Bộ Y tế có trách nhiệm trong sự cố y khoa tại địa phương
Ngày 26.12, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội thảo khoa học về vai trò của chính quyền địa phương trong công tác y tế. Tại hội thảo một số ý kiến cho rằng theo quy định việc chăm sóc sức khỏe người dân địa phương là trách nhiệm trực tiếp của chính quyền địa phương, nhưng Bộ Y tế có liên đới một phần trách nhiệm nếu các quy định pháp quy do Bộ Y tế ban hành chưa đủ mạnh hoặc dẫn đến sai sót.
Ảnh minh họa
Báo cáo của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận định trong năm 2013 với một số sự cố xảy ra tại các đơn vị y tế một số vụ việc Bộ Y tế vào cuộc chưa kịp thời, xử lý thiếu kiến thức pháp lý và kỹ năng quản lý nhà nước; chưa đề xuất được các giải pháp hiệu quả nâng cao y đức; chưa tích cực thanh tra các hoạt động y tế địa phương về chấp hành pháp luật trong lĩnh vực y tế. Bộ Y tế cần có bộ phận xử lý khẩn cấp rủi ro nghề nghiệp và có đầy đủ thông tin và công khai cho toàn dân.
Theo TNO
Hai mẹ con co ro trong túp lều rách nát
Túp lều rách nát, xiêu vẹo, chắp vá đủ bề của hai mẹ con chị Nguyệt nằm cuối rìa làng. Từng con gió đầu đông lùa vào khiến người đàn bà tuổi 60 này với chiếc áo khoác mỏng manh cứ run lên cầm cập.
Túp lều của 2 mẹ con chị Nguyệt
Đến khối 3, Nam Sơn, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc chúng tôi không khỏi chạnh lòng, thương cảm cho số phận túng quẫn của hai mẹ con chị Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1956) và Hoàng Phi Hổ (SN 1990).
Túp lều rộng chừng 15m2 rách nát, chắp vá đủ bề không thể ngăn được từng cơn gió lạnh buốt như cắt gia cắt thịt. Chị Nguyệt nằm bệt trên chiếc giường với chiếc áo khoác mỏng manh cứ run lên cầm cập. Chị bị bệnh đái tháo đường và tai biến đã 5 năm nay. Suốt ngày chị chỉ biết ở trong nhà không thể làm được việc gì, toàn bộ cuộc sống hằng ngày đều dựa vào đứa con trai Hoàng Phi Hổ.
Vì chỉ mới học hết lớp 1 nên Hổ không thể xin được một công việc ổn định, hằng ngày ai thuê gì làm nấy. Tính tình thật thà, chịu khó nên Hổ được bà con lối xóm thương, hễ có việc gì cũng gọi nhờ để Hổ có việc làm. Nếu có việc thường xuyên, mỗi tháng Hổ cũng kiếm được hơn một triệu đồng.
Video đang HOT
Nhiều lúc không có thuốc điều trị, sức khỏe của chị Nguyệt yếu hẳn đi, không thể đi lại được
Nằm trên chiếc giường ọp ẹp, chị Nguyệt nước mắt ngắn nước mắt dài: "Nó không dám lấy vợ, nó thấy hoàn cảnh của nó như thế này nên nó không dám yêu ai cả...".
Chị Nguyệt là người phụ nữ bất hạnh, từ nhỏ đã ốm yếu nên con đường tình duyên hết sức lận đận.
Mãi đến năm 30 tuổi, chị gặp anh Hùng rồi 2 người nảy sinh tình cảm với nhau. Nhưng vì biết anh Hùng đã từng có một đời vợ nên 2 bên nội ngoại phản đối hết sức kịch liệt và quyết từ mặt nên 2 người đến với nhau chỉ bằng một tờ giấy đăng ký kết hôn.
Không còn nơi dung thân, anh Hùng chị Nguyệt phải ra sống nhờ nơi gốc chợ. Ngày ngày đi làm thuê làm mướn sống qua ngày. Cuộc sống càng khó khăn, chật vật khi Hổ ra đời. Không nhà không cửa, không tiền bạc nên Hổ không được đi học. Hằng ngày 3 con người vất vưởng khắp chợ, ai thuê gì làm nấy để qua ngày.
Sự bất hạnh, khổ cực chị Nguyệt tưởng chừng đã tận cùng nhưng một lần nữa số phận trớ trêu lại ập xuống. Người chồng, chỗ dựa vững chắc cho 2 mẹ con trong một cơn bạo bệnh đã qua đời bỏ lại chị Nguyệt và đứa con trai chưa đầy 12 tuổi.
