Bộ Y tế chốt bổ sung 21 vi chất vào sữa học đường

Theo dõi VGT trên

Sau thời gian dài nghiên cứu, Bộ Y tế chốt phương án bổ sung 21 vi chất dinh dưỡng vào sữa tươi học đường để cải thiện tầm vóc người Việt.

Ngày 5/12, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 31, quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường.

Theo đó, sản phẩm sữa sử dụng trong chương trình Sữa học đường phải là sữa tươi nguyên chất tiệt trùngsữa tươi tiệt trùng và phải đảm bảo bổ sung 21 vi chất dinh dưỡng với hàm lượng nhất định.

Cụ thể, 21 vi chất dinh dưỡng bao gồm: Vitamin D3, canxi, sắt, vitamin A, E, C, B1, B2, B3, B5, B6, B7, B12, axit folic, vitamin K1, kẽm, đồng, i ốt, selen, phospho, magie.

Bộ Y tế chốt bổ sung 21 vi chất vào sữa học đường - Hình 1

Học sinh tại TP.HCM uống sữa học đường

Nguyên liệu đầu vào của sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu ban hành. Sữa này phải được cơ sở sản xuất, kinh doanh công bố sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường.

Chương trình sữa học đường được Thủ tướng phê duyệt tháng 7/2016. Hơn 2 tháng sau, Bộ Y tế ban hành Quyết định 5450, quy định tạm thời đối với sản phẫm sữa tươi trong chương trình sữa học đường.

Tuy nhiên trong Quyết định 5450 chưa quy định rõ cần bổ sung bao nhiêu vi chất và hàm lượng từng vi chất là bao nhiêu mà chỉ giao Viện Dinh dưỡng quốc gia chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thực phẩm và các đơn vị liên quan nghiên cứu rồi đề xuất để bổ sung phù hợp với từng nhóm đối tượng mẫu giáo, tiểu học.

Sau đó, có rất nhiều ý kiến khác nhau trong việc bổ sung vi chất vào sữa học đường, như 3, 18 hay 21 vi chất.

Hiện tại đã có 15 tỉnh triển khai chương trình sữa học đường như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Bắc Ninh, Sơn La… Tại Hà Nội, sản phẩm sữa học đường được sử dụng từng bổ sung 10 vitamin và 4 khoáng chất.

Chương trình sữa học đường ở một số quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan sau 5 năm triển khai được cho là đã giúp giảm tình trạng suy dinh dưỡng, tăng chiều cao của trẻ em (Trung Quốc tăng 2 cm, Thái Lan tăng 5 cm).

Thông tư quy định hàm lượng 21 vi chất dinh dưỡng trong sữa tươi học đường chính thức có hiệu lực ngày 20/1/2020.

Thúy Hạnh

Theo vietnamnet

Cần biểu dương Bộ Y tế đã nhanh chóng quy định rõ sản phẩm cho Sữa học đường

Trước hết cần phải hiểu đúng về mặt khoa học, do người ta hiểu không đúng mới cho rằng Bộ Y tế "chậm ban hành quy chuẩn sữa học đường".

LTS: Thời gian qua một số quan điểm trên truyền thông cho rằng, Bộ Y tế "chậm trễ ban hành quy chuẩn sữa học đường", gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Sau khi Bộ Y tế chính thức lên tiếng giải thích rõ, quy định về sản phẩm sữa tươi dùng cho Chương trình Sữa học đường đã có ngay từ năm 2016, còn việc bổ sung vi chất vào sữa tươi dùng cho chương trình cần phải có nghiên cứu khoa học, vẫn có một số luồng dư luận hối thúc Bộ Y tế ban hành thông tư về bổ sung vi chất.

Xung quanh vấn đề này, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Đáng - nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế. Mời quý bạn đọc theo dõi.

- Phóng viên: Thưa Phó giáo sư Trần Đáng, vừa qua trên truyền thông xuất hiện một số quan điểm cho rằng "Bộ Y tế chậm trễ ban hành quy chuẩn sữa học đường", gây khó khăn cho doanh nghiệp, ông có bình luận gì về điều này?

- Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Đáng:

Trước hết cần phải hiểu đúng về mặt khoa học, do người ta hiểu không đúng mới cho rằng Bộ Y tế "chậm ban hành quy chuẩn sữa học đường".

Cần biểu dương Bộ Y tế đã nhanh chóng quy định rõ sản phẩm cho Sữa học đường - Hình 1

Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, ảnh do Phó giáo sư cung cấp.

Video đang HOT

Trên thế giới chẳng có quốc gia nào có "quy chuẩn sữa học đường", mà chỉ có các quy chuẩn về các loại sản phẩm sữa, như sữa tươi, sữa bột, sữa chua...

Người ta dùng một hoặc các loại sản phẩm sữa này để đưa vào chương trình hỗ trợ học đường để cải thiện dinh dưỡng, giảm thiếu vi chất, giảm tỉ lệ còi xương ở trẻ mẫu giáo và tiểu học.

Sữa học đường là tên một chương trình, không phải tên một sản phẩm.

Vì thế cho nên không thể có "quy chuẩn sữa học đường" như cách hiểu trên truyền thông hiện nay.

Ngay Quyết định 1340/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ không giao cho Bộ Y tế xây dựng "quy chuẩn sữa học đường", mà giao Bộ Y tế xây dựng quy định về sản phẩm sữa tươi sử dụng cho Chương trình Sữa học đường.

Cần phải giúp dư luận hiểu rõ vấn đề này, không sẽ hiểu sai là có một loại sữa gọi là sữa học đường.

Tôi cho rằng Bộ Y tế đã rất khẩn trương, sau Quyết định 1340/QĐ-TTg của Thủ tướng chỉ có 2 tháng 20 ngày thì Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016, rất kịp thời, nên dư luận nào nói Bộ Y tế chậm trễ thì tôi cho rằng do họ hiểu chưa đúng.

Cái này do hiểu biết chưa đúng về các thuật ngữ chuyên môn.Cũng có thể có một số doanh nghiệp thắc mắc do hiểu chưa đúng nên cứ phát biểu theo cảm tính trên truyền thông vậy thôi.

Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng QCVN 5-1:2010/BYT đã có từ lâu và rất đầy đủ, 4 loại sữa tươi đáp ứng các quy định về kỹ thuật, quy định về quản lý trong quy chuẩn này thì được sử dụng cho Chương trình Sữa học đường.

Tôi cho rằng quyết định của Thủ tướng Chính phủ lựa chọn sữa tươi cho Chương trình Sữa học đường là một quyết định rất sáng suốt và nhân văn.

Bộ Y tế đã rất nhanh chóng và kịp thời ban hành quy định sản phẩm sữa tươi dùng cho chương trình, cần phải được biểu dương.

Phóng viên: Theo ông, tại sao Thủ tướng Chính phủ lại quyết định sử dụng sữa tươi cho Chương trình Sữa học đường mà không phải các loại sữa dạng lỏng khác?

Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Đáng:

Thủ tướng Chính phủ chọn sữa tươi cho Chương trình Sữa học đường bởi vì sữa tươi rất ưu việt. Nó đủ các chất dinh dưỡng và có nhiều yếu tố kháng thể cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Lâu nay trên thị trường sữa nước, một số doanh nghiệp nhập khẩu sữa bột về pha lại với nước và ghi tên mập mờ để đánh lừa người tiêu dùng.

Người tiêu dùng cứ thấy sữa nước thì tưởng là sữa tươi, nhưng kỳ thực không phải.

Chưa kể chất lượng sữa bột nhập khẩu, nguồn gốc xuất xứ người tiêu dùng không nắm được, nếu vì ham rẻ và lợi nhuận cao, người ta có thể sử dụng sữa bột kém chất lượng hoặc cận hạn để pha thành sữa nước.Những loại sữa pha từ sữa bột gọi là sữa hoàn nguyên, đã qua 2 - 3 lần xử lý nhiệt, làm gì còn các chất kháng thể như trong sữa tươi nữa?

