Bộ Y tế đề nghị thanh tra tiêm vắc-xin
Bộ Y tế có công văn đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiêm chủng vắc-xin.
Thanh tra toàn diện việc tiêm chủng trên toàn quốc
Thời gian qua, tại tỉnh Quảng Trị đã xảy ra 3 trường hợp trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm chủng vắc-xin viêm gan B. Đoàn điều tra nguyên nhân của Bộ Y tế đã phát hiện một số sai sót trong quá trình thực hiện các quy định về chuyên môn. Mặt khác, sau khi thanh kiểm tra một số địa phương về thực hiện công tác tiêm chủng, Bộ Y tế nhận thấy một số địa phương chưa thực hiện nghiêm túc các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế về công tác Tiêm chủng mở rộng trong việc quản lý vắc-xin, sinh phẩm y tế và tập huấn cho cán bộ thực hiện công tác tiêm chủng.
Để chấn chỉnh và tăng cường an toàn tiêm chủng, đảm bảo quyền lợi cho người dân được phòng bệnh chủ động theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, ngày 30/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị Chủ tịch UBND chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai các nội dung sau:
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tiêm chủng trên địa bàn bảo đảm an toàn theo đúng các quy định của Bộ Y tế về việc sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế. Đặc biệt lưu ý tư vấn đầy đủ cho gia đình hoặc người được tiêm chủng về tác dụng, lợi ích và những rủi ro có thể gặp phải khi tiêm chủng.
Tại cơ sở tiêm chủng mỗi tháng có thể bố trí cán bộ y tế có trình độ chuyên môn khám sàng lọc trước khi tiêm để loại trừ những trường hợp chống chỉ định. Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, cơ số thuốc, trang thiết bị y tế và các phương tiện cần thiết khác để kịp thời xử lý các phản ứng sau tiêm chủng nếu có. Theo dõi trẻ sau tiêm, hướng dẫn người nhà của trẻ cách theo dõi tại nhà và mang trẻ đến cơ sở y tế khi có biểu hiện bất thường sau tiêm.
Video đang HOT
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiến hành thanh tra toàn diện về công tác tiêm chủng, đình chỉ hoạt động và xử lý nghiêm các đơn vị nếu có sai phạm. Trường hợp xảy ra tai biến thì khẩn trương chỉ đạo các cơ quan liên quan xử lý và tìm nguyên nhân và công bố công khai nguyên nhân tai biến. Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với cá nhân vi phạm, những người liên quan và xử lý nghiêm theo quy định.
Các tỉnh cần tăng cường đầu tư trang thiết bị cho công tác tiêm chủng, đặc biệt là dây chuyền lạnh và các trang thiết bị cần thiết khác trong công tác tiêm chủng. Chỉ đạo Sở Y tế, Trung tâm y tế dự phòng tổ chức tập huấn, cấp chứng chỉ tham dự tập huấn về an toàn tiêm chủng cho các bán bộ y tế trong cả ngoài tiêm chủng mở rộng. Chỉ đạo các đơn vị liên quan tuyên truyền, giáo dục về các lợi ích của tiêm chủng phòng bệnh và những rủi ro có thể gặp phải để người dân yên tâm, tin tưởng vào công tác tiêm chủng mở rộng.
Theo Mai Hương (Khampha.vn)
Trẻ chết sau tiêm: Đừng đổ trách nhiệm
Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra hiện tượng trẻ tử vong sau khi tiêm phòng vắc-xin. Việc kết luận không rõ ràng của cơ quan chức năng đã khiến dư luận xã hội nghi ngờ về tính an toàn của các vắc-xin đang được sử dụng.
Xung quanh vấn đề trên, Báo Giao thông có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội.
Liên tiếp đón nhận những thông tin về việc trẻ em tử vong sau khi tiêm vaccine những ngày qua, cũng như việc kết luận không rõ ràng từ phía các cơ quan chức năng, bà suy nghĩ gì?
Bà Nguyễn Thị Hoài Thu
Dù thế nào đi chăng nữa thì Bộ Y tế cũng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự việc này, chứ không thể đổ thừa cho ai được. Trước đây, không có những vấn đề như vậy xảy ra, nhưng thời gian gần đây thì liên tiếp xảy ra các vụ việc tiêm chủng vắc-xin khiến trẻ tử vong, thì Bộ Y tế phải xem xét lại quy trình quản lý của mình, đặc biệt là quy trình nhập khẩu thuốc.
Đối với vấn đề xảy ra ở Quảng Trị vừa qua, trước hết những người có trách nhiệm trong ngành Y tế cần phải nghiêm túc nhìn nhận sự việc, chứ không thể cứ đổ qua đổ lại cho nhau. Sau khi sự việc xảy ra, tôi thấy người dân đang rất hoang mang. Không chỉ có những gia đình có con nhỏ trong độ tuổi cần tiêm chủng lo lắng mà ngay cả những người già cũng cảm thấy bất an về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho nhân dân của ngành Y tế. Nhiều người có con nhỏ sau khi sinh vẫn đang không biết có nên tiêm vaccine cho con không, mà tiêm thì biết tiêm cái gì bây giờ?
