Bộ Y tế hướng dẫn nguyên tắc phòng chống bệnh trong mùa mưa lũ

Theo dõi VGT trên

Mùa mưa lũ không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và vật trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển, gây bệnh cho con người.

Hiện nay, cả nước đang bước vào mùa mưa lũ của năm 2024. Đây là thời điểm phát sinh ô nhiễm, nguy cơ gây dịch bệnh. Hơn nữa, mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và vật trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển, gây bệnh cho con người. Những dịch bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa lũ như: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết

Bộ Y tế hướng dẫn nguyên tắc phòng chống bệnh trong mùa mưa lũ - Hình 1

Bệnh ngoài da là một trong những căn bệnh phát sinh trong mùa mưa lũ – Ảnh: PV

Trước tình hình trên, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị và người dân chủ động tham gia thực hiện các biện pháp dự phòng để đảm bảo an toàn trước mùa mưa và khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt; tìm hiểu thông tin và chủ động thực hiện khuyến cáo về các biện pháp giữ an toàn trong mưa lũ và ngập lụt, các biện pháp phòng chống tai nạn, dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa bão lũ của các cơ quan y tế và chính quyền.

Ngoài ra, Bộ Y tế khuyến cáo người dân lựa chọn và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh; thực hiện “ăn chín uống sôi”; thường xuyên rửa tay với xà phòng ; vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn; tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng; mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.

Dọn dẹp thau rửa, bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế; thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đó; thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế; khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

Đối với các dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa bão như: tiêu chảy do vi khuẩn E. coli, tả, lỵ, thương hàn, bệnh viêm gan A…, Bộ Y tế khuyến cáo người dân xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; đảm bảo đủ nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; xử lý tốt nguồn phân, chất thải, rác thải và xác động vật chết; uống hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh khi có chỉ định đối với các bệnh đã có vắc xin.

Để phòng, chống bệnh đường hô hấp như: cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp… người dân cần giữ ấm khi thời tiết lạnh, nhất là trẻ em và người già; hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp; đảm bảo đủ dinh dưỡng; chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng và tử vong.

Đối với các bệnh về mắt như: đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ… người dân không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn; không để trẻ em tắm gội, chơi đùa với nước bẩn; rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; không dùng chung khăn mặt và chậu chung với người bị đau mắt đỏ; tra thuốc nhỏ mắt (Chloramphenicol 0,4% hoặc Argirol 1%) cho tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn; đồng thời chú ý diệt ruồi vì ruồi truyền bệnh đau mắt đỏ từ người bệnh sang người lành.

Đối với các bệnh ngoài da như: nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt… người dân không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn.

Nếu không có nước giếng đã được khử trùng thì phải đánh phèn hoặc lọc nước bằng cát; không mặc áo quần ẩm ướt; không bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập vì nước rất bẩn, không chỉ gây bệnh ngoài da mà còn gây ra bệnh đường tiêu hóa do nuốt phải nước bẩn; hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng, nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.

Căn bệnh thường gặp nhất ở mùa mưa chính là sốt xuất huyết. Để phòng chống căn bệnh này, người dân cần ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày; diệt lăng quăng, bọ gậy, xử lý các dụng cụ chứa nước không cho muỗi đẻ trứng; phun hóa chất diệt muỗi ở các nơi có nguy cơ cao hoặc khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết. Khi bị sốt thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không được tự ý điều trị tại nhà.

Video đang HOT

Nguy cơ dịch truyền nhiễm bùng phát sau mưa lũ

Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết...

Tăng nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm

Ngày 5/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội thông tin trong tuần, CDC Hà Nội thực hiện giám sát công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh tại các quận, huyện ngập lụt tại 7 xã thuộc 3 huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Mỹ Đức.

Các hộ gia đình khu vực ngập lụt thực hiện vệ sinh môi trường thường xuyên đường làng ngõ xóm, nước rút đến đâu vệ sinh tới đó, rác thải được thu gom và vận chuyển công cộng trong tuần.

Các địa phương đã tổ chức 27 chiến dịch vệ sinh môi trường, kiểm tra phòng chống dịch tại 102.111 hộ gia đình và 777 khu vực khác như trường học, công cộng...; xử lý 12.190 dụng cụ chứa nước có bọ gậy.

Trong tuần tới, Hà Nội thực hiện giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh, tổ chức điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch; tổ chức điều tra, xử lý triệt để ca bệnh, ổ dịch được ghi nhận trong tuần, không để ổ dịch bùng phát rộng.

Trong tuần qua (từ ngày 26/7 đến ngày 2/8), toàn thành phố ghi nhận 171 ca mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân phân bố tại 23 quận, huyện. Một số nơi ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Đan Phượng, Hà Đông, Thạch Thất, Phúc Thọ.

Nguy cơ dịch truyền nhiễm bùng phát sau mưa lũ - Hình 1

Sau mưa lũ, nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh truyền nhiễm là thường trực.

Trong tuần qua, Hà Nội cũng ghi nhận 8 ổ dịch sốt xuất huyết tại Đan Phượng, Phúc Thọ, Bắc Từ Liêm, Thạch Thất, Quốc Oai; giảm 2 ổ dịch so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, thành phố ghi nhận 57 ổ dịch, còn 20 ổ dịch đang hoạt động.

CDC Hà Nội đã cử đội chống dịch cơ động phối hợp với đơn vị liên quan giám sát công tác điều tra, xử lý ổ dịch sốt xuất huyết tại các điểm nóng.

Tuần qua, Hà Nội ghi nhận 40 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng 12 ca so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, thành phốghi nhận 1.749 ca mắc bệnh tay chân miệng. Về ổ dịch tay chân miệng, trong tuần qua thành phố ghi nhận 2 ổ dịch tại Nam Hồng, Đông Anh và Trần Phú, Hoàng Mai; cộng dồn năm 2024 ghi nhận 41 ổ dịch, hiện còn 2 ổ dịch đang hoạt động.

Về bệnh ho gà, Hà Nội ghi nhận 10 ca mắc ho gà, tăng 3 ca so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, toàn thành phố ghi nhận 210 ca mắc tại 29 quận, huyện, thị xã. Các ca bệnh xuất hiện rải rác, chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vắc-xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Bên canh đó, từ ngày 25/7 đến 30/7, trên địa bàn huyện Sóc Sơn đã ghi nhận 3 ổ dịch dại trên chó ở 3 xã: Minh Phú, Hiền Ninh, Thanh Xuân; đã ghi nhận 10 người phơi nhiễm với 3 con chó dại.

Các trường hợp này đã được xử lý vết thương, tư vấn tiêm chủng vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại theo đúng quy định, tiếp tục theo dõi sức khỏe.

CDC Hà Nội nhận định tình hình bệnh dại đang có diễn biến phức tạp trên động vật. Trong tuần ghi nhận thêm 3 ổ dịch dại trên chó tại Sóc Sơn, tổng cộng từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 6 ổ dịch dại trên chó đều tại huyện Sóc Sơn gồm: Minh Trí, Hồng Kỳ, Đức Hòa, Minh Phú, Hiền Ninh, Thanh Xuân.

TP cũng ghi nhận 1 ca mắc liên cầu lợn tại Quốc Oai. Các dịch bệnh khác như não mô cầu, sởi, rubella, viêm não Nhật Bản không ghi nhận trong tuần.

Để phòng chống dịch, Sở Y tế Hà Nội hiện đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống một số dịch bệnh mùa hè như tay chân miệng, ho gà, thủy đậu, sởi, rubella... và các dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người như dại, liên cầu lợn... Trên cơ sở đó, ngành Y tế khuyến cáo người dân chủ động cho trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh đúng lịch.

Mặt khác, Hà Nội tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài nhằm phát hiện sớm ca mắc/nghi mắc bệnh để áp dụng biện pháp phòng chống dịch kịp thời.

