi trường, khử khuẩn hàng ngày, vệ sinh xe đưa đón học sinh, bố trí chỗ để rác thải đảm bảo.
Tạ Nguyên
Theo Báo Tin tức
Cách cải thiện chứng khô mắt
Bệnh khô mắt là biểu hiện phổ biến của nhiều người hiện nay, đặc biệt là dân văn phòng thường xuyên phải ngồi trước màn hình máy tính.
Khô mắt tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây nên triệu chứng mắt mệt mỏi, đỏ, giảm hiệu suất làm việc. Trường hợp nghiêm trọng nhất người bệnh có thể dần dần giảm thị lực.
Nguyên nhân gây khô mắt
Khô mắt được gây ra bởi mắt không sản xuất đủ chất bôi trơn hay nước mắt để làm nó ẩm ướt mọi lúc. Thiếu chất bôi trơn thường gây ra cảm giác cộm, khó chịu mà chúng ta hay bị kèm với khô mắt. Có nhiều nguyên nhân làm mắt không sản xuất đủ lượng nước mắt, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:
Số lượng nước mắt tiết ra không đủ: Các tuyến lệ trong và quanh mi mắt có nhiệm vụ tiết nước làm ướt mắt. Khả năng này sẽ giảm dần theo tuổi tác, hoặc những người mắc bệnh về mắt. Ngoài ra những yếu tố như gió, thời tiết môi trường ô nhiễm cũng làm mắt dễ bị khô.
Đặc biệt, với những người thường xuyên phải tiếp xúc với máy vi tính sẽ làm tăng tốc độ bay hơi của nước mắt dẫn đến tình trạng khô mắt; Chất lượng nước mắt không tốt: Màng phim nước mắt gồm 3 lớp: lớp mỡ, lớp nước và lớp nhầy. 3 lớp này cùng nhau bảo vệ nhãn cầu khỏi các yếu tố bên ngoài. Lớp nhầy giúp dàn đều nước mắt trên giác mạc, lớp mỡ hạn chế sự bốc hơi nước giúp mắt luôn ẩm ướt; Khô mắt là do nước bị bốc hơi quá nhanh hoặc nước không thể dàn phẳng trên bề mặt mắt.
Khi 3 lớp này bị mất cân bằng sẽ làm tăng tốc độ bay hơi của nước mắt, khiến mắt bị khô. Ngoài ra một số bệnh có thể gây nên những xáo trộn ở lớp nhờn và lớp nhầy, cũng sẽ khiến mắt dễ bị khô.
Các bệnh lý như viêm bờ mi, trứng cá đỏ cũng có thể ngăn cản lớp nhầy sản xuất nước; Những vấn đề thị lực cụ thể thường gây ra khô mắt như một triệu chứng; Thời gian dài trước màn hình là nguyên nhân phổ biến của khô mắt. Thông thường khi làm việc với máy tính nhiều, cần sự tập trung cao độ sẽ dẫn đến tình trạng giảm số lần chớp mắt (tần suất bình thường: 12-14 lần/phút) khiến tuyến lệ hoạt động ít hơn.
Đồng thời, môi trường mở điều hòa liên tục, khói thuốc lá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất nước mắt. Bởi vậy khô mắt là chứng bệnh gặp nhiều ở dân văn phòng thời hiện đại; Tiếp xúc với gió, máy điều hòa và máy sưởi có thể làm khô mắt; Đeo kính áp tròng thời gian dài; Tác dụng phụ của các loại thuốc.
Nước muối sinh lý 0,9% hay nước mắt nhân tạo giúp bôi trơn mắt, giảm khô mắt.
Nhận biết khô mắt
Biểu hiện của khô mắt rất đa dạng: ngứa mắt, nhức mắt, cảm thấy mắt nặng; cảm thấy như có dị vật trong mắt; thường xuyên thấy cộm mắt, cay mắt, đau rát; ra dử mắt dính hoặc ra nhiều bọt trắng ở 2 góc mắt; nhòe mắt phải chớp mắt liên tục mới hết. Cảm thấy buồn ngủ, khó mở mắt vào buổi sáng.
Cách chữa trị chứng khô mắt
Tập cho mình thói quen chớp mắt chậm và đều (khoảng 12-18 lần/phút) giúp nước mắt dàn đều, làm ẩm giác mạc.
Hạn chế để mắt tiếp xúc trực tiếp với khói bụi và ánh sáng. Nên đeo kính khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi tác nhân gây hại từ môi trường. Tránh để gió như máy sấy, quạt, máy lạnh thổi trực tiếp vào mắt. Thường xuyên nhỏ nước mắt nhân tạo để tránh khô mắt.
Không thức khuya, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày giúp mắt có thời gian nghỉ ngơi tốt nhất.
Không hút thuốc hoặc không để khói thuốc dính trực tiếp vào mắt.
Các bài tập mắt đơn giản có thể giúp phòng ngừa khô mắt. Một bài tập hiệu quả là luân phiên giữa nhắm nhẹ mắt và nhắm chặt mắt. Làm như vậy 20 lần một ngày để tăng mức độ chớp mắt.
Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên bổ sung thức ăn chứa omega-3 (có nhiều trong cá) và beta-carotene (trong các loại rau củ màu vàng, đỏ), tăng cường chất chống ôxy hóa giúp tăng sức khỏe đôi mắt.
Khám mắt định kỳ để điều trị kịp thời. Khô mắt có thể khiến bệnh nhân khó chịu, cộm mắt, đau rát, ra nhiều dử mắt dính. Đừng coi thường những biểu hiện khác lạ của mắt. Nếu đã bị khô mắt, nước muối sinh lý 0,9% hay nước mắt nhân tạo giúp bôi trơn mắt bằng cách tự nhiên nhất mà không cần dùng thuốc. Chúng có ở hầu hết các cửa hàng tiện lợi và nhà thuốc, và là cách tiện lợi và hiệu quả để giảm khó chịu tức thời.
Làm gì để tránh khô mắt?
Nguyên tắc khi làm việc với máy tính giúp giảm tình trạng khô mắt: Để tầm mắt cao hơn trung tâm màn hình máy tính 10-20cm. Khoảng cách tối thiểu giữa mắt và màn hình máy tính là 50cm. Thường xuyên chớp mắt, nhắm chặt mắt và xoay tròn mắt để giúp điều tiết chất nhờn tốt hơn.Thực hiện quy tắc 20-20-20: Cứ 20 phút làm việc với máy vi tính để mắt giải lao 20 giây và nhìn tập trung vào một vật cách khoảng 20 feet (khoảng 6 mét). Thường xuyên khám mắt định kỳ.
BS. Nguyễn Minh Châu
Theo SK&ĐS
Mối lo đến từ sưởi than Trong những ngày giá rét, bà con nhiều địa phương miền núi cao thường dùng than sưởi ấm. Dùng than sưởi ấm không chỉ có nỗi lo ngộ độc khí CO (Carbon Monoxide) mà còn có thể gây ra cháy. Vì thế, rất phải cẩn thận với sưởi than, và tốt nhất là không nên đốt than để sưởi trong nhà. Ảnh minh...