Bộ Y tế khẳng định việc sử dụng muối I ốt không gây bệnh cường giáp
Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối I ốt, bao gồm muối I ốt dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm…
Ảnh minh họa.
Ngày 7/11, Bộ Y tế đã phản hồi những thông tin xoanh quanh việc cho rằng quy định toàn dân sử dụng muối I ốt tại Việt Nam sẽ dẫn đến nguy cơ cường giáp, hoặc các bệnh lý khác cho người thừa I ốt.
NGƯỜI VIỆT VẪN ĂN ÍT MUỐI I ỐT SO VỚI KHUYẾN NGHỊ
Theo Bộ Y tế, lập luận thiếu cơ sở khoa học, bằng chứng của một số cá nhân, doanh nghiệp trong thời gian qua đưa ra gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng không tốt đến các nỗ lực của ngành Y tế trong phòng, chống các các rối loạn thiếu I ốt.
“Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối I ốt, bao gồm muối I ốt dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm. Tại Việt Nam chưa bao giờ có trường hợp người dân thừa I ốt”, Bộ Y tế nêu rõ.
Theo báo cáo của Bệnh viện Nội tiết Trung ương và Viện Dinh dưỡng, hiện nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân thừa I ốt. Kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020, cho thấy ở tất cả các nhóm đối tượng, mức trung vị I ốt niệu đều thấp hơn so với khuyến cáo.
Tỷ lệ người có nồng độ I ốt niệu vượt quá ngưỡng 300 ppm là 0% (ngưỡng> 300ppm là ngưỡng có I ốt niệu cao). Với kết quả này, Bộ Y tế khẳng định quần thể người dân Việt Nam vẫn còn chưa đạt đủ lượng I ốt tiêu thụ hằng ngày so với khuyến nghị. Cho đến nay, chưa có một y văn nào đề cập đến chương trình sử dụng muối I ốt toàn dân (từ năm 1994 đến nay) dẫn đến hệ quả về bệnh lý tuyến giáp.
Video đang HOT
Bộ Y tế cho biết bản thân thiếu I ốt hoặc I ốt cao gây ra các bệnh về tuyến giáp cũng được xếp vào hậu quả của thiếu I ốt, đây là đán.h giá xếp loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trên vùng thiếu I ốt nặng sẽ gây ra tăng tỷ lệ cường giáp trên những nhân tuyến giáp tự miễn, và trên những người bị cường giáp dưới lâm sàng khi thực hiện bổ sung I ốt.
Theo WHO, sau 5-10 năm bổ sung I ốt thường xuyên, thì tỷ lệ mắc cường giáp sẽ suy giảm, tương ứng với những vùng không bị thiếu I ốt. Cường giáp là bệnh tự miễn, điều trị nội khoa bằng thuố.c kháng giáp trạng tổng hợp là chủ yếu. Nếu điều trị nội khoa thất bại, hoặc yếu tố miễn dịch vẫn còn cao sau thời gian dài điều trị nội khoa, thì nên lựa chọn phẫu thuật hoặc điều trị xạ.
Ung thư tuyến giáp là bệnh ác tính thường gặp nhất của hệ nội tiết, đang có xu hướng gia tăng trên toàn cầu. Theo số liệu năm 2020 của Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (IARC), ung thư tuyến giáp đứng hàng 11 về số ca mắc mới ung thư, chiếm 3% trong tổng số ca mắc mới của tất cả các loại ung thư.
Tại Việt Nam, theo số liệu của GLOBOCAN (một dự án của Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư) năm 2020, cũng như tình hình trên thế giới, ung thư tuyến giáp đứng hàng thứ 10 về số ca mắc mới, đứng thứ 6 ở nữ giới về tỷ lệ mắc mới trong tất các loại ung thư, gấp 4 lần so với nam giới.
Nguyên nhân ung thư tăng do sự phát triển phát triển kỹ thuật và ý thức của người dân khám phát hiện sớm. Chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định thừa I ốt gây ra ung thư tuyến giáp.
Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan nghiên cứu khác nhấn mạnh rằng tăng cường vi chất dinh dưỡng trên quy mô lớn là một biện pháp can thiệp y tế công cộng hiệu quả, nhằm ngăn ngừa thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, phù hợp với cam kết chung Thập kỷ Hành động vì Dinh dưỡng của Liên Hợp Quốc, và các khuyến nghị hiện tại của WHO.
Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh việc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm để giải quyết tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng phổ biến trên toàn cầu, không dẫn đến bất kỳ nguy cơ nào về độc tính, hay bổ sung quá mức.
ĐỀ XUẤT BẮT BUỘC TĂNG CƯỜNG VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀO THỰC PHẨM
Bộ Y tế cho biết trước ý kiến, kiến nghị liên quan đến việc sử dụng muối tăng cường I ốt bị biến đổi về màu sắc, mùi vị, hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng của Hiệp hội, hội về thực phẩm trong thực hiện Nghị định số 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, Bộ đã có công văn trả lời ý kiến của doanh nghiệp trong triển khai Nghị định này.
Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Ảnh minh họa.
Nội dung công văn có nêu rõ: “Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm và Vụ Pháp chế) chủ động tiếp nhận, hoan nghênh mọi thông tin, phản ánh của doanh nghiệp kèm theo các bằng chứng khoa học, để có phương an giải quyết kịp thời theo thẩm quyền. Hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết nếu sản ph ẩm thực phẩm có sử dụng muối tăng cường I ốt bị biến đổi về màu sắc, mùi vị, hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng”.
Tuy nhiên 8 năm nay, Bộ Y tế chưa nhận được bất kỳ bằng chứng khoa học nào của doanh nghiệp liên quan đến việc sử dụng muối tăng cường I ốt bị biến đổi về màu sắc, mùi vị, hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng.
