Bộ Y tế nói về những ca mắc COVID-19 nặng, tiên lượng xấu
“Đợt này, bệnh nhân mắc các bệnh lý nền nhiều hơn, tình trạng nguy kịch đến nhanh hơn” – PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) thông tin.
Đến nay, trong số các ca bệnh mới ghi nhận đã có nhiều bệnh nhân tiến triển nặng. Tính đến ngày 30/7, Việt Nam có thêm một số ca bệnh nặng đang điều trị tại các bệnh viện Đà Nẵng, đặc biệt là các bệnh nhân tiên lượng rất nặng.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, trong số các bệnh nhân COVID-19 tại Đà Nẵng phát hiện và công bố những ngày qua có nhiều bệnh nhân là người lớn tuổi, có nhiều bệnh nền phức tạp, nhiều người đang chạy thận nhân tạo, mắc các bệnh lý tim mạch, thận, thậm chí ung thư… tình trạng nguy kịch đến nhanh hơn. Các thầy thuốc đầu ngành và các chuyên gia đã hội chẩn hàng ngày để nỗ lực cao nhất tìm cách điều trị tốt nhất cho các bệnh nhân
Từ đầu mùa dịch đến nay, hội đồng chuyên môn, các thầy thuốc đã rất vất vả trong hội chẩn, điều trị, tìm ra phác đồ ưu việt nhất với từng bệnh nhân nặng như bệnh nhân 19, 91, 161… nhưng đợt này, chỉ trong thời gian ngắn, tỷ lệ bệnh nhân nặng nhiều hơn so với đợt trước.
“Không chỉ thế, đợt này, bệnh nhân mắc các bệnh lý nền nhiều hơn, tình trạng nguy kịch đến nhanh hơn” – PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) thông tin
Theo nghiên cứu, giải trình tự gene của các nhà khoa học, chủng SARS-CoV-2 mới (chủng thứ 6 ở Việt Nam) phát hiện được ở Đà Nẵng có khả năng lây lan nhanh.
Trong số các bệnh nhân COVID-19 phát hiện và công bố trong những ngày qua có nhiều bệnh nhân là người lớn tuổi, có nhiều bệnh nền phức tạp, nhiều người đang chạy thận nhân tạo, mắc các bệnh lý tim mạch, thận, thậm chí ung thư.
Video đang HOT
“Chúng tôi không so với thế giới, chỉ so với những bệnh nhân ở Việt Nam, rõ ràng bệnh nhân giai đoạn này nặng hơn, tiến triển nguy kịch nhanh hơn giai đoạn trước” – PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.
Đến nay, trong số các ca bệnh mới ghi nhận đã có nhiều bệnh nhân tiến triển nặng. Tính đến ngày 30/7/2020, Việt Nam có thêm một số ca bệnh nặng đang điều trị tại các bệnh viện Đà Nẵng, đặc biệt là các bệnh nhân tiên lượng rất nặng: BN 416, BN 418, BN 428, BN 431, BN 436, BN 437, BN 438; một số bệnh nhân tiên lượng nặng lên như BN 429, Bn 426, BN 427, BN 430, BN 422, BN 433…
Đa phần trong số đó là những bệnh nhân cao tuổi, có nhiều bệnh nền đi kèm.Trong đó, 2 bệnh nhân phải chạy ECMO (tim phổi nhân tạo), thở máy, lọc máu liên tục (416 và 437), một số bệnh nhân thở máy (436, 438, 418) đã được chuyển ra Bệnh viện Trung ương Huế.
Bệnh nhân 416 là ca COVID-19 tại cộng đồng đầu tiên phát hiện trong đợt này, diễn biến nhanh, từ ngày 25/7 đã thở máy, đặt ECMO. Bệnh nhân vẫn điều trị ở Bệnh viện Đà Nẵng với sự hỗ trợ tích cực của các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, Bạch Mai và tổ Điều trị do ThS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh “cắm chốt”.
Đến nay, bệnh nhân dù còn rất nặng, nhưng tình trạng đã khá hơn, giảm các triệu chứng.
Về bệnh nhân 437 đang trong tình trạng nguy kịch, được sử dụng ECMO (tim phổi nhân tạo). Bệnh nhân số 437 là nam, 61 tuổi, trú ở phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Bệnh nhân tiền sử mắc suy thận mạn, đã điều trị suy thận và chạy thận nhân tạo, tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, gout tại Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian dài trước khi phát hiện mắc COVID-19 vào ngày 27/7/2020. Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc. Các chuyên gia hàng đầu liên tục hội chẩn, hỗ trợ trực tiếp bệnh viện Đà Nẵng chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân này.
Bệnh nhân hiện đã được đặt ECMO, thở máy. Các thầy thuốc tập trung hội chẩn, có ý kiến tăng cường điều trị đa kháng thuốc, thận, chống nấm, chống đông…
“Các nhóm thầy thuốc tăng cường hội chẩn hàng giờ, thậm chí qua Viber, Zalo thường xuyên liên tục. Tuy nhiên, bệnh nhân 437 tiên lượng rất nặng, nặng nhất, rất dè dặt”- PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.
Bệnh nhân phi công không cần ghép phổi
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, trưa 17/6 cho biết phổi bệnh nhân đang hồi phục tốt, đã tự thở, không cần phải ghép phổi.
Chiều qua ông Khuê thăm bệnh nhân phi công điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Anh tỉnh táo, tiếp xúc tốt, nói chuyện mạch lạc. Bệnh nhân đang được điều trị nội khoa, tình trạng nhiễm trùng đã hết, sức cơ tay, chân và hô hấp đều bình phục.
"Bệnh nhân hồi phục tốt. Đến giai đoạn này không nghĩ đến phải ghép phổi nữa", ông Khuê nói.
Ông Khuê cho biết khi ông nói lời chúc "mau khỏe để có thể trở về Anh", bệnh nhân đã phản xạ rất nhanh, đáp lại quê hương anh là Scotland.
"Điều này cho thấy phản xạ, hồi phục thần kinh của bệnh nhân như bình thường, không ai nghĩ anh ta vừa hôn mê hai tháng", ông Khuê nói.
Bệnh nhân cũng đã dùng điện thoại cả tuần nay, nói chuyện với bạn bè đang ở nhiều nước khác. Trước khi ông Khuê ra về, anh còn níu lại khoe và giơ cao chiếc khăn có chữ "Motherwell". Đây là món quà mà vợ chồng người bạn gửi từ Scotland đến Bệnh viện Chợ Rẫy vào tuần trước, ghi tên người nhận: "bệnh nhân 91".
"Tên gọi 'bệnh nhân 91' cả thế giới đã biết đến", ông Khuê nói.
Bệnh nhân cho biết "Motherwell" là tên một đội bóng ở quê hương mà anh yêu thích. Dòng chữ này cũng là lời cảm ơn của bệnh nhân với các thầy thuốc Việt Nam đã cứu sống anh.
Bệnh nhân khẳng định không có gia đình, không có bố hay anh em, mẹ đã mất. Anh xúc động, cho biết "tôi sẽ cố gắng tập luyện".
Bệnh nhân giơ cao chiếc khăn có chữ "motherwell" cảm ơn các y bác sĩ Việt Nam. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Theo ông Khuê, sau khi cai máy thở thành công, bệnh nhân được rút ống mở khí quản, đến sáng nay tự thở với lượng oxy một lít một phút qua ống mũi, nhịp thở tốt hơn trước. Bác sĩ nhận định hiện "bệnh nhân cũng có thể ra về được". Việc quan trọng nhất hiện tại với anh là tập vật lý trị liệu, đặc biệt là kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ. Nếu bị nhiễm khuẩn lại sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh.
Ngày 18/3, nam phi công phát hiện mắc Covid-19. Anh nhập viện trong tình trạng khỏe mạnh, sau đó đột ngột trở nặng, có thời điểm phổi gần như bị đông đặc, phải can thiệp ECMO từ ngày 6/4. Ông Khuê ví, có thời điểm, phổi bệnh nhân như ổ nuôi dưỡng các loại vi khuẩn. Hiện bệnh nhân đã hồi phục diệu kỳ.
Đến nay, bệnh nhân đã trải qua 90 ngày điều trị, là bệnh nhân Covid-19 có số ngày điều trị dài nhất ở nước ta. Anh điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM 65 ngày. Khi hết nCoV, được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy từ ngày 22/5. Bệnh nhân đã được ngưng lọc máu từ ngày 27/5, ngưng ECMO vào sáng 3/6, ngưng thở máy sáng 12/6.
Bệnh nhân phi công tập đi 147 Bệnh nhân phi công giao tiếp tốt bằng lời 68 Bệnh nhân phi công cai máy thở 43 Bệnh nhân phi công ngồi xe lăn phơi nắng 234 'Chuyến bay' trở về từ cõi chết của bệnh nhân phi công 102
Sở Y tế Bạc Liêu bị kiểm điểm Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Bạc Liêu kiểm điểm sau vụ việc người bán hàng rong vào khu cách ly tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện đa khoa tỉnh. Cục trưởng Quản lý Khám Chữa bệnh Lương Ngọc Khuê ngày 22/5 yêu cầu giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu nghiêm túc rút kinh nghiệm...