Chính vì vậy Thủ tướng Chính phủ chọn sữa tươi cho Chương trình Sữa học đường là hoàn toàn chính xác.

Phóng viên: Xung quanh câu chuyện sản phẩm sữa tươi dùng cho Chương trình Sữa học đường, nhiều cơ quan truyền thông đang rất quan tâm đến vấn đề bổ sung vi chất.

Xin Phó giáo sư cho biết việc bổ sung vi chất vào thực phẩm nói chung, sữa tươi cho chương trình Sữa học đường nói riêng phải tuân thủ quy trình/nguyên tắc nào?

Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Đáng:

Về pháp lý, chương trình Sữa học đường phải được triển khai đúng quy định của pháp luật.

Quyết định 1340/QĐ-TTg của Thủ tướng yêu cầu đáp ứng 30% nhu cầu sắt, canxi và vitamin D vào năm 2020, ngoài ra không có vi chất nào khác.

Tôi cho rằng quy định như vậy rất chuẩn.

Tại sao quyết định của Thủ tướng Chính phủ lại tập trung vào chỉ tiêu đáp ứng 3 vi chất này?

Bởi qua nghiên cứu, đánh giá của các cơ quan chuyên môn và điều tra cộng đồng thì thấy có 2 hội chứng nổi lên với lứa tuổi mầm non và tiểu học.

Một là hội chứng thiếu máu, tức là thiếu sắt; thứ hai là hội chứng trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi.

Chính vì vậy Chính phủ quyết định tập trung vào giải quyết 2 vấn đề này chứ không làm dàn trải bởi sẽ không hiệu quả và không có nhân lực.

Muốn giải quyết vấn đề này, phải tập trung ngay vào việc bổ sung 3 chất cơ bản là sắt, canxi và vitamin D.

Sắt sẽ giải quyết vấn đề thiếu máu, còn vitamin D và canxi giải quyết vấn đề thấp còi, trong đó vitamin D đi kèm với canxi vì muốn hấp thụ canxi tốt, phải có vitamin D.

Cần biểu dương Bộ Y tế đã nhanh chóng quy định rõ sản phẩm cho Sữa học đường - Hình 2

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: Báo Kinh tế và Đô thị.

Thực ra vitamin D không bổ sung riêng, mà kèm canxi, bởi nếu dùng vitamin D riêng không theo chỉ định có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn.

Những vi chất khác, muốn bổ sung phải có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học của nó.

Về cơ sở khoa học, việc bổ sung vi chất vào thực phẩm, thế giới gọi là thực phẩm tăng cường phải đảm bảo cả 2 yếu tố, một là bổ sung vi chất nào, hai là bổ sung vào loại thực phẩm nào.

Danh từ chuyên môn gọi là loại thực phẩm được dùng để bổ sung vi chất là "thực phẩm mang".

Ví dụ nếu chúng ta sử dụng sữa để bổ sung vi chất, thì sữa là "thực phẩm mang".

Muốn bổ sung vi chất, các cơ quan chuyên môn phải nghiên cứu khoa học, khi bổ sung một loại vi chất vào một "thực phẩm mang" có phá hủy cấu trúc ban đầu không, có độc không, làm thế nào "thực phẩm mang" hấp thụ và chứa được vi chất kia mà không làm biến đổi nó...

Tiếp đến, các cơ quan chuyên môn phải đi điều tra cộng đồng, tuân thủ đúng hướng dẫn chi tiết của FAO và WHO xem nhóm nguy cơ nào ở cộng đồng đang bị thiếu hụt vi chất đó, vì sao lại thiếu hụt.

