Bộ Y tế: Hoàn thành việc tiêm mũi 3 trong quý I năm 2022
Thế giới đang chứng kiến sự gia tăng các ca mắc và tử vong do Covid-19. Để tăng cường miễn dịch phòng bệnh, Bộ Y tế đề nghị các địa phương sớm hoàn thành việc tiêm đủ liều cơ bản và tiêm mũi 3.
Sáng 27/12, Bộ Y tế phối hợp Bộ Ngoại giao tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh với chủ đề “Tăng cường quản lý nhóm nguy cơ” bằng hình thức trực tuyến với 63 địa phương.
“Vaccine phòng Covid-19 là một thành công chưa từng có khi chúng ta có vaccine an toàn và hiệu quả được phát triển trong vòng một năm. Hơn 8,6 tỷ liều vaccine đã được sử dụng trong vòng một năm. Điều thực sự ấn tượng là Việt Nam đã có thể bảo đảm hơn 160 triệu liều vaccine và cung cấp hơn 140 triệu liều vaccine cho người dân đủ điều kiện trong một thời gian ngắn như vậy”, ông Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết.
Theo ông, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng các trường hợp mới và tử vong trong khi chúng ta cố gắng sống chung với Covid-19. Virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện được gần 2 năm và sẽ tiếp tục lây truyền trong một thời gian nữa.
Một số địa phương bắt đầu tiêm mũi 3 cho người dân (Ảnh: CTV).
“Mặc dù chúng ta có thể không diệt trừ được virus và khó có thể dự đoán được các kịch bản về đột biến của virus trong tương lai. Nhưng giờ đây chúng tôi biết cách cứu sống tính mạng con người và giải quyết các tác động xấu đến kinh tế và xã hội. Chúng ta nên tiếp tục bảo vệ nhóm dân số dễ bị tổn thương, người già và những người mắc bệnh nền”, đại diện WHO nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng cho rằng đại dịch Covid-19 đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ thống ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với sự bùng phát bệnh truyền nhiễm. Đến ngày 24/12, cả nước đã tiêm được gần 144 triệu liều vaccine trong tổng số hơn 166 triệu liều đã phân bổ. Tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều vaccine là 79% và tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản là 66% tổng dân số Việt Nam.
Đối với nhóm người từ 18 tuổi trở lên, tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều vaccine là 98% và tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản là 86%. Từ tháng 11/2021 các tỉnh, thành phố đã bắt đầu triển khai tiêm cho trẻ từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Video đang HOT
Với tiến độ tiêm chủng hiện nay, theo Thứ trưởng Sơn đến hết tháng 12, toàn quốc sẽ đảm bảo bao phủ mũi một cho dân số từ 18 tuổi trở lên và cơ bản bao phủ mũi 2 (khoảng 90%). Để tăng cường miễn dịch phòng bệnh, Bộ Y tế đã hướng dẫn việc triển khai tiêm bổ sung, tiêm nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên và các tỉnh, thành phố đã bắt đầu triển khai thực hiện.
Vì thế, Thứ trưởng đề nghị các địa phương tuyệt đối không lơ là, chủ quan, bám sát tình hình, sớm phát hiện các chủng mới xâm nhập vào Việt Nam, tăng cường các biện pháp giám sát, truy vết, điều tra, xử lý ổ dịch. Người dân tiếp tục nâng cao tinh thần chủ động phòng chống dịch bệnh.
Đồng thời, quản lý chặt chẽ nhóm nguy cơ cao trên địa bàn, tổ chức rà soát, lập danh sách, thống kê tất cả những người thuộc nhóm nguy cơ cao, tổ chức tiêm vét vaccine, thực hiện tiêm lưu động ngay tại nhà, bảo đảm không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức chăm sóc và điều trị người mắc Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ cao theo dõi sức khỏe, xử trí và điều trị ngay khi phát hiện.
Bộ Y tế đề nghị đến ngày 31/12 phải hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên; hoàn thành tiêm mũi 2 cho trẻ 12-18 tuổi trong tháng 1/2022, mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong quý I năm 2022.
“Toàn bộ người dân đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam hãy đi tiêm vaccine phòng Covid-19. Tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng”, Thứ trưởng Sơn kêu gọi.
Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Phạm Quang Hiệu cũng cho biết, trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục nỗ lực tối đa để đồng hành với ngành y tế Việt Nam trong phòng ngừa, chuẩn bị sẵn sàng và hợp tác nhằm ứng phó với các dịch bệnh. Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp, Bộ sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Ban, Bộ, ngành liên quan triển khai hiệu quả công tác ngoại giao vaccine.
Người phụ nữ tóc rụng như trút, ám ảnh đến muốn chết dù đã khỏi Covid-19
Dù đã có kết quả âm tính với Covid-19, 2 người trong gia đình có 5 F0 tại TPHCM thường xuyên bị ám ảnh, thậm chí nghĩ đến cái chết.
