Bộ Y tế không giấu thông tin dịch sởi!
Trước sự “phẫn nộ” của dư luận vì cho rằng bệnh sởi diễn biến trên thực tế nghiêm trọng hơn nhiều so với công bố và Bộ Y tế “né” dịch, người đứng đầu ngành y tế khẳng định: “Bộ Y tế hoàn toàn không giấu thông tin về dịch sởi”.
Sáng 16/4, sau hơn 2 tháng kể từ khi dịch sởi bùng phát ở Hà Nội, với số mắc chiếm 1/3 ca mắc trong cả nước, số tử vong chiếm trên 50% (cả nước ghi nhận trên 7.000 ca mắc, 108 ca tử vong), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến lần đầu tiên “thị sát”tình trạng bệnh nhi sởi điều trị tại BV Nhi Trung ương. Sau khi thăm các bệnh nhi phải thở máy tại khoa Truyền nhiễm, khoa Hô hấp, khoa Hồi sức tích cực, cuộc họp “kín” từ chối sự tham gia của cơ quan truyền thông cũng diễn ra ngay tại BV Nhi Trung Ương do Bộ trưởng đích thân chủ trì.
Sau 4 tiếng chờ đợi, dưới “sức ép” từ cơ quan truyền thông, người đứng đầu ngành y tế lần đầu tiên “đăng đàn”, trả lời chính thức về thông tin bệnh sởi diễn biến nóng bỏng suốt thời gian qua.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến “thị sát” tình hình điều trị bệnh nhi biến chứng nặng do sởi tại BV Nhi Trung ương. Ảnh: H.Hải
103 ca tử vong là cao bất thường!
Thưa Bộ trưởng, con số Bộ Y tế vừa công bố là trên 7.000 ca mắc, 108 trường hợp tử vong khiến dư luận hoang mang bởi trước đó, Bộ Y tế luôn khẳng định số tử vong do sởi chỉ là 25 trường hợp. Việc Bộ Y tế không công khai số mắc, chết là đang giấu dịch?
Bộ Y tế không giấu giếm bất cứ một thông tin nào về dịch sởi. Chúng tôi cung cấp thông tin một cách công khai, minh bạch, chính xác và để kết luận, chúng tôi nghe báo cáo của các cơ sở điều trị, của các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Một thực tế cho thấy là không chỉ riêng Việt Nam mà dịch sởi có số ca mắc đang tăng vì bệnh có chu kỳ tại Philippines, Trung Quốc, Nhật Bản… Tại Việt Nam hiện nay đang lặp lại chu kỳ sởi của năm 2009-2010. Tuy năm nay, tổng số mắc chưa bằng đợt dịch trước, nhưng số tử vong cao hơn.
Về con số tử vong 103 tại BV Nhi Trung ương, so với cả nước thì không cao, nhưng tập trung riêng vào bệnh viện thì số tử vong này là cao bất thường so với mọi năm. Con số này cũng không “vênh” với số tử vong mà Bộ Y tế công bố, vì trong đó có 25 ca chắc chắn tử vong hoàn toàn do sởi. Những ca còn lại là trên nền tảng bị bệnh khác và bị nhiễm sởi, hoặc mắc sởi nhẹ nhưng kèm theo các bệnh như tim bẩm sinh, não úng thủy, bại não, bệnh chuyển hóa… Dù chỉ 25 ca tử vong chắc chắn do sởi nhưng cũng là một nỗi đau đớn, chính bản thân tôi cũng thấy đau, thương xót bệnh nhi. Nếu giấu dịch Bộ Y tế đã không công bố con số này.
Bộ Y tế đưa ra lý giải như thế nào về số ca tử vong do sởi, liên quan đến sởi cao bất thường trong năm nay, lại tập trung nhiều tại tuyến điều trị cao nhất của cả nước có phải là vấn đề rất đáng ngại? Phải chăng vi rút sởi đã biến đổi ghen, tăng độc lực khiến trẻ mắc sởi diễn tiến nhanh, biến chứng nặng, thưa bà?
Tại sao số tử vong do sởi, liên quan đến sởi lại tập trung chủ yếu ở BV Nhi Trung Ương và Hà Nội? chúng tôi nhận thấy, tất cả các bệnh nhân nặng gần như tất cả của miền Bắc chỉ tập trung về Bệnh viện Nhi Trung ương, còn các bệnh viện khác rất ít, do vậy tỷ lệ tử vong tại bệnh viện này cao. Thứ hai là tại Bệnh viện Nhi Trung ương đang diễn ra tình trạng quá tải vì vậy chất lượng chắc chắn sẽ khó đảm bảo, sẽ gây nên hậu quả nhiễm trùng bệnh viện. Điều này xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới. Thế giới cũng nhận định, nếu cứ để tình trạng tập trung bệnh nhân vào một tuyến cao thì bao giờ cũng có tình trạng tử vong cao. Vì thế, hôm nay chúng tôi mời các bệnh viện đến để chia lửa và hạ hỏa bớt tình trạng quá tải bệnh nhân sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Có giãn bệnh nhân ra thì mới giảm được tử vong.
