Bộ Y tế đã xác định được thời gian nguồn bệnh xâm nhập vào Hải Dương
Bộ Y tế xác định khả năng nguồn bệnh xâm nhập vào quán Thế giới bò tươi ở Hải Dương từ khoảng ngày 25-27/7, cùng chủng virus ở Đà Nẵng.
Những ngày tới có thể có thêm ca nhiễm mới
Ngày 18/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã họp triển khai công tác phòng, chống dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng là hiện hữu và phải đặc biệt lưu ý, tiếp tục nâng mức cảnh báo ở các địa phương, nhất là những đô thị lớn, nơi tập trung đông người, mật độ dân số cao.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương phải nâng cao cảnh giác để có thể phát hiện sớm các ca lây nhiễm trong cộng đồng, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó tránh để dịch bệnh xâm nhập, diễn biến phức tạp.
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế. (Ảnh: Đình Nam)
Về tình hình dịch bệnh trong nước, Ban Chỉ đạo khẳng định các biện pháp ứng phó với ổ dịch ở Đà Nẵng đã phát huy hiệu quả. GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết ổ dịch Đà Nẵng, Quảng Nam đang được kiểm soát. Số ca mắc giảm dần trong những ngày gần đây. Các địa phương Quảng Nam, Quảng Ngãi và một số tỉnh miền Trung cũng đang tăng cường truy vết, xét nghiệm, xác định các yếu tố nguy cơ để triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh.
Video đang HOT
Trong những ngày gần đây, đã nổi lên ổ dịch ở tỉnh Hải Dương với ca nhiễm đầu tiên ghi nhận ở quán “Thế giới bò tươi”.
Bộ Y tế xác định khả năng nguồn bệnh xâm nhập vào quán từ khoảng ngày 25-27/7, cùng chủng virus ở Đà Nẵng. Từ địa điểm này dịch lây lan ra cộng đồng. Hiện đã ghi nhận tổng số 11 trường hợp mắc COVID-19. Trong những ngày tới có thể có thêm ca nhiễm mới.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, ngay từ khi phát hiện ca nhiệm đầu tiên, tỉnh Hải Dương đã và đang quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó. Bộ Y tế cũng đã cử các đoàn xuống hỗ trợ, phối hợp cùng địa phương khẩn trương truy vết thật nhanh, xét nghiệm thật nhanh để khoanh vùng dập dịch…
Ông Nguyễn Đắc Vinh, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cho rằng, ổ dịch ở Hải Dương xuất phát từ không gian mở (nhà hàng), rất khó kiểm soát người đến, người đi,… Do vậy, cần đánh giá cụ thể, rút ra bài học để các địa phương thực hiện nghiêm ngặt các giải pháp phòng ngừa dịch bệnh tại những địa điểm có nguy cơ lây nhiễm, phát tán dịch bệnh cao. Bên cạnh các giải pháp y tế, cần triển khai các biện pháp cộng đồng phù hợp, giảm áp lực cho ngành y tế.
Cơ sở y tế tư nhân không được phép tổ chức dịch vụ xét nghiệm COVID-19
Trước thông tin gần đây xuất hiện tình trạng cơ sở y tế tư nhân tổ chức dịch vụ xét nghiệm COVID-19, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định đây là hoạt động không được phép. Các bệnh viện, cơ sở y tế đủ điều kiện xét nghiệm phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Các địa phương phải quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.
Tại cuộc họp, các chuyên gia và nhiều đại biểu nêu kinh nghiệm quản lý một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao tại các nước và trong bối cảnh dịch còn kéo dài chúng ta cần thực hiện mạnh hơn một số giải pháp kỹ thuật nhằm xác định, định vị người có nguy cơ để phục vụ việc truy vết và thực hiện chiến lược xét nghiệm có hiệu quả.
Nhấn mạnh yêu cầu phải tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc truy vết các trường hợp nghi ngờ để xét nghiệm hiệu quả, các chuyên gia kiến nghị Ban Chỉ đạo thống nhất giao cho các cơ quan chức năng nghiên cứu, trao đổi, thống nhất các nội dung về kỹ thuật, pháp lý, cơ chế kinh tế để trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành quy định mang tính bắt buộc chủ thuê bao di động cài đặt các ứng dụng (khai báo y tế điện tử, NCOVI, Bluezone) trên điện thoại thông minh (theo lộ trình phù hợp) để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trên tinh thần “chống dịch như chống giặc”, tất cả vì lợi ích chung của cộng đồng.
