Bộ Y tế: Không dùng buồng khử khuẩn toàn thân để phòng Covid-19 vì chưa rõ hiệu quả, tính an toàn
Thời gian vừa qua, tại một số cơ quan hay nhiều hội nghị đã lắp đặt buồng khử khuẩn toàn thân để sử dụng phòng bệnh Covid-19 với nhân viên, hành khách, song theo Bộ Y tế thì phương pháp này vẫn chưa được kiểm chứng.
Nhiều đơn vị đã lắp đặt và sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân để phòng Covid-19
Theo thông tin từ Bộ Y tế vào tối nay, 26-3, trong thời gian vừa qua đã có nhiều tổ chức, cá nhân đề xuất sáng kiến về các giải pháp hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19. Đặc biệt, Bộ Y tế nhận được đề xuất nghiên cứu của đơn vị trực thuộc về buồng khử khuẩn toàn thân di động.
Tuy nhiên, đề xuất này chưa được Hội đồng khoa học cấp Bộ Y tế thông qua do chưa đủ tài liệu minh chứng và cần được đánh giá về hiệu quả diệt virus cũng như an toàn đối với người sử dụng.
Về công dụng của buồng khử khuẩn, theo Bộ Y tế, hiện không có khuyến cáo dùng ozone để khử khuẩn quần áo, da người trong điều kiện bình thường.
Bên cạnh đó, cũng chưa có nghiên cứu nào được công bố chỉ ra dung dịch clo hoạt tính dạng phun sương của Buồng khử khuẩn có tác dụng khử khuẩn quần áo, da người trong vòng 30 giây.
Video đang HOT
Clo hoạt tính dạng phun sương dễ xâm nhập vào đường hô hấp và phổi gây hại cho con người khi hít phải. Tổ chức Y tế thế giới không khuyến cáo áp dụng phương pháp phun sương trong khử khuẩn bề mặt.
Bộ Y tế đề nghị, trong thời gian Bộ Y tế xem xét, đánh giá, các tổ chức, cá nhân không nên sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân để đảm bảo an toàn.
Tương tự, Bộ Y tế cũng đề nghị các cơ sở y tế không sử dụng phòng áp lực âm để phòng chống, điều trị bệnh Covid-19. Theo Bộ Y tế, phòng áp lực âm là một phương pháp cách ly được sử dụng trong các bệnh viện để ngăn chặn sự lây nhiễm chéo chứ không phải dùng để điều trị bệnh.
Cụ thể, phòng áp lực âm chỉ làm giảm lượng virus có trong không khí mà không có khả năng diệt virus. Ngoài ra, khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện sẽ phát tán các giọt bắn có chứa virus và vẫn còn một lượng virus này bám trên các bề mặt trong phòng mà không bị hút theo luồng không khí. Do vậy, phòng áp lực âm vẫn có nguy cơ lây nhiễm virus cho nhân viên y tế, người chăm sóc bệnh nhân.
Hiện chi phí xây dựng một phòng áp lực âm rất lớn, việc xây dựng phức tạp, tốn nhiều thời gian, quy trình vận hành để đảm bảo không xảy ra hiện tượng đảo ngược chiều luồng không khí và xử lý bộ lọc an toàn thì tốn kém và đòi hỏi kỹ thuật cao.
Đặc biệt, mỗi phòng áp lực âm hiện chỉ có thể sử dụng cho một bệnh nhân. Vì vậy, trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay, việc thiết kế, xây dựng, lắp đặt và đào tạo để vận hành phòng áp lực âm sẽ không đáp ứng kịp thời yêu cầu chống dịch Covid-19.
Bộ Y tế đề nghị, các bệnh viện chưa có Phòng áp lực âm nên tập trung thực hiện các biện pháp cách ly bệnh nhân nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả như bố trí phòng cách ly bệnh nhân thông thoáng, sử dụng thông khí hỗn hợp hoặc thông khí tự nhiên… theo đúng hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh Covid-19 trong cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y tế và đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn tốt.
Nhóm kỹ sư trẻ sân bay Nội Bài làm buồng khử khuẩn toàn thân
Ngày 24-3, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài chính thức đưa vào sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân do nhóm kỹ sư trẻ thuộc Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật hàng không Nội Bài chế tạo.
Cán bộ, nhân viên tòa nhà điều hành Cảng hàng không quốc tế Nội Bài sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân do nhóm kỹ sư của đơn vị này sản xuất - Ảnh: PHAN CÔNG
Buồng khử khuẩn hiện đặt tại tòa nhà điều hành của đơn vị và sẽ được lắp đặt tại nhà ga trong thời gian tới để phục vụ hành khách.
Kỹ sư Nguyễn Trường Giang - Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Nội Bài thuộc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, trưởng nhóm kỹ sư chế tạo buồng khử khuẩn, cho biết anh cùng 10 kỹ sư trẻ trong nhóm đã lên kế hoạch chi tiết để tự sản xuất buồng khử khuẩn toàn thân để chống dịch COVID-19.
Sau 3 ngày miệt mài làm không kể giờ giấc, sản phẩm đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng.
Buồng khử khuẩn toàn thân này sử dụng dung dịch muối ion dạng phun sương mịn trong buồng kín. Khi có người đi vào, thiết bị cảm biến sẽ kích hoạt phun sương tự động 30 giây mỗi lần. Sương được phun 360 độ đảm bảo dung dịch dạng sương phủ kín toàn thân, giúp khử khuẩn tối đa, nhanh và an toàn cho người.
Dung dịch muối ion dùng để phun diệt khuẩn là loại đã được kiểm định, được Bộ Y tế khuyên dùng.
Theo kỹ sư Nguyễn Trường Giang, khó khăn lớn nhất của nhóm trong quá trình sản xuất thiết bị là mua sắm vật tư liên quan đến phòng dịch, lý do là mặt hàng này khan hiếm do nhu cầu của các thị trường. Ngoài ra, khâu hiệu chỉnh thiết bị cũng tốn nhiều thời gian.
Ông Nguyễn Đức Hùng - phó tổng Giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam kiêm Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cho biết sau thành công của buồng khử khuẩn đầu tiên, nhóm kỹ sư của Cảng sẽ tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng để đặt tại các đơn vị trực thuộc và tại nhà ga để phục vụ hành khách.
Theo ông Hùng, với tinh thần chung tay với cộng đồng để chống dịch, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẵn sàng chia sẻ công nghệ cho các đơn vị có nhu cầu sản xuất buồng khử khuẩn toàn thân.
TUẤN PHÙNG
TP.HCM sáng chế buồng khử khuẩn toàn thân phòng ngừa Covid-19 Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ, thuộc Thành đoàn TP.HCM đã cho ra mắt chiếc buồng khử khuẩn toàn thân. Chiếc buồng dễ dàng tháo lắp, đặt ở nơi ra vào đông người được kỳ vọng giúp phòng ngừa lây lan dịch Covid-19 hiệu quả. Buồng khử khuẩn toàn thân do TP.HCM sáng chế. Ảnh: B.D. Buồng khử khuẩn...