Ngày 8/11, chị M. (SN 1974, ngụ TPHCM) liên hệ phóng viên Dân trí với mong muốn được giới thiệu bác sĩ hỗ trợ, khi sức khỏe có nhiều chuyển biến tiêu cực.
"Giống như người chết" sau khi khỏi Covid-19
Tháng 8 vừa qua, cả nhà 5 người của chị M. phát hiện mắc Covid-19. Sau khi được thông báo, trạm y tế địa phương đã đến kiểm tra tình trạng và xác định họ có thể điều trị tại nhà.
Gia đình chị M. được cấp các túi thuốc A, B và theo dõi sức khỏe hơn 10 ngày thì lần lượt các thành viên có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Đến ngày 11/9, chị M. được cấp giấy xác nhận đã hoàn thành thời gian giám sát, cách ly kiểm dịch y tế.
Trên lý thuyết đã khỏi Covid-19 nhưng chị M. vẫn cảm giác mỏi mệt, bủn rủn tay chân, đầu óc không tỉnh táo. Gần đây, tóc chị liên tục rụng nhiều mảng lớn, vùng trên trán hói chỉ trong vài ngày. Đặc biệt, mỗi khi ngủ chị thường gặp ác mộng, thấy mình chịu đau đớn trên giường bệnh, đến nỗi nghĩ đến cái chết.
Tóc chị M. rụng từng búi lớn chỉ trong vài ngày (Ảnh: NVCC).
Vốn có tiền sử bệnh tim mạch, chị M. sau đó đến một bệnh viện đã điều trị nhiều năm kiểm tra sức khỏe. Các bác sĩ tại đây cho biết cần phải theo dõi thêm để đánh giá cụ thể tình trạng, nên chỉ kê thuốc trị tim mạch, rối loạn chuyển hóa protein, đái tháo đường cho người phụ nữ này.
Thành viên thứ hai trong gia đình 5 F0 là anh L.H.P. (em chồng chị M.) cho biết cũng bị đau nhức tay chân, sức khỏe suy yếu và hay gặp ảo giác sau khi đã khỏi bệnh.
"Nó (anh P.) nhiều lần nói với tôi là em thấy mệt quá, sao em giống như người chết quá chị ơi. Không biết phải làm thế nào" - chị M. chia sẻ.
Ám ảnh tâm lý "hậu Covid-19"
Sau khi thăm khám và khai thác các triệu chứng của chị M., bác sĩ Lê Duy, chuyên gia về rối loạn giấc ngủ và stress cho biết, chị M. có dấu hiệu rối loạn tâm thần.
Ác mộng mà chị M. gặp phải, xuất phát từ việc suy nghĩ gắn liền với cảm xúc sợ hãi mạnh mẽ ban ngày. Nếu bệnh nhân Covid-19 không được chăm sóc y tế kịp thời, có thể nguy hiểm đến tính mạng, thúc đẩy sự hoảng sợ tăng cao.
"Hướng giải quyết là tư vấn sức khỏe để chị M. an tâm, được trấn an, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đủ dưỡng chất để thúc đẩy sự hồi phục về cơ thể. Về vấn đề rụng tóc, chị M. cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được xử trí " - bác sĩ nói.
Bệnh nhân điều trị phục hồi chức năng hậu Covid-19 tại TPHCM (Ảnh: BSCC).
Theo bác sĩ Duy, biểu hiện tâm lý chung của bệnh nhân "hậu Covid-19" là sợ hãi đám đông. Đây không nhất thiết là triệu chứng bệnh, mà do những ấn tượng và nhận thức về Covid-19, tạo ra phản xạ chung trong sinh hoạt hiện tại. Diễn tiến sự mất ngủ và ám ảnh của bệnh nhân trên dù vẫn còn, nhưng đã thuyên giảm sau 2 tháng và không ảnh hưởng đến khả năng làm việc, sinh hoạt của chị.
Tuy nhiên, có nhiều người không may mắn khi triệu chứng mất ngủ, lo âu, sợ hãi, ám ảnh diễn ra thường xuyên, không thuyên giảm, có chiều hướng gia tăng, làm giảm chất lượng cuộc sống một cách nặng nề. Với những trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa tâm thần - tâm lý để được điều trị kịp thời.
Theo thống kê được công bố tại hội thảo trực tuyến "Phục hồi chức năng hậu Covid-19" diễn ra tại TPHCM vào tháng 10, có 30-40% những người sống sót sau nhiễm bệnh gặp vấn đề lo lắng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).
20-40% bệnh nhân xuất viện khỏi khoa hồi sức tích cực (ICU) được ghi nhận rõ ràng vấn đề suy giảm nhận thức lâu dài.
Tái tạo bàng quang từ ruột non trị ung thư Nam bệnh nhân 37 tuổi đã mổ khối u bàng quang 5 năm trước, nay ung thư tái phát buộc phải cắt toàn bộ bàng quang ngăn di căn. Ba tháng gần đây, anh thường xuyên đau tức bụng dưới, tiểu máu nhiều lần. Cơ sở y tế gần nhà chẩn đoán anh bị ung thư bàng quang tái phát, cần đến bệnh...