Bên cạnh các biện pháp “định vị mềm” nêu trên để nâng cao hiệu quả truy vết những trường hợp nghi ngờ, cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm triển khai biện pháp “định vị cứng” của một số nước tiên tiến đã áp dụng cho một số đối tượng có nguy cơ cao như đeo vòng điện tử,…
Mọi người dân cần thực hiện nghiêm túc các quy định, hướng dẫn phòng, chống dịch như hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, rửa tay thường xuyên…
Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để phòng, chống dịch là mọi người dân nên và phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
TP.HCM mở rộng xét nghiệm COVID-19 với 4 tỉnh thành có ổ dịch
Chiều 18-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết sẽ mở rộng đối tượng bắt buộc khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm tầm soát COVID-19 cho những người đến từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hà Nội, Hải Dương.
Nhân viên y tê lây dich phêt hong môt ngươi dân TP.HCM tư Đa Năng trơ vê tai tram y tê P.17, Q.Bình Thạnh - Anh: DUYÊN PHAN
Trước đó, TP đã phân loại nguy cơ và thực hiện việc xét nghiệm tầm soát các trường hợp rời Đà Nẵng từ ngày 1-7-2020, nhờ đó đã phát hiện sớm các trường hợp nhiễm COVID-19, kiểm soát sự lây lan trong cộng đồng.
Hiện nay, ngoài TP Đà Nẵng, đã xuất hiện các tỉnh, thành có trường hợp lây lan trong cộng đồng hoặc xuất hiện trường hợp nhiễm không rõ nguồn gốc như ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hà Nội, Hải Dương.
Để phát hiện sớm nguồn lây cũng như kiểm soát dịch bệnh, TP sẽ mở rộng đối tượng bắt buộc khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm tầm soát.
Theo đó, những người tiếp xúc gần, người về từ các địa điểm có bệnh nhân COVID-19 sống, làm việc, sinh hoạt; người đến từ các địa phương đang bị phong tỏa hoặc giãn cách xã hội sẽ thực hiện cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.
Với những trường hợp có đến các địa điểm được Bộ Y tế thông báo sẽ thực hiện cách ly tại nhà và được lấy mẫu xét nghiệm.
Những trường hợp về từ các vùng mà không phải vùng đã công bố có bệnh nhân COVID-19, không phải địa điểm được Bộ Y tế công bố, sẽ thực hiện tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm khi có dấu hiệu bệnh như: sốt, ho, đau họng, khó thở, giảm hoặc mất vị giác, khứu giác...
Hiện HCDC đang xây dựng kế hoạch cụ thể và sẽ triển khai khẩn cho 24 quận huyện thực hiện.
Theo Sở Y tế TP.HCM, đến nay đã có 53.317 người từng đến Đà Nẵng kể từ ngày 1-7 khai báo y tế tại 24 quận huyện. Những người này đã được lấy mẫu xét nghiệm, hiện đã có 52.675 người có kết quả âm tính, 6 người có kết quả dương tính đã được Bộ Y tế công bố (bệnh nhân 510, 517, 518, 567, 568 và 589), còn lại đang chờ kết quả.
Trong đợt tái bùng phát COVID-19 từ cuối tháng 7, tại Quảng Nam ghi nhận 91 ca nhiễm, Hà Nội 11 ca, Hải Dương 9 ca, Quảng Ngãi 5 ca, vốn là các địa phương xuất hiện nhiều ổ dịch, hầu hết có yếu tố dịch tễ liên quan đến Đà Nẵng
Covid-19 có thể xuất hiện tại ổ dịch Thế giới bò tươi từ cuối tháng 7 Bộ Y tế nhận định, Hải Dương sẽ còn phát hiện thêm các ca mắc Covid-19 mới. Sáng 18/8, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế đã nhận định ổ dịch Covid-19 tại thành phố Hải Dương tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, trong đó, ổ dịch lớn là nhà hàng...