Bộ Y tế: Học sinh đến lớp ngồi so le cách nhau 1,5 m
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Xuân Tuyên đã ký văn bản hướng dẫn về việc triển khai phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục.
Ngày 21/4, văn bản số 2234 của Bộ Y tế thực hiện ý kiến kết luận tại cuộc họp ngày 20/4 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, được gửi tới Bộ GD&ĐT và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Nhằm cụ thể hóa các nội dung, biện pháp phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục, Bộ Y tế đề nghị Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khẩn trương xây dựng hướng dẫn chi tiết cho tỉnh, thành phố về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục.
Học sinh được bố trí ngồi theo hình chữ Z để đảm bảo khoảng cách. Ảnh: Sở GD&ĐT Cà Mau.
Văn bản này được xây dựng dựa trên hướng dẫn dẫn của Bộ Y tế theo công văn số 914 về tăng cường công tác phòng chống dịch trong trường học, ký túc xá; công văn 1244 về xử lý các trường hợp sốt, ho, khó thở tại trường học; công văn 476 về danh mục những việc cần làm phòng chống dịch.
Bộ Y tế nêu văn bản của Bộ GD&ĐT bổ sung việc yêu cầu tất cả học sinh, sinh viên, giáo viên, người lao động trong các cơ sở giáo dục phải đeo khẩu trang trên đường đi học trở về nhà và trong thời gian ở trường.
Nhà trường đảm bảo khoảng cách chỗ ngồi giữa các học sinh, sinh viên tối thiểu 1,5 m. Trên cơ sở đó, căn cứ tình hình thực tế từng phòng học, có thể bố trí mỗi học sinh ngồi một bàn hoặc hai học sinh ngồi một bàn hoặc ngồi so le… cho phù hợp. Cách ngồi này đảm bảo khoảng cách tối thiểu trong hoạt động chung của học sinh, giáo viên.
UBND tỉnh, thành phố có trách nhiệm trong việc cụ thể hóa các nội dung hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Những điều kiện này phù hợp điều kiện. Địa phương tổ chức hướng dẫn triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục.
Video đang HOT
Trước đó, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ thông tin các địa phương được phân loại theo mức độ nguy cơ cao, nguy cơ và nguy cơ thấp. Quan điểm của Bộ GD&ĐT là trường học phải an toàn mới cho học sinh trở lại lớp.
Những tỉnh có nguy cơ cao và nguy cơ, Bộ GD&ĐT khuyến nghị chưa nên cho học sinh đi học. Địa phương có nguy cơ thấp, nhà trường có thể cho học sinh đi học trở lại, nếu đảm bảo điều kiện an toàn.
Trước khi đến trường, các em cần được đo nhiệt độ, đảm bảo cơ thể bình thường, không sốt. Trường học phải có đủ nơi rửa tay, nước khử khuẩn cho học sinh.
Học sinh phải đeo khẩu trang, không nhất thiết là khẩu trang y tế, có thể là khẩu trang vải kháng khuẩn.
Nhà trường không tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm, tập thể, chào cờ diễn ra trong lớp học.
Đảm bảo giãn cách xã hội, học sinh phải đảm bảo khoảng cách ngồi 1,5 m và phải tách lớp học. Nếu lớp học quá đông, nhà trường tách làm đôi hoặc hơn nữa, đảm bảo phòng học không quá 20 em.
Bộ GD&ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn các địa phương để cụ thể hóa văn bản số 550. Trong điều kiện cụ thể có dịch, Bộ GD&ĐT sẽ thêm một số yêu cầu.
Quyên Quyên
Bộ Y tế khuyến cáo 6 việc cần làm khi trẻ đi học bị sốt, ho, khó thở
Khi trẻ đến trường, Bộ Y tế lưu ý các trường không sử dụng điều hòa, vệ sinh khử khuẩn định kỳ, khi phát hiện học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở, nhà trường cần đưa các em đến khu cách ly riêng.
Ngay sau khi phát hiện học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở; Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện các bước sau đây:
1. Đưa học sinh đến khu cách ly riêng trong phòng y tế hoặc khu vực do nhà trường bố trí. Cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho học sinh.
2. Y tế nhà trường phối hợp với cha mẹ khai thác tiền sử tiếp xúc của học sinh (trong vòng 14 ngày trước đó có đi về từ vùng dịch hoặc có tiếp xúc gần với những người đi về từ vùng dịch, người nghi ngờ, người có xét nghiệm dương tính với Covid-19).
3. Tham vấn ý kiến của cán bộ y tế xã, phường hoặc y tế địa phương để khẳng định về tiền sử tiếp xúc dịch tễ.
4. Nếu không có yếu tố tiếp xúc dịch tễ thì điều trị các triệu chứng sốt, ho, khó thở. Phối hợp với cha mẹ đưa học sinh đến cơ sở y tế gần nhất nếu cần.
5. Nếu có yếu tố tiếp xúc dịch tễ thì phối hợp cơ quan y tế tại địa phương đưa học sinh đến cơ sở y tế theo quy định để cách ly và điều trị.
6. Trường hợp có học sinh biểu hiện sốt, ho, khó thở, nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với Covid-19 thì nhà trường thực hiện khử khuẩn theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.
Hướng dẫn vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại trường học
Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc dung dịch có chứa ít nhất 60% cồn. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa.
Trước khi học sinh quay trở lại trường:
- Vệ sinh ngoại cảnh (phát quang bụi rậm, không để nước đọng).
- Khử khuẩn trường học 1 lần: Phun hoặc lau nền nhà, tường nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập, đồ vật trong phòng...
Trong thời gian học sinh học tại trường
- Mỗi ngày 1 lần, sau buổi học: Lau khử khuẩn nền nhà, tường nhà (nếu có thể), bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập, đồ vật trong phòng học, phòng chức năng. Dọn vệ sinh, lau rửa, khử khuẩn khu vực rửa tay, nhà vệ sinh.
- Mỗi ngày 2 lần, sau giờ học buổi sáng và cuối ngày: Lau khử khuẩn tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy.
- Mỗi ngày 2 lần, sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh: Lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe.
- Mở cửa ra vào và cửa sổ lớp học, sử dụng quạt, không sử dụng điều hòa.
- Hạn chế sử dụng đồ chơi, dụng cụ học tập bằng các vật liệu không khử khuẩn được.
- Bố trí đủ thùng đựng rác, thu gom, xử lý hàng ngày.
- Trường hợp có học sinh biểu hiện sốt, ho, khó thở, nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với Covid-19 thì thực hiện khử khuẩn theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.
Đến sáng ngày 21/4, Bộ Y tế cho biết Việt Nam đã trải qua 5 ngày không ghi nhận các ca mắc mới. Số ca mắc hiện vẫn là 268 trường hợp. Trong đó, có 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%; 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
Nam Phương
Bác sĩ ơi: Làm thế nào khi bị sốt, ho trong mùa dịch Covid-19? Tôi có triệu chứng ho, sốt và hơi đau cổ họng. Vừa qua, tôi không hề đi từ nước ngoài về hay đi đến địa phương khác, chỉ ở tại TP.HCM, cũng không tiếp xúc với ai bị Covid-19. Xin bác sĩ tư vấn khi có triệu chứng vậy, tôi phải làm sao? (Trần Minh H., ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM) Nhất thiết phải...