Phóng viên: Mặc dù Bộ Y tế đã giải thích rõ ràng rằng, cho đến hiện tại Bộ Y tế chưa quyết định bổ sung vi chất, vì muốn bổ sung vi chất nào vào sữa tươi cho chương trình Sữa học đường cũng phải dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học và đúng Quyết định 1340/QĐ-TTg, nhưng một số quan điểm vẫn truy tiếp Bộ Y tế, tại sao không bổ sung 21 vi chất, Phó giáo sư có thể lý giải như thế nào về điều này?Ví dụ, bệnh bướu cổ xuất hiện ở hầu hết các vùng thiếu i ốt, vậy phải bổ sung i ốt. Bổ sung vào cái gì? Lại phải nghiên cứu "thực phẩm mang", tức vật trung chuyển i ốt vào cơ thể, cuối cùng người ta thấy bổ sung qua muối là tốt nhất.

Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Đáng:

Ai thắc mắc thì phải chỉ ra được trẻ em thụ hưởng chương trình Sữa học đường đang thiếu những vi chất nào, đã điều tra cộng đồng chưa?

Nếu nó chỉ thiếu ở một vài người thì không đáng kể, mà phải thiếu ở một nhóm đối tượng tương đối rộng hoặc thiếu ở cả một vùng địa lý thì lúc đó phải báo cáo với chính quyền Nhà nước.

Khi đó Chính phủ mới ra quyết định bổ sung vi chất nào vào thực phẩm nào, chứ không phải Bộ Y tế có thể tự quyết việc này.

Ví dụ năm 2016 Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2016/NĐ-CP quy định tăng cường vi chất vào thực phẩm.

Trước đó các bộ chuyên môn đã phải tiến hành các điều tra, nghiên cứu khoa học rất chặt chẽ, lựa chọn "thực phẩm mang" phù hợp, để khi tăng cường vi chất không bị thay đổi, loại bỏ các nguy cơ phản ứng độc hại.

Nghiên cứu thành công rồi, các bộ chuyên môn mới báo cáo Chính phủ, Chính phủ thấy đảm bảo mới ban hành văn bản quy phạm pháp luật, lúc đó các cơ quan chuyên môn mới có cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện.

Cần biểu dương Bộ Y tế đã nhanh chóng quy định rõ sản phẩm cho Sữa học đường - Hình 3

Ảnh mang tính chất minh họa, nguồn: VTV.vn.

Do đó, việc bổ sung vi chất vào sản phẩm sữa tươi dùng cho chương trình Sữa học đường một là phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, ở đây là Quyết định 1340/QĐ-TTg trong đó chỉ yêu cầu đáp ứng chỉ tiêu 3 vi chất, không có vi chất khác thì không được tùy tiện đưa vào.

Hai là những vi chất khác muốn bổ sung, phải thực hiện theo đúng quy trình khoa học và pháp lý như trên chứ không phải Bộ Y tế thích thì quyết.

Muốn bổ sung vi chất nào khác vào sữa tươi cho chương trình Sữa học đường, Bộ Y tế phải chỉ đạo cơ quan chuyên môn nghiên cứu xem trẻ em độ tuổi mẫu giáo và tiểu học có thiếu hụt vi chất đó không, bổ sung như thế nào...?

Bổ sung vi chất có thể vào muối, bột mì, gạo ăn, nước mắm, bột nêm...chứ không phải chỉ có sữa tươi, và không phải vi chất nào cũng bổ sung được vào sữa tươi, WHO có quy định chi tiết về điều này.

Sau khi có kết quả điều tra, nghiên cứu từ bộ chuyên môn rồi, Chính phủ phải ra nghị định, tương đương Nghị định 09/2016/NĐ-CP mới có thể bổ sung, chứ không phải thích là bổ sung.

Phóng viên: Một số quan điểm cho rằng vi chất là tốt, bổ sung càng nhiều vi chất càng tốt, từ góc độ một nhà khoa học, Phó giáo sư có nhận xét gì về điều này?

Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Đáng:

Nói như vậy là hoàn toàn sai. Nếu không có nghiên cứu khoa học, các vi chất đó hình thành phản ứng hóa học gây ngộ độc thì sao?