103 ca tử vong tại BV Nhi Trung Ương với 25 ca chắc chắn do sởi là một vấn đề rất đáng lo ngại. Chính vì thế Bộ Y tế đã tổ chức rất nhiều phiên họp, hôm nay mời cả Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tham gia và WHO sẽ cử chuyên gia về phòng chống nhiễm khuẩn đến làm việc với Bệnh viện Nhi Trung ương và chuyên gia về vắc xin để tăng cường vận động, tăng tỷ lệ người dân tiêm vắc xin.
Video đang HOT
Còn vi rút sởi gây bệnh ở cả hai miền Nam, Bắc đều là chủng vi rút cũ chưa có sự biến đổi về gen còn độc lực có thay đổi hay không thì chưa trả lời được vì còn phải nghiên cứu.
Có con cháu mắc sởi cũng không cho vào Bệnh viện Nhi Trung ương
Thưa bà, Hà Nội chiếm đến 30% ca mắc sởi, 50% số tử vong trong cả nước. Vậy Hà Nội cũng như các bệnh viện tuyến Trung ương có phương án gì để giảm tải những nguy cơ này, thưa bà?
Để giảm số tử vong chỉ có cách giãn bệnh nhân. Hiện nay, tại Bệnh viện Nhi Trung ương đang xảy ra tình trạng có nhiều người đưa trẻ đến khám bệnh và không chịu đưa trẻ về và bệnh viện đành phải cho nhập viện. Vì vậy, chúng tôi đang đề nghị, các bệnh nhân nhẹ cho nằm riêng hẳn một chỗ, bệnh nhân nặng một khu vực riêng. Nhưng khi đã vào đến khuôn viên bệnh viện, người dân cần đeo khẩu trang, tay rửa liên tục nhằm tránh nhiễm trùng bệnh viện.
Để “hạ nhiệt” cho bệnh viện nhi, tôi cũng đề nghị Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khoa Nhi (BV Bạch Mai) cử chuyên gia xuống các bệnh viện vệ tinh như Bệnh viện Đống Đa, Bệnh viện Thanh Nhàn, Xanh Pôn hỗ trợ, người bệnh yên tâm khám chữa tại các cơ sở này.
Chúng tôi mà có con cháu đang mắc sởi cũng không cho con vào đây. Bởi thông thường bệnh sởi là bệnh nhẹ nhưng vì vào nơi quá tải sẽ rất dễ lây thêm bệnh khác. Vì thế, người dân nên đến khám ở các cơ sở nơi gần nhất, trừ các trường hợp bị bệnh nặng mới cần vào bệnh viện tuyến cuối.
Giải pháp thứ hai là chống nhiễm khuẩn bệnh viện, mở cửa thông gió tại các khu điều trị. Người dân vào viện cần rửa tay bằng nước sát khuẩn hàng ngày.
Nhưng quan trọng nhất vẫn là giải pháp phòng bệnh là chính thông qua cách thức tiêm chủng bằng vắc xin là giải pháp cơ bản và lâu dài nhất. Hiện nay ngành y tế đang chỉ đạo tiêm rất nhiều đợt và chỉ định rộng rãi tiêm mũi 2, mũi 3. Nhưng trên thực tế, tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 đạt rất cao (97%), nhưng mũi 2 chỉ đạt 87% nên nó không bảo vệ hoàn toàn. Ngay cả việc tiêm chủng đạt tỉ lệ 100% thì bảo vệ cũng chỉ đạt 95%.
Trong đợt dịch này, tỉ lệ không nhỏ trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi. Vậy chiến lược tiêm phòng vắc xin có thay đổi, nhắm đến đối tượng này không, thưa bà?
Có rất nhiều ý kiến về việc tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi. Nhưng đến hôm nay, đại diện của WHO vẫn khuyến cáo tiêm theo đúng phác đồ cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên, còn tiêm cho trẻ dưới 9 tháng tuổi nguy cơ xảy ra nhiều tai biến.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Hồng Hải (ghi)
Theo Dantri
Đình chỉ công tác điều dưỡng viên làm rơi 5 trẻ sơ sinh
Ngày 18/7, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền đã có báo cáo gửi Thành Ủy, UBNN TP Hà Nội về vụ việc điều dưỡng viên bệnh viện phụ sản Hà Nội làm ngã 5 trẻ sơ sinh. Theo đó, điều dưỡng này đã bị tạm đình chỉ công tác.
