Bộ Y tế đề nghị 9 bộ tiêm vaccine COVID-19 mũi 3, mũi 4 cho cán bộ, nhân viên
Bộ Y tế nhận định dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, có thể xuất hiện các biến chủng mới, vaccine COVID-19 giảm khả năng miễn dịch theo thời gian.
Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc gửi 9 bộ về việc tăng cường tiêm vaccine COVID-19 cho quân nhân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Theo đó, 9 bộ nhận công văn gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Công Thương; Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng; Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tiêm vắc-xin Covid-19 cho nhân viên y tế
Trong công văn, Bộ Y tế nhận định tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, có thể xuất hiện các biến thể mới, vaccine COVID-19 giảm khả năng miễn dịch theo thời gian.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và để tăng cường miễn dịch cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động, quân nhân, chiến sĩ, Bộ Y tế đề nghị các bộ quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông, vận động cán bộ, công nhân viên trong ngành tham gia tiêm chủng đầy đủ, kịp thời để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng theo hướng dẫn.
Video đang HOT
Các bộ chỉ đạo các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý liên hệ với cơ sở tiêm chủng trên địa bàn để được tiêm chủng. Bộ Y tế đề nghị các bộ tổ chức Lễ phát động chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 mũi 3, mũi 4 cho cán bộ, công nhân viên trong ngành ngay trong tuần đầu tháng 7/2022.
Tại Việt Nam, hệ thống quản lý điều trị COVID-19 của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) ghi nhận trong số 32.212 trường hợp tử vong do COVID-19, có tới 52,8% số ca tử vong chưa tiêm vaccine; 29,8% đã tiêm 1 mũi hoặc 2 mũi và chỉ có 7,3% đã tiêm 3 mũi.
Ngoài ra, Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho hay các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, kháng thể kháng virus SARS-CoV-2 sau tiêm mũi 3 sẽ suy giảm đáng kể khoảng 15 tuần sau khi tiêm, nhất là kháng thể kháng biến chủng Omicron.
Theo hướng dẫn mới nhất, Bộ Y tế đã mở rộng đối tượng tiêm mũi 4 vaccine COVID-19 gồm: Người từ 50 tuổi trở lên; Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; Người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.747.397 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.475 ca nhiễm).
Đến nay, tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm ở nước ta là 232.676.319 liều.
Nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã nhận được lương bị nợ
Bệnh viện Tuệ Tĩnh vừa trả toàn bộ lương còn nợ cho 157 cán bộ, nhân viên y tế, trong đó gồm 50% lương từ tháng 5/2021 đến tháng 11/2021.
Bệnh viện Tuệ Tĩnh cũng đã chi trả toàn bộ lương tháng 12/2021 và tháng 1/2022 cho nhân viên.
Thông tin được bà Phạm Thị Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam, xác nhận ngày 27/1. Theo bà Bình, tổng số tiền chi trả lương cho 157 nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh là khoảng 10,2 tỷ đồng. Đây là số tiền trích từ quỹ Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam đề nghị Bộ Y tế tạm ứng trước.
"Ngoài 2,5 triệu đồng cho mỗi người, Công đoàn Y tế Việt Nam thông báo hỗ trợ thêm cho 157 nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh dịp Tết, trong ngày 27/1, tập đoàn tài trợ sẽ chuyển nốt 200 triệu đồng. Sau đó, 157 cán bộ y tế sẽ được nhận đủ khoản này", bà Bình cho biết.
Nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh cầm băng rôn ra trước cổng bệnh viện phản đối việc bị bệnh viện nợ 8 tháng tiền lương. (Ảnh: Đắc Huy)
Rất vui khi nhận được lương nhưng chị Lê Thanh Bình, Tổ trưởng Tổ công đoàn, Bệnh viện Tuệ Tĩnh chia sẻ, chị cũng như bao nhân viên khác của bệnh viện đều lo lắng cho tương lai. Đến nay Bệnh viện Tuệ Tĩnh chưa có thông báo cụ thể nào về phương án làm việc cũng như nguồn kinh phí để chi trả lương cho nhân viên thời gian tới.