Hai cái khắc nhau thì không được bổ sung, mà chỉ bổ sung 2 hoặc những vi chất nào cộng hưởng có lợi.Có những tác động cộng hưởng khi bổ sung đa vi chất theo nguyên tắc tương sinh hoặc tương khắc.

Đấy là chưa kể phải nghiên cứu xem "thực phẩm mang" nào phù hợp cho việc bổ sung các vi chất ấy.

Bổ sung vi chất đòi hỏi quy trình khoa học và pháp lý rất chặt chẽ, không thể lấy con người ra làm trò chơi, nhất là trẻ em.

Nếu sử dụng vi chất không cẩn thận, không có căn cứ khoa học, có thể ảnh hưởng đến cả thế hệ, cả giống nòi, ảnh hưởng về thể lực, ảnh hưởng về trí tuệ, ảnh hưởng về sức khỏe trước mắt cũng như lâu dài.

Quyết định 1340/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ toát lên một điều cao cả là sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt với trẻ em nên Thủ tướng Chính phủ rất thận trọng.

Chúng ta không thể ào ào, không thể cho trẻ em uống sữa "thí nghiệm" được.

Phóng viên: Chương trình Sữa học đường tại Hà Nội sử dụng sản phẩm bổ sung 17 vi chất không đúng với Quyết định 1340/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 5450/QĐ-BYT của Bộ Y tế, ông đánh giá thế nào về việc này?

Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Đáng:

Bây giờ phải xem ai tự động cho học sinh uống sữa như vậy, phải kỷ luật. Ai dám khẳng định trẻ em uống sản phẩm đó không xảy ra nguy cơ gì? Làm trái quyết định của Thủ tướng Chính phủ là không được.

Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình từ năm 2016, nhưng trong thời gian qua có sự nhập nhèm về đấu thầu sản phẩm cho chương trình Sữa học đường ở một số địa phương, cái đó không được.

Theo tôi, bất kỳ sản phẩm nào không đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế thì đừng cho trẻ con uống. Nên con cháu nhà tôi, tôi không cho uống sữa này, mà mình tự đi mua sữa tươi cho các cháu uống.

Trân trọng cảm ơn Phó giáo sư về cuộc trao đổi này!

Hồng Thủy

Theo giaoduc.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bến Tre: Phát hiện ổ bệnh thủy đậu tại một trường trung học cơ sởBến Tre: Phát hiện ổ bệnh thủy đậu tại một trường trung học cơ sở
18:22:18 09/01/2025
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt canxiDấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt canxi
16:48:02 10/01/2025
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu ăn đậu bắp thường xuyên?Điều gì xảy ra với cơ thể nếu ăn đậu bắp thường xuyên?
22:15:09 10/01/2025
Nỗ lực giữ nghề bó thuốc truyền thống của người Vân KiềuNỗ lực giữ nghề bó thuốc truyền thống của người Vân Kiều
21:14:00 10/01/2025
Uống nước chanh gừng mỗi sáng có tác dụng gì?Uống nước chanh gừng mỗi sáng có tác dụng gì?
10:30:17 09/01/2025
5 không khi dùng mật ong5 không khi dùng mật ong
18:17:51 09/01/2025
Lầm tưởng về vitamin D dẫn tới bổ sung không đúng cáchLầm tưởng về vitamin D dẫn tới bổ sung không đúng cách
10:13:52 09/01/2025
Một loại hợp chất rất tốt cho sức khỏe tim mạchMột loại hợp chất rất tốt cho sức khỏe tim mạch
10:19:31 09/01/2025

