Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương lại muốn hợp pháp hóa
Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử, còn Bộ Công Thương lại muốn hợp pháp hóa bằng việc cho phép thí điểm quản lý thuốc lá thế hệ mới.
Sáng 4/5, Ủy ban Xã hội và Ủy ban Văn hóa Giáo dục tổ chức phiên giải trình trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Bộ Y tế muốn cấm, Bộ Công Thương muốn hợp pháp hóa
Đặt câu hỏi với Bộ Công Thương, đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh) nói Bộ Y tế đề nghị cấm thuốc lá điện tử thì Bộ Công Thương đề nghị thí điểm thuốc lá mới.
“Lý do gì, căn cứ đâu Bộ Công Thương đề xuất thí điểm này? Bộ đã nghiên cứu kỹ tác động đề xuất này mang lại chưa? Nhà nước và người dân được hưởng lợi gì từ đề xuất này?”, đại biểu nêu hàng loạt câu hỏi.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong cũng bày tỏ băn khoăn khi hành lang pháp lý về thuốc lá điện tử chưa có nhưng tác động rất lớn đến xã hội.
“Việc buông bỏ quản lý này trách nhiệm thuộc về ai, giải pháp quản lý thế nào? Bộ Y tế muốn cấm, Bộ Công Thương muốn hợp pháp hóa cho kinh doanh thuốc lá điện tử như thuốc lá truyền thống. Vậy căn cứ của hai bộ về vấn đề này thế nào?”, đại biểu Đặng Thuần Phong đặt vấn đề.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong. Ảnh: Phạm Thắng
Giải trình sau đó, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, với vai trò, trách nhiệm được Chính phủ giao Bộ đã triển khai nhiều công việc để tham mưu cho công tác quản lý Nhà nước với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Từ việc điều tra nắm bắt tình hình, nghiên cứu thế giới xem thực trạng thế nào, phối hợp xây dựng báo cáo để trình Chính phủ…
“Việc xây dựng luật không phải một sớm một chiều, cứ xuất hiện trong thị trường là điều chỉnh được ngay mà cần bằng chứng, cần đánh giá tác động. Vì vậy, Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch sửa Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá”, bà Lan thông tin.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng bày tỏ nhất trí quan điểm của Bộ Y tế là phải bảo vệ sức khỏe người dân, cộng đồng. Vì vậy việc soạn thảo các văn bản, nghị định theo hướng làm sao để quản lý xã hội tốt nhất.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng. Ảnh: Phạm Thắng
“Bộ Công Thương kiến nghị quy định nhằm quản lý tốt hơn. Mục tiêu của Bộ Công Thương là muốn quản lý sản phẩm này. Chúng tôi chỉ xin thí điểm. Khi xây dựng trình ban hành chính sách, tất cả các bộ nhất trí, tuy nhiên Bộ Y tế không đồng ý. Vì vậy Chính phủ yêu cầu hai bộ ngồi lại thống nhất với nhau”, bà Thắng nói và cho biết, vì 2 bộ chưa thống nhất nên chưa thể trình Chính phủ.
Đó là nhiệm vụ chính trị chứ không phải đi ngược lại với ý Bộ Y tế
Video đang HOT
Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội nêu báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, sản phẩm thuốc lá thế hệ mới chưa được quản lý, chưa được lưu hành nhưng đã được bán trên thị trường và trên mạng Internet.
“Trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, Bộ Y tế và các bộ liên quan vấn đề này? Dự thảo nghị định về kinh doanh thuốc lá mà Bộ Công Thương đang xây dựng giải quyết tình trạng nêu trên thế nào?”, nữ đại biểu hỏi.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa muốn biết các nghiên cứu Bộ Công Thương đã tính đến tác động xã hội, tác hại đến sức khỏe con người không? Sự cân đối giữa lợi về mặt kinh tế nếu kinh doanh thuốc lá điện tử đem lại và cái hại về chi phí bỏ ra để chăm sóc sức khỏe?