Ngăn nguy cơ "dịch chồng dịch"

Được biết, không riêng Hà Nội hiện người dân nhiều tỉnh, thành trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc đang đối mặt với muôn vàn khó khăn sau lũ lụt, trong đó có nguy cơ phát sinh và lây lan bệnh tật.

Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết...

Ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, sau lũ lụt, các bệnh có nguy cơ gặp cao nhất là tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm...

Ở các vùng sau mưa, lũ lụt, bệnh về đường tiêu hóa thường tăng lên một cách đáng kể. Các bệnh đường tiêu hóa hay gặp như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn. Nhóm các bệnh này thường dễ gây dịch với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, tiêu chảy cấp. Trẻ em còn có nguy cơ mắc bệnh tay - chân - miệng.

Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra. Mặt khác, sau mưa lũ các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát sinh mạnh. Đây là các bệnh rất dễ lây và bùng phát dịch trên diện rộng. Điển hình trong số này là bệnh sốt xuất huyết, sốt do virus thường và sốt rét.

Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó phổ biến nhất là cúm, cảm lạnh. Các triệu chứng nặng hơn là sốt cao, sốt kéo dài, người rét run và vã mồ hôi, mệt mỏi trầm trọng.

Một số trường hợp, cảm lạnh và cúm có thể dẫn đến viêm phổi, viêm xoang, viêm tai hoặc viêm họng. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị. Đau mắt đỏ cũng dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm.

Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho virus phát triển, kèm theo đó là thói quen sử dụng nước giếng khơi bị nhiễm bẩn. Đây là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao hơn trong mùa mưa lũ.

Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da.

TS.Phạm Thị Minh Phương, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, khi thời tiết thay đổi, mưa gió nhiều, độ ẩm không khí cao; nhiều khu lụt lội... khiến người dân dễ mắc các bệnh về da.

Đặc biệt, trong thời điểm mưa lũ, các bệnh về da hay gặp nhất là các bệnh về da do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.

Bệnh da do nấm hay gặp nhất là nấm kẽ bàn chân, nấm móng chân. Nguyên nhân chủ yếu do người dân lội nước nhiều, làn da bị mềm đi, khả năng bảo vệ trước môi trường giảm, khi đó tác nhân bên ngoài môi trường như nấm dễ chui vào. Nấm dễ phát triển trong môi trường nóng ẩm nên trong mùa mưa lũ, người dân dễ bị nấm kẽ, nấm bàn chân, nấm móng chân...

Để phòng nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan thành dịch, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm sau những ngày mưa lũ.

Cùng với đó đưa ra hướng dẫn, sau mưa lũ, ngập lụt cần phải thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó.

Ngành Y tế sẽ giám sát, phát hiện và xử lý các nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa bão như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm; đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như dịch tả, lỵ, thương hàn...

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, bất kỳ ai cũng có nguy cơ đối với bệnh nhiễm trùng lây qua đường ăn uống. Vì thế, để phòng ngừa những bệnh này, mỗi người cần giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống thật tốt.

Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cần thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã. Không ăn các thức ăn có dấu hiệu ôi thiu, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn.

Sau mưa lũ, các địa phương cần nhanh chóng dọn vệ sinh môi trường, chôn lấp xác động vật, lau chùi nhà cửa bằng hóa chất tẩy rửa. Việc này có tác dụng lớn trong việc đề phòng ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm.

Ngoài Chloramin B, người dân có thể dùng phèn chua, vôi để xử lý nguồn nước bị nhiễm bẩn. Sau 30 phút, cặn lắng xuống đáy có thể gạn lấy nước trong dùng nhưng vẫn phải đun sôi mới uống được.