Vẫn nặng trĩu nỗi lo
Dù các kết quả kiểm tra tại Bệnh viện Nhi Trung Ương với các xét nghiệm chụp Xquang, chụp CTScanner, siêu âm và kết luận cho thấy các trẻ hiện tại không có dấu hiệu bất thường nhưng trên gương mặt những người mẹ, gia đình các bé vẫn nặng trĩu nỗi lo.
Nỗi lo hằn sâu trên gương mặt những người mẹ trẻ. Ảnh: V. Nhung
Nằm trong phòng bệnh số 32, mắt chị Nguyễn Thị Tuyết (mẹ cháu Nguyễn Khắc Huy, 1 trong 5 cháu bị rơi từ xe đẩy xuống nền ngạch) lúc nào cũng hoe đỏ. Chị cứ lặng lẽ nằm một chỗ, nước mắt tuôn rơi, khi có ai hỏi tới, cảm xúc lại vỡ òa hơn, khóc nức nở.
Chồng chị Tuyết cho biết, cả nhà đều rất lo lắng cho em bé, trong đó, chị Tuyết là sốc nhất. Mọi người đều lo lắng nhưng cũng cố giấu trong lòng để động viên vợ, vì các cụ nói, sản phụ sau sinh khóc nhiều là bị hậu sản.
Cả 5 sản phụ hiện vẫn nằm viện, cứ 2 tiếng một lần lại lên khoa Sơ sinh cho các bé bú. "Các bé bú không được nhiều, vì mẹ nào cũng ở trong tâm trạng nặng nề, lo lắng, buồn bã khóc lóc cả ngày, ăn không ăn nổi, ngủ không ngủ nổi thì lấy đâu ra sữa", mẹ của một sản phụ cho biết.
Anh Cường, chồng chị Tuyết cho biết, hình ảnh các bé sơ sinh nằm lăn lóc dưới dàn nhà, các cháu khóc ré lên, những ai đã nhìn thấy thì không bao giờ quên được. "Nhìn thấy các cháu dưới nền gạch cứng, tim mình chết đứng, vội lao ra, không còn kịp nhận ra bé nào là con mình, mọi người đều cố gắng nhấc các cháu lên. Bé nào cũng khóc ngằn ngặt. Khi đỡ được các con lên, nhìn quanh không còn thấy cô điều dưỡng Trần Thị Vân Anh đâu nữa", anh Cường nhói đau khi nhớ lại giây phút kinh hoàng.
Đến hôm nay, các gia đình vẫn rất bất bình với thái độ của điều dưỡng Vân Anh khi cô này vào đón các con đi tắm. "Tình tiết là như vậy, sáng 14/7, tôi đang ở phòng với vợ thì có cô điều dưỡng vào phòng đón 5 cháu ra đi tắm. Khi quay ra, cô vùng vằng với một sản phụ Bắc Giang, cầm cái tã quăng lên xe còn trùm vào mặt một bé. Cô sản phụ người Bắc Giang còn chạy lại giật cái tã ra. Điều dưỡng này vùng vằng, đẩy xe ra rồi đóng rầm cửa một cái. Vừa lúc đó, nghe tiếng rầm nữa, cùng tiếng trẻ con khóc ré, mọi người ào ra thì các cháu đã nằm lăn lóc dưới đất. Chúng nó đều khóc ré lên. Thương xót các con quá, bọn trẻ vừa mới sinh được 1 - 2 ngày, cơ thể mềm yếu, nhất là cái đầu nặng nhất, tiếp đất từ độ cao như thế, hỏi chúng tôi làm sao không lo lắng. Đây là thái độ của người điều dưỡng, chứ không phải cô ấy sơ xuất trượt chân ngã", chồng một sản phụ bức xúc nói.
Hơn nữa, theo phản ánh của các gia đình này, biên bản đã được lập không phản ánh đúng sự thật. Do khi xảy ra sự việc, các gia đình đều bấn loạn đưa các bé sang viện nhi khám, khi ở nhà, người nhà kí vào biên bản đó. "Chúng tôi đang làm đơn kiến nghị lại để cơ quan chức năng đánh giá tình tiết mà cô điều dưỡng này đánh ngã các cháu và vì sao khi các con vừa ngã đã không thấy mặt cô điều dưỡng này đâu".