Tin đang nóng

Hoa hậu Jennifer Phạm và chồng hôn nhau đắm đuối, MC Mai Ngọc du lịch Thái LanHoa hậu Jennifer Phạm và chồng hôn nhau đắm đuối, MC Mai Ngọc du lịch Thái Lan
22:14:34 10/01/2025
Loạt sao Hollywood sụp đổ khi biệt thự bị thiêu rụi trong biển lửa ở CaliforniaLoạt sao Hollywood sụp đổ khi biệt thự bị thiêu rụi trong biển lửa ở California
22:05:18 10/01/2025
Ngoại hình "không góc chết" của bạn trai Hoa hậu Hương GiangNgoại hình "không góc chết" của bạn trai Hoa hậu Hương Giang
23:48:46 10/01/2025
Sao Hollywood nghẹn ngào khi vợ sắp sinh mà nhà bị cháy rụiSao Hollywood nghẹn ngào khi vợ sắp sinh mà nhà bị cháy rụi
22:30:51 10/01/2025
Quyền Linh ngỡ ngàng khi người đàn ông U.60 từ chối bà chủ salon xinh đẹpQuyền Linh ngỡ ngàng khi người đàn ông U.60 từ chối bà chủ salon xinh đẹp
22:07:46 10/01/2025
Nữ NSƯT U100 vẫn được khen đẹp, minh mẫn, móng tay cắt tỉa, tạo kiểu điệu đàNữ NSƯT U100 vẫn được khen đẹp, minh mẫn, móng tay cắt tỉa, tạo kiểu điệu đà
22:36:24 10/01/2025
Bức ảnh chụp màn hình trị giá 2,7 tỷ đồng khiến hàng ngàn người giật mìnhBức ảnh chụp màn hình trị giá 2,7 tỷ đồng khiến hàng ngàn người giật mình
22:05:34 10/01/2025
Siêu phẩm ngôn tình chiếu 200 lần vẫn top 1 rating, nam chính là tổng tài bá đạo 20 năm không có đối thủSiêu phẩm ngôn tình chiếu 200 lần vẫn top 1 rating, nam chính là tổng tài bá đạo 20 năm không có đối thủ
23:20:08 10/01/2025

Tin mới nhất

Dịch vụ y tá online giúp nhiều bệnh nhân và gia đình thoát khổ

Dịch vụ y tá online giúp nhiều bệnh nhân và gia đình thoát khổ

07:25:31 11/01/2025
Trong những năm gần đây, khi dân số Trung Quốc ngày càng già đi và nhu cầu chăm sóc người cao tuổi tại nhà tăng cao, dịch vụ y tá online được nhiều gia đình lựa chọn vì sự tiện lợi.
Những tổn thương tiềm ẩn do đi bộ quá nhiều

Những tổn thương tiềm ẩn do đi bộ quá nhiều

07:22:53 11/01/2025
Đi bộ chủ yếu tác động đến phần thân dưới nên có thể gây mất cân bằng sức mạnh cơ và tư thế xấu, tăng nguy cơ chấn thương do cơ thân trên yếu hoặc bị bỏ bê.
Dấu hiệu cảnh báo buồng trứng đa nang ở phụ nữ

Dấu hiệu cảnh báo buồng trứng đa nang ở phụ nữ

07:19:29 11/01/2025
Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường có nhiều biểu hiện như kinh nguyệt không đều, mệt mỏi, rậm lông, da mụn, đặc biệt là khó có thai.
Thừa vitamin E có gây hại cho sức khỏe không?

Thừa vitamin E có gây hại cho sức khỏe không?

07:18:53 11/01/2025
Vitamin E rất quan trọng đối với sức khỏe nhưng việc bổ sung quá nhiều vitamin E lại có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Việt Nam có loại rễ cây phơi khô, là 'thần dược' bổ máu lại cực tốt cho tim mạch

Việt Nam có loại rễ cây phơi khô, là 'thần dược' bổ máu lại cực tốt cho tim mạch

07:17:40 11/01/2025
Các hoạt chất trong đương quy có khả năng chống viêm, giảm sưng tấy, đặc biệt hiệu quả đối với những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
Mắt nhức mỏi là biểu hiện của bệnh gì?

Mắt nhức mỏi là biểu hiện của bệnh gì?