“Với đối tượng sử dụng thuốc lá điện tử và nung nóng, có một đối tượng là trẻ em gái. Khi Bộ Công Thương đề xuất thí điểm có tính tới sức khỏe của nguồn nhân lực không?”, bà Hoa đặt vấn đề.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho biết, Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ nghiên cứu quy định để quản lý sản phẩm thuốc lá điện tử. “Đó là nhiệm vụ chính trị đặt ra cho chúng tôi chứ không phải chúng tôi đi ngược lại với ý kiến của Bộ Y tế. Chúng tôi dựa vào nghiên cứu của các nước khi quản lý sản phẩm thuốc lá điện tử”, bà khẳng định.
Bộ Công Thương tập trung vào công tác ngăn chặn hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép các sản phẩm thuốc lá, xì gà, thuốc lá điện tử… Nhưng hình phạt hiện nay không mang tính răn đe, không khiến các đối tượng sợ.
“Đó là điều trăn trở chính vì vậy chúng tôi mới nghĩ đi vào quản lý để tốt hơn. Nếu thực hiện như hiện nay, không quản lý và cấm thì chế tài chưa rõ”, Thứ trưởng Công Thương giải thích.
Bà Thắng cũng khẳng định hiện nay chưa có văn bản nào cho nhập khẩu thuốc lá điện tử mà chỉ mới cho nhập thuốc lá điếu và xì gà.
Tại sao lại thí điểm với chất gây nghiện
“Tôi thấy kỳ lạ, tại sao lại thí điểm với chất gây nghiện, loại giết người mà thí điểm. Không thí điểm gì cả”, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) phản đối việc cho thí điểm quản lý thuốc lá thế hệ mới
Theo ông Trí, thuốc lá điện tử tràn lan trên thế giới và ở Việt Nam, rất có hại, hại toàn diện và rõ ràng. Vì vậy với tư cách người thầy thuốc, ông “đố ai tìm ra một chút ưu điểm về loại thuốc lá điện tử này”.
Đại biểu ngành y cũng cho rằng, thuốc lá điện tử cũng không có tác dụng hạn chế thuốc lá thông thường mà còn kích thích hút thuốc lá thông thường, tăng liều lượng lên, nguy hiểm ở chỗ là có rất nhiều chất gây nghiện, gây ung thư, với hơn 3.000 chất gây nghiện.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội). Ảnh: Phạm Thắng
Thiếu tướng Trần Nguyên Quân, Cục phó Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp – Bộ Công an nhất trí với quan điểm của Bộ Y tế rằng thuốc lá điện tử có tác hại đến sức khỏe con người, đặc biệt là thanh thiếu niên. Thuốc lá điện tử không chỉ gây hại sức khỏe mà còn cả về kinh tế do chi phí mua loại này đắt hơn thuốc lá thông thường rất nhiều, chi phí chữa trị sức khỏe tâm thần cũng rất tốn kém.
Ông Quân cũng nêu thực tế, các đối tượng phạm tội về ma túy thường lợi dụng sản phẩm thuốc lá điện tử để tẩm ướp, trộn ma túy vào.
Trong khi đó, thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử rất phổ biến, thậm chí đang đi ngoài đường cũng rút thuốc lá điện tử ra hút chờ đèn xanh đèn đỏ.
“Tỷ lệ hút thuốc lá điện tử gia tăng đáng lo ngại nên Bộ Công an đồng quan điểm với Bộ Y tế là thuốc lá điện tử có hại nhiều hơn là lợi ích về kinh tế và xã hội”, Thiếu tướng Trần Nguyên Quân nhận định.
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan. Ảnh: Phạm Thắng
Giải trình thêm, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan khẳng định lại quan điểm nhất quán của Bộ từ trước đến nay là đề xuất cấm thuốc lá điện tử.
Bộ trưởng Lan dẫn lại số liệu thống kê cho thấy, hiện nay mỗi năm có khoảng 40.000 người chết vì thuốc lá.
“Với trào lưu mới, tập trung chính ở thế hệ trẻ có nên mở ra cho thử, thí điểm hay không? Mở ra rồi mai sau không dừng lại được thì lúc đó ai chịu trách nhiệm trước sinh mạng của người dân Việt Nam?”, Bộ trưởng Y tế lo lắng và đề nghị cân nhắc hết sức kỹ lưỡng giữa lợi ích kinh tế và xã hội.