“Như vậy, các kiến nghị không chính xác, không có cơ sở khoa học của doanh nghiệp trước đó là cản trở, đã dẫn đến chậm thực thi Nghị định số 09/2016/NĐ-CP trong 8 năm”, Bộ Y tế cho hay.
Chính vì kiến nghị của doanh nghiệp, mà ngày 15/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19/2018/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo.
Trong đó, có giao nhiệm vụ cho Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09/2016/NĐ-CP, theo hướng chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng sử dụng muối I ốt.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu. Kết quả 2 lần đều cho thấy thực trạng thiếu hụt I ốt của người dân vẫn ở ngưỡng cộng đồng.
Do đó, WHO, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Mạng lưới I ốt toàn cầu, HealthBridge Canada, Bộ Y tế, và một số chuyên gia bảo vệ sức khỏe khuyến cáo mạnh mẽ Chính phủ giữ nguyên các quy định bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm tại Nghị định 09/2016-NĐ-CP.
Tại buổi làm việc với doanh nghiệp vào cuối tháng 10 vừa qua, Lãnh đạo Bộ Y tế cũng có ý kiến sẵn sàng phối hợp với các doanh nghiệp, để tiến hành nghiên cứu thực tế tại cơ sở sản xuất có sử dụng muối I ốt trong chế biến thực phẩm, nhằm làm rõ về ảnh hưởng của muối I ốt đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
“Trường hợp bằng chứng khoa học cho thấy việc sử dụng muối I ốt làm thực phẩm bị biến đổi về màu sắc, mùi vị, hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng, sẽ đề nghị Chính phủ loại trừ đối với các sản phẩm này trong Nghị định”, Bộ Y tế khẳng định.
Hàn Quốc: Các bệnh viện lớn bị thua lỗ nặng do cuộc đình công kéo dài của các bác sĩ
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, số liệu do Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc công bố ngày 17/10, cho thấy mức lỗ ròng trung bình phát sinh trong 6 tháng đầu năm nay tại 12 bệnh viện đa khoa trực thuộc các trường đại học công của nước này là 27,82 tỷ won (tương đương khoảng 20,30 triệu USD).
Tình trạng thiếu nhân viên y tế tại bệnh viện ở Daegu, Hàn Quốc ngày 27/2/2024. Ảnh minh họa: YONHAP/TTXVN
Cụ thể, mức lỗ ròng trung bình tại mỗi bệnh viện tăng 19,26 tỷ won so với mức lỗ ròng khoảng 8,56 tỷ won cùng kỳ năm ngoái, điều này cho thấy tình hình tài chính của các tổ chức y tế lớn đã xấu đi đáng kể.
Bệnh viện Đại học quốc gia Seoul (SNUH) ghi nhận mức thâm hụt 162,8 tỷ won (khoảng 118 triệu USD), mức lớn nhất trong số các bệnh viện đa khoa nhà nước khác trực thuộc các trường đại học công. Ngoài SNUH, 3 bệnh viện khác lớn nhất Hàn Quốc là Trung tâm Y tế Asan, bệnh viện Severance và bệnh viện St. Mary Seoul cũng đã ghi nhận lỗ ròng tổng cộng 213,5 tỷ won trong nửa đầu năm nay. Đối với các bệnh viện đa khoa do các trường đại học tư nhân quản lý, ít nhất 17 bệnh viện đã báo cáo tình trạng thua lỗ trong 6 tháng đầu năm nay với mức lỗ ròng mỗi bệnh viện là 3,37 tỷ won, trong khi cùng kỳ năm ngoái, thu nhập ròng trung bình của những bệnh viện này là 6,98 tỷ won.
Việc các bệnh viện ở Hàn Quốc bị thua lỗ nặng là do cuộc đình công của các bác sĩ trẻ tuổ.i phản đối việc chính phủ tăng chỉ tiêu tuyển sinh cho ngành y kéo dài từ tháng 2 năm nay, khiến các bệnh viện phải thu hẹp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các trung tâm y tế tư nhân trên toàn quốc, từ khu vực Seoul rộng lớn đến các tỉnh, thành khác.
Trong một diễn biến khác liên quan, Văn phòng tổng thống Hàn Quốc cùng ngày cho biết không thể sửa đổi chỉ tiêu tuyển sinh trường Y cho năm học 2025 vì việc thay đổi quy mô tuyển sinh phải được hoàn tất chậm nhất là vào tháng 5/2025. Hiện các trường đại học Y của nước này đã bắt đầu nhận đơn đăng ký và sàng lọc sinh viên ứng tuyển.
Theo văn phòng trên, Chính phủ Hàn Quốc sẵn sàng điều chỉnh quy mô tuyển sinh cho các lớp mới vào năm học 2026, theo đó, văn phòng này có kế hoạch bổ sung gần 400 suất vào số lượng tuyển sinh năm 2026 từ chỉ tiêu tuyển sinh năm 2025 đang diễn ra để hoàn thành chiến dịch bổ sung 2.000 suất vào các trường đại học Y trên toàn quốc. Việc điều chỉnh này sẽ hoàn tất vào tháng 5 năm tới.
Dịch sốt xuất huyết ở châu Mỹ bùng phát ở mức kỷ lục 97% các trường hợp bệnh nhân t.ử von.g tập trung tại 6 quốc gia Nam Mỹ gồm Brazil (5.303), Argentina (408), Peru, Colombia, Paraguay và Ecuador. Ảnh minh họa. Ngày 8/10, Tổ chức y tế liên Mỹ cảnh báo số ca sốt xuất huyết được ghi nhận ở châu Mỹ trong 8 tháng đầu năm nay đã lên tới 11,733 triệu người, tăng...