07:15:15 11/01/2025
Ánh sáng nguy hiểm khi tác động vào đáy mắt (võng mạc) sẽ gây tổn thương và làm chết các tế bào võng mạc, khiến mắt bị tổn thương và suy yếu sẽ dẫn đến thoái hóa hoàng điểm.
Cảnh báo đột quỵ khi thức giấc trong thời tiết lạnh

Cảnh báo đột quỵ khi thức giấc trong thời tiết lạnh

07:13:34 11/01/2025
Trời về sáng, tim đập nhiều hơn, huyết áp tăng cao hơn, nếu bệnh nhân thay đổi tư thế đột ngột, đi vệ sinh trong tình trạng chưa tỉnh táo hoàn toàn rất có nguy cơ xảy ra đột quỵ.
Thói quen sai lầm khiến bệnh đái tháo đường nặng hơn

Thói quen sai lầm khiến bệnh đái tháo đường nặng hơn

07:12:57 11/01/2025
Vì vậy, người bệnh cần theo dõi cả đường huyết lúc đói và sau ăn, và không chỉ thử một lần mỗi tuần mà phải kiểm tra nhiều lần trong ngày cho đến khi đường huyết ổn định. Mức đường huyết lý tưởng sau ăn (1-2 giờ) là dưới 10 mmol/L.
Gà và trứng: Loại nào có nhiều protein tốt hơn?

Gà và trứng: Loại nào có nhiều protein tốt hơn?

07:11:56 11/01/2025
Như vậy, thịt gà và trứng chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất khác nhau nhưng cả hai đều rất tốt cho sức khỏe và có thể được đưa vào nhiều chế độ ăn kể cả chế độ ăn paleo hay chế độ ăn keto.
Thời điểm uống cà phê ngăn ngừa nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch

Thời điểm uống cà phê ngăn ngừa nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch

21:11:55 10/01/2025
Trong thời gian theo dõi gần 10 năm, các nhà nghiên cứu từ Đại học Tulane ghi nhận nhóm uống cà phê buổi sáng có nguy cơ tử vong chung thấp hơn 16% so với những người không uống; nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch giảm 31%.
Se lạnh, chủ động phòng bệnh hô hấp theo mùa

Se lạnh, chủ động phòng bệnh hô hấp theo mùa

21:07:54 10/01/2025
Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, ăn chín uống sôi và bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch. Với trẻ em cần được đảm bảo tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Nước rửa bát có độc hại không?

Nước rửa bát có độc hại không?

16:48:05 10/01/2025
Mặt khác, có nhiều thông tin cho rằng một số loại nước rửa bát có hàm lượng formaldehyde (chất gây ung thư) vượt mức cho phép, khiến người dùng lo ngại về nguy cơ mắc bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Làm đẹp cho chàng mùa tết 2025 cùng gợi ý áo dài nam đặc sắc

Làm đẹp cho chàng mùa tết 2025 cùng gợi ý áo dài nam đặc sắc

Thời trang

07:27:13 11/01/2025
Mùa tết 2025 đã cận kề và bạn có thể nhanh chóng tìm được chiếc áo phù hợp với chính mình, chiếc áo dài đặc sắc cho bạn trai, chồng hay một người nam yêu thương từ những gợi ý dưới đây.
Anh rể nhắn tin xin lỗi vợ con vì mắc bệnh nan y vô phương cứu chữa, 6 tháng sau chị tôi ngỡ ngàng phát hiện anh là "đại gia"

Anh rể nhắn tin xin lỗi vợ con vì mắc bệnh nan y vô phương cứu chữa, 6 tháng sau chị tôi ngỡ ngàng phát hiện anh là "đại gia"

Góc tâm tình

07:20:16 11/01/2025
Đáng lẽ anh rể tôi nên đi làm diễn viên chứ không phải là một gã đàn ông bình thường lương 7 triệu. Tôi có một người chị gái hơn mình 5 tuổi.
Khởi tố, bắt tạm giam cựu Giám đốc Sở TN-MT Bạc Liêu

Khởi tố, bắt tạm giam cựu Giám đốc Sở TN-MT Bạc Liêu

Pháp luật

07:18:17 11/01/2025
Ông Phạm Quốc Nam, cựu Giám đốc Sở TN-MT Bạc Liêu, bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Lột xác mới toanh ngày đầu năm với bảng màu nổi bật như Jisoo