Bà mong muốn từ phiên giải trình hôm nay sẽ đưa ra được giải pháp để có thể áp dụng ngay.
Ma túy 'núp bóng' thuốc lá điện tử, đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới
Các loại thuốc lá điện tử ngày càng "bắt trend" nhanh chóng để thu hút giới trẻ. Chuyên gia cảnh báo tình trạng ma túy "núp bóng" thuốc lá điện tử, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Do đó, Bộ Y tế đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới bao gồm cả thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.
Chia sẻ tại Hội thảo cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến mua bán, sử dụng thuốc lá mới do Bộ Y tế tổ chức ngày 27/4, Thượng tá Nguyễn Minh Cương - Phó trưởng phòng 5, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an cho biết: "Có sự gia tăng tình trạng ma túy "núp bóng" dưới hình thức các loại hàng hóa tiêu dùng thông thường. Nổi lên là việc tội phạm thực hiện hành vi pha trộn, tẩm ướp các chất kích thích, ma túy mới dưới dạng thảo mộc hoặc dung dịch để sử dụng dưới dạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Người sử dụng các loại hàng hóa pha trộn, tẩm ướp này rất dễ ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng".
Theo Thượng tá Cương, tại Việt Nam trong ba năm trở lại đây, số lượng người sử dụng thuốc lá điện tử đang gia tăng. Các sản phẩm của thuốc lá điện tử hầu hết được đưa về Việt Nam theo đường xách tay, nhập lậu và chưa có các số liệu thống kê cụ thể về thực trạng sử dụng. Việc mua bán chủ yếu được thực hiện qua mạng internet, trang facebook mua bán của cá nhân, trao đổi, mua bán trên Hội nhóm. Ngoài ra, một số địa điểm trưng bày và bán sản phẩm ở những điểm có nhiều đối tượng sử dụng, thậm chí có điểm lén lút bán gần khu vực trường học.
Năm 2022, lực lượng quản lý thị trường toàn quốc đã phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý các vụ việc về buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép thuốc lá điếu ngoại nhập lậu, xì gà nhập lậu, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng với số vụ kiểm tra hơn 2.190 vụ, số xử lý trên 1.600 vụ, số lượng bao thuốc và tương đương xử lý trên 126.000 bao; số lượng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng trên 10.000 sản phẩm các loại. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là trên 7,7 tỷ đồng. Chỉ riêng 3 tháng đầu năm 2023 đã kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với khoảng 7.200 sản phẩm thuốc lá điện tử.
Theo báo cáo của công an các địa phương, năm 2022 toàn quốc phát hiện bắt giữ, xử lý 51 vụ, 97 đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy dưới dạng "núp bóng" thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử; trong đó ma túy được tẩm ướp vào thảo mộc, thuốc lá điện tử: 32 vụ, 58 đối tượng. Vật chứng thu giữ 124,1kg và 40,7 lít dung dịch có chứa chất ma túy loại ADB-BUTINACA dùng tẩm ướp, pha trộn, núp bóng dưới dạng thuốc thuốc lá điếu, tinh dầu thuốc lá điện tử.
Bộ Y tế đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới vì các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng) đều là các sản phẩm có hại cho sức khỏe.
Để bảo vệ sức khỏe giới trẻ, phòng ngừa hiệu quả việc các đối tượng lợi dụng các sản phẩm thuốc lá mới để hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an đề nghị Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công thương nghiên cứu, đề xuất phương án cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Trong trường hợp cho phép nhập khẩu, lưu hành tại Việt Nam thì tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá điện tử.
Bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế nêu rõ quan điểm, định hướng đề xuất chính sách của Bộ Y tế là bảo vệ sức khỏe người dân trên các lợi ích kinh tế, dựa trên căn cứ khoa học, điều kiện thực tiễn của Việt Nam, không thí điểm các sản phẩm có hại cho sức khỏe.
Bộ Y tế đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới vì các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng) đều là các sản phẩm có hại cho sức khỏe. Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng làm tăng tỉ lệ sử dụng thuốc lá, đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ và trẻ em gái, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thanh thiếu niên nên Nhà nước cần phải bảo vệ giới trẻ.