Theo bác sỹ Bạch Thị Chính, Giám đốc chuyên môn VNVC, để hạn chế dịch bệnh lây lan trong tình hình mưa bão, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa như đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; rửa tay với xà phòng; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

Ngoài ra cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã, hạn chế tiếp xúc với người bệnh và tiêm chủng đầy đủ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc
05:39:56 16/11/2024
Cứu sống bệnh nhi người Lào bị viêm phổi nặng
07:52:14 15/11/2024
9 cách cà phê ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn
05:23:17 15/11/2024
Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'
18:58:14 15/11/2024
Những tai biến trong và sau nâng ngực chị em cần biết
07:59:14 15/11/2024
Uống nước xạ đen mỗi ngày có tốt?
04:45:33 15/11/2024
Thực hư ăn mì chính gây hại cho sức khỏe?
04:49:31 15/11/2024
Loại quả Việt xuất khẩu sang Mỹ là "kẻ thù" của ung thư
06:41:43 15/11/2024

Tin đang nóng

Nữ NSND vào Sài Gòn công tác, đăng một status liên quan tới chồng gây chú ý, hơn 300 bình luận
08:21:02 16/11/2024
Lộ bằng chứng Angelababy hẹn hò ông trùm, quyền lực hơn cả chồng cũ Huỳnh Hiểu Minh?
12:57:14 16/11/2024
Quá đói nên lỡ ăn đồ cúng trên bàn thờ, cô giúp việc kinh hãi khi gặp bóng đen lù lù từ phía sau kéo vào phòng
08:17:26 16/11/2024
Sao nam bị HIV thông báo trở về Việt Nam, bật khóc vì 1 lý do
11:28:11 16/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy đến thăm trụ sở UNICEF tại Nhật Bản
10:26:26 16/11/2024
Sao Việt 16/11: Mỹ Tâm trầm tư, Hồng Nhung trẻ đẹp ở tuổi U60
08:24:47 16/11/2024
Hành động dứt khoát của Huyền Baby khiến người chứng kiến thốt lên: Phú bà ăn trứng luộc vẫn là phú bà!
12:12:49 16/11/2024
Sau 1 ngày dọn tủ tôi đã nhận ra: 7 loại giày này cần bỏ đi gấp
09:37:39 16/11/2024

Tin mới nhất

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai

05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột

05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp

05:25:24 16/11/2024
Bên cạnh điều trị thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần quan trọng và không thể thiếu trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp.

8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch

05:21:55 16/11/2024
Thành phần hoạt chất trong tỏi, allicin sativum, được cho là có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn đối với cảm lạnh thông thường. Khi ăn sống, tỏi giải phóng allicin, được cơ thể hấp thụ và tăng cường chức năng miễn dịch.

Biểu hiện của thiếu vitamin C

11:46:31 15/11/2024
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

08:41:52 15/11/2024
Xuất hiện tình trạng tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút, gây khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách.

Thuốc điều trị hội chứng đau nhức vùng sọ mặt

08:32:13 15/11/2024
Thuốc chống co giật có ít tác dụng phụ khi so sánh với các loại thuốc giảm đau dài hạn khác. Các tác dụng phụ thường gặp như: Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, táo bón, khó tập trung, mất thăng bằng hoặc khó phối hợp...

Những người nên hạn chế ăn thịt vịt, biết mà tránh kẻo hại vô cùng

08:29:44 15/11/2024
Cổ vịt được nhiều người yêu thích nhưng bộ phận này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho...

Hội chứng buồn sau sinh có phải là dấu hiệu trầm cảm?

08:28:34 15/11/2024
Đặc biệt, nếu sản phụ là người có tiền sử trầm cảm hoặc đang dùng thuốc chống trầm cảm, cần thông báo với bác sĩ sản phụ khoa ngay từ đầu khi chăm sóc trước khi sinh. Bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp điều trị để ngăn ngừa trầm cảm sau sin...

Nên uống bao nhiêu nước và khi nào để giảm cân?

08:20:15 15/11/2024
Cynthia Sass cho biết thêm, nghiên cứu cho thấy nước có khả năng giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất và mặc dù tác động có thể nhẹ nhưng nó có thể tạo ra tác động lớn hơn theo thời gian.

