Bộ Y tế hướng dẫn phòng chống dịch bệnh mùa mưa bão
Bộ Y tế cho biết, trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải,… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.
Bước vào đợt mưa, bão lớn xảy ra ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, gây lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, đặc biệt tại các tỉnh miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung. Đây cũng là thời điểm các nguy cơ dịch bệnh mùa mưa lũ đe dọa sức khỏe cộng đồng.
Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải,… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.
Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ,…
Để chủ động phòng tránh dịch trong mùa mưa bão, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như sau:
1. Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.
2. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
3. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
Video đang HOT
4. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng
5. Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày
6. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế
7. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế
8. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Khó chịu với đau mắt đỏ
Hiện nay thời tiết đang chuyển mùa, diễn biến phức tạp khiến khá nhiều địa phương xuất hiện bệnh đau mắt đỏ. Vì nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng khá cao nên các chuyên gia y tế đã đưa ra khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa căn bệnh dễ lây này.
Ảnh minh họa.
Chưa có vaccine phòng bệnh
Những ngày gần đây, số bệnh nhân đi khám đau mắt đỏ tăng đột biến. Riêng tại tại Bệnh viện Mắt trung ương, số bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám và điều trị chiếm khoảng 11-12% tổng số bệnh nhân của toàn bệnh viện. Theo nhận định của các bác sĩ nhãn khoa, thực tế, số người mắc bệnh trong cộng đồng còn nhiều hơn vì phần lớn không đi khám mà tự chữa tại nhà.
Theo ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, đau mắt đỏ là bệnh rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Đến nay chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus, hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra.
Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa... là những thời điểm mà cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối... cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch.
Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa. Đây là những thời điểm mà cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối... cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch.
Dấu hiệu cơ bản của bệnh đau mắt đỏ là mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai. Triệu chứng thường gặp là người bị bệnh cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát trong mắt. Mắt nhiều ghèn, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều ghèn dính chặt. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ do cương tụ mạch máu, đau nhức, nổi cộm, chảy nước mắt.
Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (lớp màng dai trắng khi lật mi lên mới thấy) thường lâu khỏi hơn. Người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai. Thông thường người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm, nhưng nếu để bệnh nặng, mắt có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc... thì sẽ gây khó khăn hơn trong điều trị.
Các chuyên gia nhãn khoa ở Viện Mắt trung ương cũng cảnh báo, một số trường hợp nặng gây ra viêm kết mạc có giả mạc. Giả mạc là màng viêm màu trắng đục, bám vào mặt sau của mi mắt và chỉ nhìn thấy khi lật mi lên. Khi có giả mạc chứng tỏ sức đề kháng của mắt đã yếu, bệnh đang có chiều hướng nặng thêm và độc tính của virus cao. Những trường hợp này mắt sưng rất nặng và kéo dài do giả mạc bít vào mặt sau mắt làm cho thuốc không ngấm vào được tổ chức bệnh. Do vậy cần có sự can thiệp của bác sĩ giúp bóc bỏ lớp màng để thuốc phát huy tác dụng. Cả trẻ em và người lớn đều có nguy cơ mắc phải viêm kết mạc có giả mạc.
Trước nguy cơ bùng phát bệnh đau mắt đỏ, PGS.TS Cung Hồng Sơn - Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt trung ương khuyến cáo bệnh nhân nên bình tĩnh đi khám các bác sĩ chuyên khoa để phát hiện đúng bệnh vì bệnh viêm kết màng cấp - viêm đau mắt đỏ - rất dễ nhầm với viêm màng bồ đào cấp và nếu diễn biến nặng có thể trở thành bệnh viêm mủ nội nhãn. Tiên lượng của viêm mủ nội nhãn rất nặng và khả năng giữ được thị giác rất là ít.
Bệnh viêm màng bồ đào cấp cũng có những triệu chứng tương tự như bệnh đau mắt đỏ, nhưng có một số triệu chứng hơi khác như là nhức nhiều hơn, mắt mờ nhiều hơn và khi khám bác sĩ sẽ có những phát hiện khác trong mắt mà bệnh nhân không biết. Chính vì thế, bệnh nhân không nên tự mua thuốc tự điều trị và cần đến gặp bác sĩ khám. Bên cạnh đó, không phải thuốc nào cũng có thể tra vào mắt, nếu bệnh nhân tự ý dùng thuốc có thể gặp phải những loại thuốc chống chỉ định, từ đó dẫn đến những hậu quả khôn lường, có người bị giảm cơ quan thị giác, thậm chí bị mù.
Tuyệt đối không đắp lá trầu, lá dâu
Về nguy cơ lây bệnh, BS Lê Xuân Thủy- Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay; cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của nguời bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt...; dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối...
Khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ, người bệnh cần tuân thủ những điều sau: Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần/ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại; không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn; tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác. Ngoài ra, mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường vài ngày và người bệnh vẫn có thể là nguồn lây bệnh sau khi đã khỏi bệnh một tuần. Vì vậy cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh.
Để phòng bệnh, cần chủ động thực hiện các biện pháp: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng. Không dùng chung vật dụng cá nhân như lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang...
Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đau mắt đỏ cần phải đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị. Tuyệt đối không đắp các loại lá vào mắt như lá trầu, lá dâu... Mặc dù trong lá trầu, lá dâu có thành phần kháng khuẩn, nhưng chưa được kiểm nghiệm lâm sàng trên thực tế, vì vậy, việc đắp lá trầu, lá dâu lên mắt có thể gây biến chứng, khiến bệnh nặng hơn.
Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng.
Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua: Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus.
Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại, đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt...
Dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối. Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi. Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, miệng.
Cha mẹ cần làm gì khi đưa trẻ đi tiêm phòng mùa dịch COVID-19? Theo chuyên gia về tiêm chủng và phòng chống dịch bệnh, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều sau khi đưa trẻ đi tiêm phòng mùa dịch COVID - 19. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID - 19, các bậc cha mẹ đang lo lắng bé yêu không được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch nhưng lại băn khoăn...