Cũng theo bà Trang, các sản phẩm thuốc lá mới có nguy cơ cao tiềm ẩn và phát sinh các tệ nạn xã hội nhất là sử dụng ma túy và các chất gây nghiện; đồng thời với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, ảnh hưởng đến sức khỏe, an ninh trật tự xã hội nghiêm trọng hơn rất nhiều so với thuốc lá thông thường.
Việc cho phép thí điểm thuốc lá nung nóng dẫn đến khó có thể kiểm soát được các sản phẩm tương tự, gây tốn kém ngân sách, giảm thu thuế, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước và chưa đủ điều kiện kỹ thuật để thực hiện trong khi sản phẩm này chỉ gây tác hại. Bên cạnh đó, việc cho phép thêm thuốc lá mới là đi ngược lại các nguyên tắc giảm cung, giảm cầu của Công ước khung về kiểm soát thuốc lá, Chiến lược quốc gia về Phóng chống tác hại thuốc lá và Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá.
"Cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới là phù hợp với xu hướng các nước trong khu vực và trên thế giới và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và điều kiện của Việt Nam: WHO khuyến cáo các quốc gia thành viên ngăn chặn việc bắt đầu sử dụng thuốc lá nung nóng" - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế nêu rõ.
Giới trẻ tiếp cận thuốc lá điện tử quá dễ dàng
Theo ThS.BS Nguyễn Thị An - Giám đốc Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam, kết quả Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên 13-15 tuổi năm 2021-2022 của Bộ Y tế cho thấy, có hơn 60% thanh thiếu nhiên được người khác cho thuốc lá điện tử; hơn 20% mua trên mạng internet và khoảng 2% mua từ chính bạn học.
Việc tiếp cận thuốc lá điện tử hiện nay quá dễ dàng, có hơn 18,4% thanh thiếu niên (16,3% nam, 20% nữ) đã nhìn thấy thông tin quảng cáo, tiếp thị thuốc lá điện tử. Các cách thức quảng cáo, tiếp thị sản phẩm này chủ yếu nhắm vào giới trẻ, sử dụng các kênh thông tin phổ biến của giới trẻ, sử dụng thanh thiếu niên để quảng cáo.
Do đó, bà An cho rằng, Việt Nam cần thực hiện các biện pháp kiểm soát thị trường, đẩy mạnh thực thi và tăng cường các quy định về chống buôn lậu, quảng cáo và bán các sản phẩm thuốc lá điện tử/thuốc lá nung nóng để ngăn chặn sự gia tăng sử dụng trong thanh thiếu niên, không nên cho phép thí điểm lưu hành các sản phẩm này trên thị trường.
Nhiều bệnh nhân ngộ độc ma túy, cần sa tổng hợp tẩm trong thuốc lá điện tử
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cảnh báo đã có nhiều trường hợp cấp cứu vì ngộ độc ma túy, cần sa tổng hợp tẩm trong thuốc lá điện tử sau khi sử dụng loại sản phẩm này. Một số bệnh nhân đột quỵ não, tổn thương đa tạng, hôn mê, co giật, tổn thương tim, sốc, suy thận... Xét nghiệm các loại thuốc lá điện tử mà bệnh nhân hút đã phát hiện cần sa tổng hợp 5F-ADB, ADB-BUTINACA...
"Thuốc lá điện tử là môi trường cho các ma túy mới tồn tại, gây thêm gánh nặng về y tế, an ninh, xã hội... Chính vì vậy nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử, do đó chúng tôi cũng đề nghị khẩn cấp cấm lưu hành thuốc lá điện tử ở Việt Nam" - TS. Nguyên nói.
Nguy hại của thuốc lá điện tử chứa ma tuý
SKĐS - Giới trẻ thường tò mò và muốn thử nghiệm những điều mới mẻ, hấp dẫn. Nhưng thuốc lá điện tử chứa ma tuý cực kỳ nguy hại với sức khoẻ.
Dương Hải
Nhiều học sinh bị ngộ độc thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng Bộ Y tế đề nghị Sở y tế các địa phương tăng cường truyền thông về tác hại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha, sau khi ghi nhận nhiều học sinh ngộ độc các sản phẩm này Ngày 24-4, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đã ký ban hành công văn...