Có thể bạn quan tâm

Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump

Thế giới

14:14:39 16/11/2024
Ông Nicolas Bidault, Trưởng phòng báo chí Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ, khẳng định với tờ Izvestia rằng theo truyền thống, chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ luôn sẵn sàng đóng vai trò trung gian khi các bên liên quan đồng thuận.

5 thức uống giúp ngăn ngừa lão hóa, làm sáng da lại còn giảm cân hiệu quả

Làm đẹp

14:12:41 16/11/2024
Mụn luôn là nỗi ám ảnh đối với hội chị em và khiến họ mất đi sự tự tin khi giao tiếp. Để cải thiện tình trạng mụn sưng viêm và ngăn ngừa chúng xuất hiện trên da mặt, bạn có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày 1 ly nước ép cà rốt...

Hơn 2 tạ pháo lậu giấu trên xe khách nhập cảnh từ Lào

Pháp luật

14:02:35 16/11/2024
Qua kiểm tra phương tiện, lực lượng chức năng phát hiện có khoang tự chế phía trên trần xe cất giấu 168 hộp pháo hoa, nhãn hiệu nước ngoài có trọng lượng 212kg.

Thanh Hương, Á hậu Đào Hiền diện váy cúp ngực khoe đường cong nóng bỏng

Phong cách sao

13:58:03 16/11/2024
Dàn sao Việt lên đồ với phong cách sành điệu, sang trọng để góp mặt tại đêm diễn thứ 3 của Aquafina Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2024 .

Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy

Tin nổi bật

13:38:46 16/11/2024
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng đã xử lý 42.520 thanh thiếu niên chưa đủ lái xe máy và 17.253 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông.

Anh Trai nhạt nhất show Say Hi ra nhạc mới khiến dân tình hiểu ngay vì sao bị loại sớm

Nhạc việt

13:27:39 16/11/2024
Theo đuổi hình tượng trẻ trung, năng động, Đỗ Phú Quí phát huy thế mạnh ngoại hình trong MV lần này. Nhưng, phản ứng lại không như mong đợi.

Câu chuyện về chàng trai thao túng tâm lý thành viên BLACKPINK

Nhạc quốc tế

13:14:08 16/11/2024
Mới đây, Rosé (BLACKPINK) khiến người hâm mộ toàn cầu vô cùng bất ngờ khi cùng NSX Teddy livestream hé lộ những ca khúc nằm trong album rosie.

Sao Việt 16/11: Bảo Thy cho con trai bế trăn trong tiệc sinh nhật

Sao việt

13:11:25 16/11/2024
Bảo Thy đăng tải loạt ảnh tổ chức sinh nhật 3 tuổi cho quý tử. Cô cho con trai trải nghiệm bế trăn để mừng sinh nhật. Dù khá lo sợ nhưng gia đình nữ ca sĩ vẫn cố gắng để chụp ảnh kỷ niệm.

Mẹ bỉm nghe cuộc điện thoại của bố mẹ chồng ở quê sinh trầm cảm, chồng lên mạng cầu cứu nhưng toàn bị trách

Netizen

13:02:05 16/11/2024
Cuộc sống sau khi kết hôn, sinh con là một bước ngoặt lớn đối với các cặp vợ chồng. Gia đình nào cũng có những mâu thuẫn, khó khăn cần phải trải qua.

David Beckham bỏ phố về quê "nuôi cá, trồng rau" trong nông trại giá 350 tỷ đồng

Sao thể thao

12:44:20 16/11/2024
Sau hơn một thập kỷ rời xa sân cỏ, cựu danh thủ người Anh David Beckham vẫn khiến người hâm mộ phát sốt trước hình ảnh làm vườn đầy giản dị.

Sôi động du lịch tàu biển tại Quảng Ninh

Du lịch

12:15:05 16/11/2024
Du lịch tàu biển Quảng Ninh bước vào giai đoạn sôi động, khi liên tiếp đón các chuyến tàu biển với hàng nghìn lượt khách quốc tế tới tham quan và trải nghiệm.