Bộ Y tế muốn luật hóa bán rượu bia theo giờ
Quan điểm của Bộ Y tế được Chính phủ đồng tình là cần quan tâm đến nội dung làm thế nào để kiểm soát được rượu bia.
Đề xuất bán rượu bia theo giờ không áp dụng với tuyến phố kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch.
“Ngày 3/5 lãnh đạo Bộ Y tế đã có văn bản báo cáo với cơ quan chức năng, Quốc hội đề nghị giữ lại 2 nội dung kiểm soát quảng cáo rượu bia và giờ bán rượu bia trong dự thảo Luật Phòng, chống tác hại rượu bia”.
Thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết khi ông trả lời báo giới về những nội dung liên quan đến các chế tài quản lý và xử phạt đối với các vi phạm có liên quan đến rượu bia.
Ông Cường cho hay, quan điểm của Bộ Y tế được Chính phủ đồng tình là chúng ta cần quan tâm đến nội dung làm thế nào để kiểm soát được rượu bia. Theo đó, thay vì bỏ ra như trước đây, hai nội dung về quản lý quảng cáo rượu bia và giờ bán rượu bia đã được đưa ra tại dự thảo cuối cùng.
“Nội dung này chúng tôi cũng đã báo cáo Chính phủ và ngày 22/4 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký văn bản. Ngày 3/5 lãnh đạo Bộ Y tế đã có văn bản báo cáo với cơ quan chức năng, Quốc hội đề nghị giữ lại hai nội dung kiểm soát quảng cáo rượu bia và giờ bán rượu bia”, ông Cường cho hay.
Ngoài ra, đại diện lãnh đạo Bộ Y tế cũng cho biết, vừa qua Quốc hội cũng đề nghị thay đổi tên từ Luật Phòng, chống tác hại rượu bia sang Luật Phòng chống tác động có hại và kiểm soát rượu bia vì sức khoẻ cộng đồng.
Tuy nhiên, Bộ Y tế cho rằng tên như vậy quá dài, đồng thời không chỉ sức khoẻ vì thực tế tác động rượu bia còn liên quan đến tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, lạm dụng tình dục, nên không thể nói là chỉ mỗi sức khoẻ. Vì vậy, chúng tôi cũng đề nghị giữ lại tên như cũ theo quan điểm xuyên suốt của Bộ Y tế là Luật Phòng chống tác hại rượu bia.
Video đang HOT
Trao đổi thêm về vấn đề tăng mức xử phạt người vi phạm giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông có sử dụng rượu bia gây hậu quả nặng nề thời gian qua đang có xu hướng tăng nhanh, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật cho hay, hiện chúng ta đang có Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ và đường sắt.
Vừa rồi, có nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia, do đó Chính phủ đã giao Bộ Giao thông Vận tải xem xét và sửa đổi lại Nghị định 46 theo hướng tăng mức xử phạt. Hiện nay, Bộ đang thực hiện nhiệm vụ này và sẽ trình Chính phủ Nghị định sửa đổi Nghị định 46 này trong tháng 6/2019.
Theo dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia đang được Bộ Y tế lấy ý kiến với 3 phương án về khung giờ cấm bán sản phẩm này. Cụ thể, phương án 1 là chỉ được bán trong khung giờ 11-14h và 17-22h; phương án 2 là chỉ bán từ 6-22h hằng ngày. Khung giờ cấm này không áp dụng với tuyến phố kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch. Phương án 3 theo lộ trình quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, theo ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), quy định như trên sẽ tạo ra hiệu ứng phụ, khiến người uống bia càng uống nhiều hơn, cấp tập hơn.
“Một số nước có ban hành quy định này nhưng thực ra không có nhiều ý nghĩa. Cấm có thể sẽ hạn chế được sản phẩm đủ nhãn mác, nhưng lại không kiểm soát được thị trường không nhãn mác”, ông Tuấn nói.
Đại diện VCCI cũng đề nghị cần xem lại tính khả thi, tránh tình trạng doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc thì bị thiệt, cơ sở nhỏ, lẻ không những trốn thuế, không thực hiện bất cứ hoạt động gì lại có lợi.
Theo vneconomy
Chủ tịch QH: Các hãng bia tài trợ bóng đá, cấm quảng cáo được không?
Góp ý cho dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặt vấn đề.
Các hãng bia tài trợ cho các đội bóng rất nhiều, tiền quảng cáo được dùng để phát triển các đội bóng, bây giờ mà không cho quảng cáo thì có được hay không?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (ảnh TTXVN).
Sáng nay (12.4), tiếp tục phiên họp 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia. Đây là dự luật đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10 và 11.2018).
Phải truyền thông để thay đổi
Theo Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, liên quan đến điều cấm có ý kiến đề nghị bổ sung quy định cấm bán rượu từ 15 độ trở lên sau 22 giờ đến 8 giờ sáng ngày hôm sau; cấm bán rượu, bia trong một số ngày lễ.
Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội thấy rằng, đây là những giải pháp hết sức mạnh mẽ và sẽ rất hiệu quả trong phòng, chống tác hại của rượu, bia; tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, quy định này dự kiến sẽ chưa có tính khả thi cao nên không bổ sung.
Một số ý kiến đại biểu đề nghị cân nhắc lại quy định cấm bán rượu, bia trên internet vì không khả thi, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và xu thế phát triển thương mại điện tử, tạo rào cản phát triển của các doanh nghiệp, làm mất quyền được thông tin của người tiêu dùng. Một số ý kiến khác đề nghị cấm có điều kiện như quy định về độ tuổi được mua, nhất là đối với độ tuổi vị thành niên.
Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban thấy rằng, internet là một giải pháp giúp hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như giúp người dân thực hiện hành vi mua sắm được đơn giản và thuận tiện hơn chỉ qua một số thao tác trên các thiết bị điện tử. Do vậy, để đảm bảo được mục tiêu của Luật là giảm tính sẵn có và tính dễ tiếp cận rượu, bia, đồng thời kế thừa quy định của pháp luật hiện hành về kinh doanh rượu tiếp thu một phần ý kiến của đại biểu, dự thảo Luật quy định cấm bán rượu, bia từ 15 độ cồn trở lên trên mạng internet và quy định điều kiện bán rượu, bia dưới 15 độ cồn trên internet.
Vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, (Ảnh minh họa)
Góp ý vào dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, trước hết các quy định phải đảm bảo tính khả thi. Theo Chủ tịch Quốc hội, việc sử dụng rượu, bia điều độ tốt cho sức khỏe, còn khi ban hành Luật này nhằm giảm tác hại của rượu, bia.
Liên quan đến việc sử dụng rượu, bia, theo Chủ tịch Quốc hội cần tiếp cận đa chiều, trong đó có văn hóa tiêu dùng và tập quán. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới. Ở nước ngoài, văn hóa sử dụng rượu, bia là rót ra từng cốc, khi uống hết ai muốn uống thêm xin cốc thứ hai. Còn ở Việt Nam chúng ta khi ngồi uống rượu, bia hay ép nhau uống. "Đây là văn hóa kỳ lạ, bây giờ phải thay đổi văn hóa của người sử dụng rượu, bia. Trước hết phải truyền thông", Chủ tịch Quốc hội nói.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, Luật này ra đời đừng làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất rượu thủ công (sản xuất chân chính), đừng như dự thảo quy định về nước mắm khiến dư luận phản ứng.
Có sự phân biệt, đối xử
Góp ý cụ thể vào điều luật quy định cấm bán rượu bia cho người chưa đủ 18 tuổi, phụ nữ mang thai, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng: Về chủ trương thì không khuyến khích người chưa thành niên, phụ nữ có mang mua và sử dụng rượu, nhưng quy định cấm thì phải có cơ chế kiểm tra, xác minh và có chế tài xử lý người vi phạm. "Nhưng làm sao để biết người đi mua rượu, bia đó chưa đủ 18 tuổi. Cơ sở kinh doanh rượu, bia phải có biện pháp kiểm tra độ tuổi bây giờ", ông Lưu nói.
Cũng góp ý về quy định cấm, ông Hà Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng, nếu cấm quảng cáo rượu, bia trên 15 độ thì rượu trắng, rượu tây bị loại ra ngoài, chỉ còn có rượu vang, như vậy có sự phân biệt đối xử không công bằng về sản phẩm.
Ông Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu băn khoăn về quy định không quảng cáo rượu, bia trong khung thời gian từ 19 - 21 giờ trên các báo hình, báo nói. Ông dẫn chứng hiện nay trong hoạt động của bóng đá thế giới việc quảng cáo bia, rượu ngay trên áo thi đấu của các cầu thủ rất nhiều. "Nếu cấm quảng cáo rượu, bia như thế này thì người dân sẽ không được xem bóng đá nữa sao?", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nói.
Chủ tịch Quốc hội cũng đặt vấn đề: "Các hãng bia tài trợ cho các đội bóng rất nhiều, tiền quảng cáo được dùng để phát triển các đội bóng, bây giờ mà không cho quảng cáo thì có được hay không".
Theo Danviet
Bệnh viện huyện Phú Vang: Thương hiệu một bệnh viện tuyến huyện Trung tâm Y tế Phú Vang (hay còn gọi là Bệnh viện huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) là một trong số ít bệnh viện trên toàn quốc đạt điểm cao, điển hình về chỉ tiêu khám chữa bệnh. BS CKII Trương Như Sơn - Giám đốc Bệnh viện là người từng được Bộ Y tế mời tham gia báo cáo...