Lột xác mới toanh ngày đầu năm với bảng màu nổi bật như Jisoo

Phong cách sao

07:17:18 11/01/2025
Màn xuất hiện mới nhất của Jisoo khiến khán giả phải chú ý ngay bởi tủ đồ nổi bật. Giờ đây, các nàng có thể lột xác mới toanh với những bảng màu khó nhằn nhưng lại được Jisoo thể hiện vô cùng cuốn hút.
Hà Tĩnh: 2 vụ ô tô rơi xuống sông Chợ Giấy

Hà Tĩnh: 2 vụ ô tô rơi xuống sông Chợ Giấy

Tin nổi bật

07:15:59 11/01/2025
CSGT H.Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa đưa ra cảnh báo nguy cơ mất an toàn giao thông sau khi liên tiếp xảy ra 2 vụ xe ô tô rơi xuống sông Chợ Giấy.
Gợi ý 10 hoạt động trải nghiệm vui và tiết kiệm trong dịp Tết Nguyên đán 2025

Gợi ý 10 hoạt động trải nghiệm vui và tiết kiệm trong dịp Tết Nguyên đán 2025

Du lịch

07:08:01 11/01/2025
Một khảo sát gần đây của Booking.com cho thấy 80% du khách Việt cho biết ưu tiên của họ là đi du lịch nhưng đồng thời, họ cũng sẽ tìm kiếm kỹ lưỡng hơn để tìm ra lựa chọn phù hợp nhất với túi tiền.
Người dân dẫn bộ xe máy qua giao lộ vì đèn giao thông mất điện

Người dân dẫn bộ xe máy qua giao lộ vì đèn giao thông mất điện

Netizen

07:04:14 11/01/2025
Nhiều tài xế không dám lái ô tô qua giao lộ quốc lộ 22 - Giáp Hải (H.Củ Chi, TP.HCM) vì đèn tín hiệu giao thông tại đây không hoạt động khiến giao thông ùn tắc nghiêm trọng.
Ông Trump gia tăng áp lực đối ngoại

Ông Trump gia tăng áp lực đối ngoại

Thế giới

06:58:17 11/01/2025
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump phát biểu về hàng loạt vấn đề đối ngoại, đồng thời không loại trừ khả năng dùng sức ép quân sự hoặc kinh tế để đạt mục tiêu.
Sao Việt 11/1: Kỳ Duyên khoe đường cong, Lương Thuỳ Linh rạng rỡ bên mẹ

Sao Việt 11/1: Kỳ Duyên khoe đường cong, Lương Thuỳ Linh rạng rỡ bên mẹ

Sao việt

06:31:12 11/01/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên khoe đường cong nóng bỏng trong khung cảnh hoàng hôn lãng mạn, Hoa hậu Lương Thuỳ Linh cùng mẹ đi chụp ảnh áo dài đón Tết.
Lộ diện mỹ nam Han So Hee công khai thể hiện sự quan tâm hậu chia tay Ryu Jun Yeol

Lộ diện mỹ nam Han So Hee công khai thể hiện sự quan tâm hậu chia tay Ryu Jun Yeol

Sao châu á

06:28:01 11/01/2025
Mới đây mỹ nhân họ Han đã gửi xe cafe và đồ ăn nhẹ đến phim trường The Manipulated của D.O.. Chiếc xe này không chỉ phục vụ cafe, mà còn dán rất nhiều meme vui nhộn của thành viên EXO.
Kim Se Jeong 'hoán đổi cơ thể' với Kang Tae Oh

Kim Se Jeong 'hoán đổi cơ thể' với Kang Tae Oh

Hậu trường phim

06:14:41 11/01/2025
Mới đây, Kang Tae Oh và Kim Sejeong xác nhận sẽ đóng vai chính trong dự án phim sắp tới The moon flows in this river của đài MBC.