Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng phản ứng phản vệ sau tiêm vaccine COVID-19
Để đảm bảo an toàn trong triển khai tiêm vaccine COVID-19, Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn phòng phản ứng phụ bất lợi có thể gặp sau tiêm.
Trong công văn gửi các bệnh viện, Sở Y tế các tỉnh, thành phố và y tế các bộ, ngành về việc triển khai an toàn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine COVID-19 và lưu ý với các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng.
Trong quá trình tiêm, Bộ đề nghị các đơn vị xử lý sự cố bất lợi theo các hướng dẫn chuyên môn (Thông tư số 51 năm 2017 và Quyết định số 1966 năm 2021 của Bộ Y tế). Để phòng phản ứng phản vệ có thể xảy ra khi tiêm, các đơn vị cần nghiêm túc thực hiện đúng các bước sau:
Tiêm vaccine ngừa COVID-19. (Ảnh minh hoa: SKĐS)
Thứ nhất, nhằm tránh mất thời gian lấy thuốc ra khỏi tủ hoặc hộp thuốc vì diễn biến phản ứng phản vệ rất nhanh, yêu cầu mỗi bàn tiêm chủng trước khi tiêm vaccine và tại khu vực theo dõi phản ứng sau tiêm chủng phải chuẩn bị sẵn 1 bơm tiêm có chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml (rút sẵn 1ml thuốc Adrenalin 1mg/1ml vào bơm tiêm gắn sẵn kim, đậy kín kim tiêm bằng nắp).
Thứ hai, khi thấy một trong các dấu hiệu của phản vệ (khó thở, vật vã, phù nhanh, mạch nhanh nhỏ, đau quặn bụng, ỉa chảy…) thì tiêm ngay 1/2 mg Adrenalin tiêm bắp (ưu tiên mặt trước bắp cơ đùi), sau đó theo dõi và xử trí theo hướng dẫn xử trí cấp cứu phản vệ ban hành kèm theo thông tư số 51 năm 2017 của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Thứ ba, kết thúc buổi tiêm chủng nếu không sử dụng đến cần phải hủy bỏ bơm tiêm có chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml.
Bộ đề nghị các đơn vị tổ chức tiêm chủng khẩn trương thực hiện các cấp cứu theo hướng dẫn trên và báo cáo về Bộ Y tế thông qua Cục Quản lý Khám, chữa bệnh theo số máy 098.437.1919, đặc biệt là các trường hợp đề nghị cần hội chẩn trực tuyến đặc thù liên hệ theo số máy 091.247.7566.
Tính đến chiều 22/5, cả nước tiêm 1.027.659 liều vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng ưu tiên là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 là 28.961 người.
Người có tiền sử dị ứng có nên tiêm phòng vaccine COVID-19?
Tại Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Bộ Y tế, quy định 4 đối tượng cần thận trọng tiêm chủng, trong đó người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hơp có tiền sử dị ứng đều chống chỉ định tiêm vaccine COVID-19.
Nguy cơ khi người có tiền sử dị ứng tiêm vaccine
Vaccine COVID-19 cũng là một loại thuốc. Cũng như bất kỳ thuốc hoặc vaccine nào khác, sau khi tiêm có thể gặp một số phản ứng sau tiêm. Điều này là hoàn toàn bình thường và nằm trong dự liệu của các nhà khoa học. Trong các nghiên cứu lâm sàng, hầu hết các tác dụng phụ không mong muốn của vaccine COVID-19 đều ở mức độ từ nhẹ đến trung bình và hết trong vòng vài ngày đến 1 tuần.
Các dấu hiệu phản ứng xảy ra chứng tỏ vaccine đang kích thích cơ thể tạo phản ứng miễn dịch. Đây là một phần của quá trình huấn luyện hệ miễn dịch cách nhận diện mục tiêu và tiêu diệt virus Sars-Cov-2 nếu mắc phải.
Tùy theo cơ địa của từng cá thể mà vaccine có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng. Đối với những người có tiền sử mắc các bệnh dị ứng, thì sau tiêm vaccine có thể gặp dị ứng cao hơn so với những người không mắc bệnh dị ứng.
Cần khám tư vấn sàng lọc kỹ trước khi tiêm vaccine COVID-19.
Do đó, theo nguyên tắc của việc dùng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị hoặc trước khi tiêm vaccine, người từng có cơ địa dị ứng cần khai báo kỹ để bác sĩ cân nhắc việc có nên tiêm vaccine hay không và nếu tiêm sẽ có kế hoạch theo dõi kỹ sau khi tiêm.
Trường hợp có tiền sử dị ứng nào không nên tiêm vaccine?
- Không tiêm vaccine với những trường hợp có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần hoạt chất hoặc tá dược nào liệt kê trong mục thành phần vaccine.
- Không tiêm vaccine cho người có cơ địa dị ứng hoặc bệnh lý có sẵn, nếu không chắc chắn về tình trạng dị ứng do cơ địa, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn.
- Không tiêm vaccine COVID-19 khi bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch (corticosteroid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc ung thư).
- Không tiêm vaccine nếu đang bị nhiễm trùng, sốt ( 37,5C).
- Không tiêm vaccine khi có các vấn đề về xuất huyết/chảy máu hoặc bầm tím, hoặc đang dùng thuốc chống đông máu.
TS.BS.Nguyễn Hữu Trường - Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Theo Hướng dẫn sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Bộ Y tế, những trường hợp có tiền sử dị ứng nặng (phản vệ từ độ 2 trở lên) do mọi nguyên nhân đều không được chỉ định tiêm vaccine phòng COVID-19. Còn những người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hoặc dị ứng nhẹ ngoài da do thuốc, thức ăn... đều có thể được chỉ định tiêm vaccine phòng COVID-19 như những người không có tiền sử dị ứng. Một số đối tượng có thể được chỉ định tiêm vaccine nhưng cần sự thận trọng đặc biệt, bao gồm: Những người có tiền sử dị ứng tức thì với nhiều loại thuốc, dị ứng vaccine, hội chứng quá mẫn với aspirin và thuốc chống viêm giảm đau không steroid, tiền sử phản vệ không rõ nguyên nhân hoặc bệnh lý tế bào mast.
TS.Trường cho biết thêm: Phản vệ sau tiêm phòng vaccine là dạng tai biến không thể dự báo trước, có thể xảy ra ở cả những người không có tiền sử dị ứng. Về bản chất, vaccine ngừa COVID-19 không phải là thuốc kháng viêm giảm đau non-steroid, do đó người có cơ địa mẫn cảm nhóm thuốc này không phải là đối tượng chống chỉ định với vaccine. Tuy nhiên, như khuyến cáo, những trường hợp có phản ứng quá mẫn cần thận trọng và cần khám chuyên khoa dị ứng để đánh giá nguy cơ trước khi chỉ định tiêm vaccine.
Để theo dõi và được xử trí tốt nhất nếu có phản ứng xảy ra, tất cả các trường hợp tiêm vaccine phòng COVID-19 đều cần được theo dõi tại chỗ ít nhất 30 phút sau tiêm. Những người có tiền sử dị ứng đều cần được theo dõi tại chỗ sau tiêm ít nhất 60 phút. Những trường hợp nghi ngờ dị ứng, cần khám chuyên khoa dị ứng để đánh giá nguy cơ trước khi chỉ định tiêm. - TS.Trường nhấn mạnh.
Trước thông tin truyền nhau trên mạng, trước khi đi tiêm vaccine COVID-19 thì uống thuốc dự phòng dị ứng kháng histamin H1, TS.Trường khuyến cáo: Hiện nay việc điều trị dự phòng thuốc kháng histamine H1 trước khi tiêm phòng vaccine COVID-19 không được khuyến cáo, vì các thuốc này không ngăn ngừa được dị ứng vaccine mà còn có thể làm che lấp các triệu chứng ở da và niêm mạc, dẫn đến chậm phát hiện và xử trí dị ứng do vaccine.
Do đó người dân không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc gì trước khi đi tiêm mà cần thành thật khai báo sàng lọc trước tiêm vaccine để được loại trừ các yếu tố nguy cơ một cách tốt nhất.
Làm gì để tránh tai biến sau tiêm vaccine? Thời gian gần đây, một số địa phương trên cả nước, trong đó có Hà Nội ghi nhận các ca tai biến nặng sau tiêm chủng vaccine khiến nhiều phụ huynh lo lắng khi đưa con đi tiêm phòng. Tiêm phòng vacinne tại trường Hoa Sữa, quận Đống Đa. Ảnh: Hải Linh Nhiều trường hợp tai biến nặng sau tiêm Theo thông tin...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue

Bệnh viện những ngày không nghỉ lễ

Củ tỏi có tác dụng gì với tim mạch?

Bé trai nguy kịch vì loài ong vốn được xem là hiền lành

Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

Thực phẩm 'nịnh bụng' ai cũng nên ăn hàng ngày

Giải mã cái chết của ong sau khi chích người: Vũ khí tự vệ đánh đổi bằng mạng sống

Thách thức với các cha mẹ 'săn con' khi mắc bệnh lý đơn gene

Dầu hạt có thật sự gây hại cho sức khỏe?

Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

Hai lần mất con, người mẹ tìm ra 'thủ phạm' ẩn trong gene

Nhầm lẫn tai hại và những hiểm họa khi sử dụng thực phẩm chức năng giả
Có thể bạn quan tâm

Đúng 18h hôm nay, Chủ Nhật 4/5/2025, Thần Tài gõ chuông tài lộc, 3 con giáp sau càng chăm chỉ càng có nhiều lộc, giàu sang ngút trời, tình duyên đỏ thắm
Trắc nghiệm
15:29:18 04/05/2025
Chu Thanh Huyền ngồi xế hộp bạc tỷ hậu drama, chứng minh 'ăn đứt' vợ bạn chồng
Netizen
15:16:05 04/05/2025
Nàng thơ 17 tuổi của Victor Vũ, vướng nghi vấn 'xào couple' với Quốc Anh, là ai?
Sao việt
15:13:39 04/05/2025
Say xỉn, đá bàn làm việc của CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn
Pháp luật
15:10:47 04/05/2025
Bạn gái tài tử 'Titanic' gây 'nhức mắt' ở sự kiện, làm loạn thoát bóng bạn trai
Sao âu mỹ
15:04:31 04/05/2025
Xác minh thông tin bé trai ở Nam Định bị yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu
Tin nổi bật
15:00:53 04/05/2025
"Phú bà nhỏ tuổi nhất" làm rõ 1 sự thật về BLACKPINK
Nhạc quốc tế
14:58:36 04/05/2025
Bố vợ doanh nhân của Văn Hậu hiếm hoi lộ diện, "dân chơi hip hop" giờ là ông ngoại phong độ nhất làng bóng đá
Sao thể thao
14:55:55 04/05/2025
Cuộc đua AI trong thiết bị tiêu dùng: Cá nhân hóa lên ngôi, định hình lại phong cách sống
Thế giới số
14:40:59 04/05/2025
Thám Tử Kiên nhận bão 1 sao, vượt ngưỡng mong chờ cả khán giả vẫn bị nói chưa đủ
Phim việt
14:39:38 04/05/2025