Sau vụ việc thương tâm xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị làm tử vong 3 trẻ sơ sinh sau tiêm vắc-xin phòng viêm gan B, Hội đồng chuyên môn đã kết luận nguyên nhân tử vong là do "sốc phản vệ chưa rõ nguyên nhân". Bà thấy kết luận như vậy đã thuyết phục chưa?
Kết luận như vậy theo tôi là chưa thuyết phục, bởi vì người dân đâu có biết sốc phản vệ là như thế nào? Cái đó chỉ có người trong Ngành, những người có chuyên môn mới biết. Mình muốn làm cho người dân hiểu thì phải nói cho dân dã, phải giải thích rõ ràng sốc phản vệ là như thế nào, lỗi này thuộc về ai, thì người dân mới bớt lo lắng và hiểu được.
Thuốc này là thuốc nhập từ nước ngoài, nó không có "chân" để tự đi, không có "cánh" để tự bay về Việt Nam được. Như vậy ở đây là phải làm sáng tỏ vấn đề ai nhập, nhập của ai và trách nhiệm nhập như thế nào, tiếp đó là phải xem xét hạn sử dụng của thuốc có còn không, đây là hạn sử dụng thật hay giả... Theo tôi việc này ngành y tế và các cơ quan chức năng cần phải làm sáng tỏ trong thời gian sớm nhất, để làm dịu bớt dư luận trong nhân dân.
Ngành y tế phải tìm ra giải pháp tối ưu trong quy trình tiêm chủng
Cũng đã có ý kiến cho rằng, rất có thể vắc-xin tiêm cho trẻ đã bị biến chất, thành chất cực độc trong quá trình sản xuất, bảo quản, do vậy khi tiêm vào cơ thể làm trẻ chết ngay sau đó. Nếu đúng như vậy thì nó phản ánh điều gì, phải chăng việc quản lý ở đây là "có vấn đề"?
Quản lý nhà nước về vấn đề sức khỏe của người dân là trách nhiệm của Bộ Y tế. Như tôi đã nói ở trên, để xảy ra vấn đề như vậy thì ngành Y tế phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tuy nhiên, trách nhiệm của cá nhân đến đâu thì Bộ Y tế cần phải kiểm điểm nghiêm túc qua các khâu như nhập khẩu thuốc, kiểm tra thuốc, quy trình tiêm... để xử lý trách nhiệm.
Theo tôi, vấn đề kỷ luật, xác định trách nhiệm cá nhân chỉ là một phần, nhưng cái quan trọng nhất là bây giờ ngành Y tế phải tìm ra giải pháp tối ưu trong quy trình tiêm chủng, không để lặp lại các sự việc đáng tiếc. Bây giờ ngành Y tế phải trả lời cho người dân biết phải sử dụng loại vắc-xin viêm gan B nào cho trẻ, đó mới là vấn đề bức thiết. Vấn đề này cũng khẩn cấp như chữa "nước lụt, lửa cháy", bởi vì trẻ sinh ra nếu không có vắc-xin phòng bệnh kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả về sau.
Bộ Y tế không thể làm rõ nguyên nhân vụ 3 trẻ chết sau tiêm vắc-xin Vì sức khỏe người dân, đem lại lòng tin của cộng đồng đối với chương trình tiêm chủng mở rộng - một chương trình có ý nghĩa lớn trong việc phòng bệnh cho trẻ, Bộ Y tế đã có Công văn số 4593 đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an đề xuất chỉ đạo các cơ quan liên quan tiến hành điều tra xác định nguyên nhân sự việc 3 trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine tại Quảng Trị và có kết luận sớm nhất. Theo Bộ Y tế, đây là một sự cố hy hữu đáng tiếc và cũng là sự việc bất thường, nhưng đặc biệt nghiêm trọng gây tử vong cùng lúc 3 trẻ sơ sinh và qua công tác kiểm tra, xác minh, Bộ Y tế không thể làm rõ được nguyên nhân và nhận thấy cần phải điều tra nguyên nhân một cách độc lập, khách quan nhằm xác định đúng người, đúng việc đã gây ra sự việc trên, tránh tình trạng bao che và gây dư luận không tốt. An Na
Theo Đình Quang (giaothongvantai.com.vn)
Người nhà các bé qua đời vì vắcxin kể lại vụ việc đau lòng "Con trai tôi sinh ra đẹp, bụ bẫm lắm. Vậy mà chỉ một mũi tiêm đã đoạt đi tính mạng đứa con bé bỏng mà vợ chồng tôi chờ đợi 12 năm trời đằng đẵng". Anh Đạo, thứ 2 từ trai sang đau đớn chờ đưa thi thể con về mai táng. Đó là những lời nói nghẹn ngào của anh Nguyễn Đình...