"Chúng tôi mong sớm nhận được kế hoạch trên của bệnh viện để thêm niềm tin tiếp tục cống hiến và làm việc", chị Bình nói. Nhiều nhân viên khác của Bệnh viện Tuệ Tĩnh cũng mong mỏi sớm nhận câu trả lời của bệnh viện về kế hoạch làm việc cũng như chế độ chi trả lương cho các bộ, nhân viên để mọi người được yên tâm công tác.
Ngày 11/1, hơn 40 nhân viên y tế của Bệnh viện Tuệ Tĩnh cầm băng rôn trước cổng bệnh viện phản đối việc bị bệnh viện nợ 8 tháng tiền lương. Một số nhân viên chia sẻ, tháng 11/2021, mặc dù lãnh đạo Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam đã làm việc với Bộ Y tế và các ban ngành để giải quyết quyền lợi về lương cho hơn 160 y bác sĩ tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh nhưng đến thời điểm tháng 1/2022, tình hình vẫn chưa cải thiện, lương tháng 12 của nhân viên chưa được trả.
Thông tin với báo chí, lãnh đạo Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam cho biết, từ tháng 1/2019, Bệnh viện Tuệ Tĩnh được điều chỉnh sang hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định. Theo đó, vấn đề tiền lương và quản lý đội ngũ cán bộ, nhân viên của bệnh viện sẽ thực hiện theo pháp luật hiện hành và luật viên chức.
Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Bệnh viện Tuệ tĩnh phải triển khai nhiều giải pháp đồng bộ chống dịch như giãn cách, hạn chế tiếp nhận bệnh nhân hay giảm số bệnh nhân nên thời điểm đó bệnh viện hầu như không có bệnh nhân. Từ đó, công suất sử dụng giường bệnh của bệnh viện trong quý I năm 2021 chỉ đạt 15%, quý II đạt 51,19% và quý III đạt 12,1% so với số giường bệnh theo kế hoạch. Vì vậy, nguồn thu của bệnh viện không đủ để trang trải chi phí hoạt động thường xuyên, chỉ ưu tiên trả lương và các khoản trích nộp theo lương.
Trước những thực trạng trên, vừa qua Bộ Y tế có văn bản đề nghị Bộ Tài chính hỗ trợ 10,2 tỷ đồng trả lương nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Theo Bộ Y tế, để điều kiện cho bệnh viện có kinh phí duy trì hoạt động và bảo đảm quyền lợi của người lao động, Bộ Y tế đề nghị Bộ Tài chính xem xét và sớm trình Thủ tướng về việc hỗ trợ bệnh viện 10,2 tỷ đồng để chi lương, chi hoạt động thường xuyên cho bệnh viện do tác động của dịch COVID-19.
Bộ Tài chính cũng xem xét và cho ý kiến về việc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam cho Bệnh viện Tuệ Tĩnh vay (tạm ứng) từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp kết dư của Học viện để chi trả tiền lương, phụ cấp còn nợ cho viên chức, người lao động, tránh trường hợp người lao động tiếp tục đòi quyền lợi gây bất ổn.
Kết thúc năm tài chính, Bộ Y tế sẽ có trách nhiệm xét duyệt, thẩm định quyết toán năm 2021 của Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Trường hợp bổ sung dự toán trong năm 2021 để hỗ trợ chi thường xuyên cho bệnh viện còn thiếu, Bộ Y tế sẽ đề xuất ngân sách nhà nước. Nếu trường hợp số bổ sung dự toán trong năm 2021 thừa, Bộ Y tế sẽ kiến nghị thu hồi nộp trả ngân sách nhà nước theo quy định.
TT Y tế Q.Hồng Bàng, nơi xảy ra vụ 'bàn nhậu' trong giờ làm việc có giám đốc mới Trung tâm Y tế Q.Hồng Bàng, nơi vừa xảy ra việc người dân bắt gặp cán bộ, nhân viên đơn vị bày bàn nhậu trong giờ làm việc, vừa có giám đốc mới. Ngày 1.7, thông tin từ UBND TP.Hải Phòng cho biết, UBND TP.Hải Phòng đã quyết định bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Q.Hồng...