Bộ Y tế giảm trăm lãnh đạo phòng, Bộ VH chi 8,5 tỷ giảm 83 người
Tổ công tác về kiểm tra công vụ của Thủ tướng do Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân làm Tổ trưởng hôm qua làm việc với 3 Bộ: Y tế, VH-TT-DL, GD-ĐT.
Báo cáo với Tổ công tác, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, đến nay có 29/82 đơn vị sự nghiệp của ngành được giao quyền tự chủ về tài chính giúp giảm chi lương và các khoản phụ cấp từ ngân sách nhà nước khoảng 3.000 tỷ đồng.
Dự kiến thời gian tới, Bộ Y tế chỉ quản lý trực tiếp 20/82 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ (gồm các trường và các bệnh viện hạng đặc biệt); số còn lại sẽ chuyển giao cho UBND các tỉnh, thành quản lý.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Viết Tiến
Về tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho hay, Bộ đã sắp xếp các phòng trong các vụ, cục giảm từ 94 phòng xuống còn 59 phòng và giảm 105 lãnh đạo cấp phòng.
Tinh giản 83 trường hợp tốn gần 8,5 tỷ đồng
Đối với Bộ VH-TT-DL, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Anh Tuấn cho biết, giai đoạn 2015-2018, Bộ đã tinh giản được 83 trường hợp, với tổng kinh phí gần 8,5 tỷ đồng.
Về tinh gọn bộ máy, Bộ giảm được 1 cơ quan hành chính và 1 đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ; giảm 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục; giảm 299 phòng và tổ chức tương đương. Dự kiến Bộ sẽ giảm thêm 9 đơn vị sự nghiệp công lập.
Còn đối với Bộ GD-ĐT, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Lê Thị Thanh Nhàn cho hay, từ năm 2016 -2018, Bộ đã giải quyết chế độ tinh giản biên chế cho 67 trường hợp.
Video đang HOT
Đại diện Bộ GD-ĐT báo cáo với Tổ công tác của Thủ tướng. Ảnh: Thanh Tuấn
Rà soát và khắc phục các vi phạm trong công tác cán bộ
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân ghi nhận Bộ Y tế và Bộ VH-TT-DL đã thực hiện quyết liệt việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế.
Tuy nhiên, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng về kiểm tra công vụ đề nghị lãnh đạo các bộ cần chỉ đạo quyết liệt hơn nữa nhằm thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của TƯ về tổ chức bộ máy, tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, nhất là chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp cơ cấu tổ chức bên trong đảm bảo tinh gọn.
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân
Riêng đối với Bộ GD-ĐT, Tổ công tác đề nghị bổ sung đầy đủ số liệu các nội dung theo yêu cầu, nhất là số lượng biên chế đã tinh giản; kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy…
Bộ trưởng Nội vụ cũng lưu ý Bộ Giáo dục trong việc triển khai thực hiện Đề án Văn hóa công vụ và các văn bản về phòng chống tham nhũng vặt. Việc này thể hiện qua tình trạng chạy trường, chạy lớp… vẫn còn diễn ra.
Tổ công tác đề nghị cả 3 Bộ rà soát và khắc phục các trường hợp vi phạm trong công tác cán bộ như tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm… theo kết luận của Bộ Chính trị.
Thu Hằng
Theo Vietnamnet
Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói gì về việc ông Đoàn Ngọc Hải từ chức?
Chiều ngày 5/6, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vinh Tân trao đổi với báo chí xung quanh việc ông Đoàn Ngọc Hải xin từ chức.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân. Ảnh: Lê Hiếu.
Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, việc phân công cán bộ là do tổ chức. Còn cán bộ cảm thấy khả năng, trình độ của mình như thế nào, có phù hợp công việc mới hay không thì có quyền báo với tổ chức, còn quyền quyết định là do tổ chức.
Ngay sau nhận quyết định bổ nhiệm công việc khác thì ông Đoàn Ngọc Hải xin từ chức. Mới đây cũng có trường hợp Phó giám đốc Sở Tư pháp Hậu Giang từ chối quyết định phân công về làm việc ở Hội Chữ thập đỏ, Bộ trưởng có nhìn nhận gì?
- Điều này là do cấp quản lý cán bộ quyết định, còn nguyện vọng của các cán bộ này sẽ được cấp có thẩm quyền xem xét. Khả năng anh Đoàn Ngọc Hải thấy chưa hợp chuyên môn với công việc mới, chưa làm công việc này ngày nào nên có thể không hoàn thành nhiệm vụ, để tổ chức chọn người khác có thể hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.
Nếu thấy khả năng mình không hoàn thành thì họ từ chối. Còn đề bạt, phân công là quyền của tổ chức, họ sẽ đánh giá xem xét.
Ông Đoàn Ngọc Hải (bên trái) sáng nhậm chức, chiều xin từ chức ngay khiến dư luận xôn xao (ảnh IT).
Có ý kiến cho rằng, trong công tác cán bộ có trường hợp sắp xếp để lấp chỗ trống, chẳng hạn như cán bộ đã bị kết luận vi phạm nên phân công công việc mới là ngồi chờ bước xử lý tiếp theo, thưa Bộ trưởng?
- Không! Trường hợp có sai phạm lại khác. Việc phân công cán bộ là quyền của các cơ quan quản lý cán bộ, phân công sao cho phù hợp.
Cán bộ có nguyện vọng xin chuyển vị trí khác hoặc không làm vị trí đó. Nhưng quyền quyết định là cơ quan quản lý cán bộ, cơ quan này sẽ căn cứ vào yêu cầu, năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ và yêu cầu thực tế của công việc.
Tôi nghĩ trước tiên là cán bộ phải chấp hành quyết định của tổ chức còn vấn đề khiếu nại, hay tâm tư, nguyện vọng như thế nào thì tổ chức sẽ xem xét. Quan trọng là cán bộ, đảng viên phải chấp hành quyết định của tổ chức.
Vậy trường hợp xin từ chức khi vừa được phân công công việc mới cũng như vụ Phó giám đốc Sở Tư pháp Hậu Giang từ chối nhận quyết định phân công liệu có bị xử lý thưa Bộ trưởng?
- Không chấp hành quyết định của tổ chức thì nhất định phải xem xét xử lý, vì quy định của Đảng, Nhà nước đã có. Đương nhiên cơ quan sử dụng cán bộ phải xét đến nguyện vọng của cán bộ. Còn cán bộ là phải chấp hành việc Đảng, Nhà nước phân công.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Sáp nhập huyện, xã vướng nhất là sắp xếp số lượng lớn lãnh đạo dôi dư Bộ trưởng Nội vụ cho biết, vấn đề khó khăn, vướng mắc nhất trong việc sắp xếp, sáp nhập huyện xã là việc giải quyết số lượng lớn cán bộ, công chức dôi dư, nhất là lãnh đạo, quản lý. Giải trình trước QH chiều nay về việc sáp nhập huyện, xã được ĐBQH đặt ra, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân...