Bộ Y tế đề xuất cấm bán rượu bia ở quán karaoke
Rượu bia có thể bị cấm bán tại quán karaoke, cấm bán và cấm uống đối với người dưới 18 tuổi, trong thời gian làm việc… theo đề xuất của Bộ Y tế.
Họp về các vấn đề xã hội của Quốc hội tại TP HCM ngày 28/4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thảo luận các quy định trong dự luật Phòng chống tác hại của rượu bia. Dự thảo đề xuất cấm bán cũng như cấm uống rượu bia ở người dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai, người đã có biểu hiện say. Cấm cán bộ, công viên chức và người lao động sử dụng rượu bia trong thời gian làm việc, nghỉ giữa giờ giữa các ca trong ngày làm việc.
Bộ Y tế đề xuất không bán rượu bia tại quán karaoke, không bán cho người dưới 18 tuổi. Luật cũng nghiêm cấm bán rượu bia bằng máy bán tự động. Cấm quảng cáo, giới thiệu rượu bia từ 15 độ trở lên. Quảng cáo rượu bia dưới 15 độ trên báo hình, báo nói chỉ được thực hiện từ sau 22h đến 6h sáng hôm sau. Doanh nghiệp rượu bia không được tài trợ các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, y tế, giáo dục, thể thao, vui chơi giải trí.
Ảnh: wokandrolldc
Video đang HOT
Ước tính hiện khoảng 230-280 triệu lít rượu thủ công chưa quản lý được. Việt Nam thuộc 12 quốc gia trên thế giới cho phép người dân tự nấu rượu, trong đó rượu thủ công chiếm gần 80% lượng rượu tiêu dùng. Dự thảo đề ra các biện pháp kiểm soát rượu thủ công, cấp phép sản xuất rượu. Các nhà soạn thảo luật cho rằng nắm bắt được sản lượng và quản lý chất lượng của ít nhất 50% rượu thủ công không chỉ góp phần nâng cao chất lượng, hạn chế tác hại mà dự kiến còn mang lại nguồn thu thuế gần 1.000 tỷ đồng mỗi năm.
Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh đến kế hoạch lập Quỹ Nâng cao sức khỏe cộng đồng từ nguồn thu đóng góp bắt buộc của người sử dụng và doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu rượu bia. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phí tổn kinh tế do rượu bia chiếm 1,3-12% GDP mỗi quốc gia, trong đó chi phí gián tiếp để giải quyết hậu quả thường cao hơn chi phí trực tiếp. Giả sử phí tổn do rượu bia ở Việt Nam ở mức 1,3% GDP thì thiệt hại khoảng 60 nghìn tỷ đồng, trong khi đó đóng góp cho ngân sách nhà nước của ngành sản xuất rượu bia, nước giải khát của Việt Nam năm 2012 chỉ 19 nghìn tỷ.
Mỗi người Việt Nam bình quân tiêu thụ 6,6 lít cồn một năm, mức hàng đầu châu Á. Tỷ lệ uống rượu, bia mức nguy hại ở nam tăng gần gấp đôi sau 5 năm, từ 25,1% năm 2010 lên 44,2% năm 2015. Rượu bia là một trong số 5 nguyên nhân cao nhất dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới, gây hơn 200 bệnh tật. Uống rượu bia cũng là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông tại Việt Nam; là tác nhân gây bạo lực gia đình, tội phạm, mất an ninh trật tự.
Dự thảo luật Phòng chống tác hại rượu bia sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp năm 2018 để có thể thông qua vào năm 2019.
Theo Lê Phương (VNE)
Hà Nội đình chỉ 126 quán karaoke
Từ kết quả tổng kiểm tra các quán karaoke, Hà Nội ra quyết định đình chỉ 126 cơ sở, yêu cầu trên 530 quán tạm dừng hoạt động để khắc phục tồn tại.
Ngày 11/4, Phó giám đốc cảnh sát phòng cháy chữa cháy Hà Nội Nguyễn Tuấn Anh thông tin, từ sau vụ cháy quán karaoke số 68 phố Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy (ngày 1/11/2016) làm 13 người chết, lực lượng chức năng đã phối hợp tổng kiểm tra toàn diện các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar.
Sau vụ cháy quán karaoke ở 68 Trần Thái Tông, thành phố Hà Nội đã tổng kiểm tra toàn bộ cơ sở kinh doanh loại hình này trên địa bàn. Ảnh minh hoạ: Bá Đô.
"Lực lượng chức năng đã kiểm tra 1.569 quán karaoke, lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính 353 trường hợp với số tiền 871 triệu đồng. Ra quyết định đình chỉ và tạm đình chỉ hàng loạt cơ sở", ông Tuấn Anh cho biết.
Các lỗi vi phạm thường gặp của quán karaoke là công trình ở trong ngõ không đảm bảo điều kiện tiếp cận chữa cháy, nguồn nước hạn chế, chuyển đổi công năng từ nhà dân sang, vi phạm biển quảng cáo tấm lớn phía trước ảnh hưởng đến khả năng thoát nạn...
"Đến nay còn 126 quán bị đình chỉ, 531 quán phải khắc phục và tới cuối năm 2017 sẽ tiếp tục kiểm tra theo đúng quy định mới về điều kiện kinh doanh karaoke", Phó giám đốc Sở PCCC nói.
Cũng theo ông Tuấn Anh, toàn thành phố có gần 2.700 trụ nước cứu hỏa nhưng có tới trên 380 trụ nước qua kiểm tra cho thấy không hoạt động được khi cần thiết, do những hạng mục này nằm ở vị trí xa nhà máy nước, cuối nguồn.
Giám đốc Sở PCCC Hà Nội Hoàng Quốc Định cho biết, thông tin báo cháy đến lực lượng cảnh sát thường bị chậm 6 - 10 phút. Bên cạnh đó, thống kê cho thấy có đến 70% thông tin báo cháy là do hàng xóm, người đi đường, chỉ 30% do chủ nhà, chủ công trình tự báo.
Võ Hải
Theo VNE
Sau cháy, quán karaoke "đua nhau" lắp thang thoát hiểm Sau vụ cháy quán karaoke khiến 13 người chết, hàng loạt cơ sở kinh doanh dịch vụ này trên địa bàn quận Cầu Giấy đã "đua nhau" lắp đặt thang thoát hiểm. Ngày 1-11-2016, vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại quán karaoke số 68 Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội) xảy ra làm 13 người thiệt mạng. Ngay sau đó, UBND quận...