Thêm một hành động của điều dưỡng Vân Anh làm 4 gia đình rất bất bình. Sau khi xảy ra sự việc, điều dưỡng này cùng gia đình, các bác sĩ ở khoa vào thăm bệnh nhân, nhưng chỉ xách một túi quà thăm một giường bệnh nhân nặng nhất, 4 bệnh nhân còn lại coi như không có gì xảy ra. "Không có bất cứ lời hỏi thăm nào tới các bé. Chúng tôi không nhìn vào gói quà, không trông mong gói quà đó mà nhìn vào thái độ của điều dưỡng này với sự việc nghiêm trọng mà chính cô ta gây ra", anh Cường bức xúc.
Nỗi đau vẫn chưa nguôi trên khuôn mặt những người mẹ trẻ, khi những đứa con vừa mới lọt lòng của mình bị đánh rơi ngay trong bệnh viện. "Không buồn, không lo sao được. Con mình mang nặng đẻ đau, sinh ra lành lặn, bỗng dưng lại bị ngã từ độ cao như thế. Bất cứ người phụ nữ nào cũng lo lắng cho con. Con mình ở nhà, rơi từ giường xuống đất (độ cao chỉ 30 - 40cm) còn lo lắng mất mấy tháng giời, nữa là các bé bị rơi từ xe đẩy cao như vậy xuống nền gạch cứng", một sản phụ nằm cùng khoa A3 với các bệnh nhân chia sẻ.
Kết quả kiểm tra tại Viện Nhi ở thời điểm này chưa phát hiện gì bất thường. Còn hỏi về sau các bác sĩ không dám khẳng định. Và các mẹ, gia đình người mẹ thì vẫn nặng trĩu nỗi lo, còn điều dưỡng Vân Anh chưa một lần lên tiếng, gặp gỡ chia sẻ với các gia đình.
Đình chỉ công tác điều dưỡng
Sự việc diễn ra đã được 4 ngày nay và hiện tại, cả 5 bé sơ sinh bị rơi từ xe đẩy xuống đất vẫn đang được theo dõi tại khoa Sơ sinh của bệnh viện. Mẹ các bé vẫn đang nằm điều trị tại phòng bệnh, với tâm trạng rất nặng nề, lo lắng cho các con.
Theo Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội, các cháu đã ổn định sức khỏe
và có thể xuất viện. Ảnh: V. Nhung
Theo báo cáo tóm tắt mà BV Phụ sản Hà Nội gửi Sở Y tế Hà Nội, nguyên nhân vụ việc là khi đón các cháu đi tắm bằng xe đẩy, khi đi qua đoạn dốc trước cửa phòng 32, điều dưỡng Trần Thị Vân Anh bị trượt chân, làm nghiêng và đổ xe sơ sinh, 5 sơ sinh số: 19024, 18252, 18193, 18299, 19566 đã bị ngã xuống nền gạch.
Ban Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội cũng đã tạm đình chỉ công tác chuyên môn đối với điều dưỡng Trần Thị Vân Anh để chờ kết luận chính thức của hội đồng kỷ luật bệnh viện.
Yêu cầu khoa A3 và điều dưỡng Trần Thị Vân Anh viết bản tường trình, tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của cá nhân và tập thể liên quan (nếu có), rà soát lại quy trình chăm sóc trẻ. Yêu cầu kiểm điểm và rút kinh nghiệm chuyên môn toàn bệnh viện. Yêu cầu các khoa lâm sàng rà soát lại toàn bộ quy trình chuyên môn.
Ngay sau khi nhận báo cáo về vụ việc, Sở Y tế Hà Nội đã thành lập tổ công tác xuống bệnh viện xem xét nắm tình hình và chỉ đạo bệnh viện. Yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của cá nhân và những người liên quan, xử lý và báo cáo Sở Y tế trước ngày 19/7/2013.
Phối hợp với gia đình các cháu để theo dõi và chăm sóc sức khỏe. Rà soát lại quy trình chuyên môn, quy chế bệnh viện, thay đổi, bổ sung trang thiết bị, xe đẩy, hệ thống đường hành lang, đường nội bộ bệnh viện để chỉnh sửa tạo điều kiện chăm sóc, phục vụ bà mẹ, trẻ em tốt nhất.
Sở Y tế cũng yêu cầu bệnh viện tiếp tục tăng cường tập huấn kỹ năng chăm sóc người bệnh và chấn chỉnh phong cách giao tiếp ứng xử của cán bộ nhân viên.
Theo Dantri
Trẻ nhỏ, phụ huynh vạ vật hành lang bệnh viện Phụ huynh cùng trẻ nhỏ phải ăn ngủ ngoài hành lang khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai, trong khi tại Viện Nhi Trung ương, tình thế luôn "căng như dây đàn". Kể từ khi dịch sởi lây lan ra nhiều tỉnh thành, các phòng ở khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) luôn chật cứng bệnh nhi và phụ huynh. Mỗi giường...