Trước sự ra đi đột ngột của anh Hùng khiến sức khỏe của chị Nguyệt vốn đã yếu nay lại càng yếu thêm. Chị không còn làm được những công việc nặng như trước đây nữa. Tất cả gánh nặng miếng cơm manh áo đè lên đôi vai của cậu bé 12 tuổi Hoàng Phi Hổ.
Ai thuê gì thì làm nấy, từ sáng cho đến tối lang thang khắp chợ Hổ cũng kiếm được vài chục nghìn đưa về cho mẹ. Nhờ ơn trời nên Hổ rất ít khi ốm đau.
Năm 2010, tổ ấm của 2 mẹ con chị một lần nữa bị đảo lộn khi UBND huyện Can Lộc cho quy hoạch lại khu chợ đồng nghĩa 2 mẹ con chị không còn chỗ dung thân. Trước hoàn cảnh quá bi đát, UBND huyện cho 2 mẹ con chị ở tạm trước một gốc bên vệ đường ở Khối 3, Nam Sơn của thị trấn Nghèn.
Túp lều mục nát, dù đã cố gắng dùng bao bì, nilong bưng kín nhưng vẫn không thể ngăn được những cơn gió lạnh buột như cắt da cắt thịt
Không mảnh đất cắm dùi, nên 2 mẹ con không có thêm khoản thu nhập nào khác ngoài những đồng tiền đi làm thuê, làm mướn, ngày có ngày không của Hổ. Trong túp lều tranh của 2 mẹ con trống hoác, không có thứ gì đáng tiền.
5 năm trở lại đây, sức khỏe của chị Nguyệt yếu hẳn đi khi một lúc chị mang trong mình 2 căn bệnh đái tháo đường và tai biến mạch máu não. Những lúc thời tiết thay đổi, chị Nguyệt chỉ nằm bệt một chỗ, mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào Hổ.
Khi chúng tôi đến thăm, thì chị Nguyệt đang ăn bữa cơm vội để uống thuốc nhưng gọi là bữa cơm nhưng chỉ có tô canh cải nước nhiều hơn cái ăn cho qua bữa.
"Tôi dù sao cũng già rồi, ở như thế nào cũng được, nó thì lại còn trẻ, còn cả một tương lai. Khi tôi chết đi rồi thì nó sẽ càng khổ hơn nữa. Nó đã thiệt thòi lắm rồi, từ nhỏ nó đã không được đi học, giờ lại không dám nghĩ đến chuyện lấy vợ vì hoàn cảnh gia đình. Mong sao cho nó có một công việc ổn định thì tôi chết cũng an lòng. ..." chị Nguyệt mếu máo.
Đơn cầu cứu của mẹ con chị Nguyệt
Khi chúng tôi hỏi về tương lai, đôi mắt Hổ bỗng hoe đỏ:"Em cũng lớn rồi, muốn có một công việc để đỡ đần cho mẹ, muốn có một người vợ có thể chia sẽ cùng em nhưng với hoàn cảnh nhà em như thế này thì không thể. Nhiều lúc em đi làm thuê ở xa, một mình mẹ ở nhà em không yên tâm".
Trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Đình Sơn, Chủ tịch UBND thị trấn Nghèn cho biết: "Mẹ con chị Nguyệt là hoàn cảnh hết sức đặc biệt khó khăn. Mẹ hay đau ốm, bênh tật, Hổ thì không được học hành nên vấn đề việc làm hết sức khó khăn. Giờ không có nhà ở nên chính quyền phải cho ở tạm ở đó, về lâu về dài thì chưa như thế nào cả. Chính quyền muốn giúp đỡ cũng khó".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1270: Bà Nguyễn Thị Nguyệt ở khối 3, Nam Sơn, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. ĐT: 01633.855.853 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Xuân Sinh - Văn Dũng
Theo Dantri
Điều dưỡng viên không thể cười vì... quá tải &'Một đêm trực 2 điều dưỡng phải chăm sóc 80 bệnh nhân. Người kêu đau, người kêu sốt, người khác thì nhăn nhó, điều dưỡng chạy chỗ này chạy chỗ kia, đố ai có thể cười được?', tiến sĩ Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, chia sẻ tại hội nghị khoa học điều dưỡng với chủ đề An toàn người...