Bộ Y tế chỉ đạo phối hợp hỗ trợ cứu hộ sự cố sạt lở tại Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3
Ngày 14/10, Bộ Y tế có công điện khẩn nhằm tập trung đối phó với bão số 7 và tình hình mưa lũ tại khu vực Trung Bộ.
Hướng đi của bão số 7
Theo đó, để chủ động ứng phó với bão số 7 còn diễn biến hết sức phức tạp, Bộ Y tế (Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn) yêu cầu các vụ/cục cơ quan Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh/thành phố, từ Quảng Ninh đến Phú Yên, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Trung tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ, đặc biệt là bão số 7 để bổ sung kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Đồng thời rà soát các phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để đảm bảo công tác cấp cứu, thu dung, điều trị và phòng, chống dịch bệnh cho nhân dân không bị gián đoạn.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, thuốc, hóa chất, vật tư y tế phòng, chống lụt bão, tổ chức trực ban, cấp cứu, sẵn sằng thu dung cấp cứu cho nạn nhân khi cần.Triển khai các phương án bảo vệ hoặc di dời các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân, cán bộ y tế cũng như trang thiết bị tại các cơ sở y tế, chủ động sơ tán cơ sở y tế những vùng thấp, trũng, vùng có nguy cơ lũ quét, lũ ống và sạt lở đất.
Ngoài ra, duy trì chế độ trực các đội cấp cứu cơ động, các tổ đội cơ động phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường sẵn sàng hỗ trợ cho tuyến dưới khi có yêu cầu. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam và các đơn vị y tế khác chủ động phối hợp với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương, để thống nhất phương án hỗ trợ, cấp cứu, điều trị các nạn nhân tại các khu vực bị ảnh hưởng, tổn thất do thiên tai, đặc biệt là sự cố sạt lở tại Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3.
Video đang HOT
Đặc biệt, Bộ Y tế yêu cầu rà soát lượng dự trữ thuốc, hóa chất và vật tư y tế kịp thời để bổ sung dự trữ thuốc, hóa chất, vật tư cần thiết.
Đối với Vụ Kế hoạch tài chính, Văn phòng Bộ Y tế, Cục quản lý khám, chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý môi tường y tế, Bộ Y tế yêu cầu cử cán bộ lãnh đạo và chuyên viên tổ chức trực ban, sẵn sàng tham gia đoàn công tác của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai kiểm tra, hỗ trợ các địa phương, đơn vị, chuẩn bị thuốc, hóa chất và các phương tiện cần thiết sẵn sàng tổ chức đoàn công tác của Bộ Y tế đi kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị phòng, chống lũ bão khi có yêu cầu.
Đồng thời phân công nắm tình hình các địa phương kịp thời báo cáo đề xuất lãnh đạo Bộ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hỗ trợ địa phương. Ban hành các văn bản hương dẫn chuyên môn các địa phương thực hiện khắc phục hậu quả sau thiên tai. Quan trong là đảm bảo kinh phí cho các hoạt động phòng, chống thiên tai theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ.
Khám chữa bệnh từ xa: Nhiều bệnh nhân nguy kịch được cứu chữa kịp thời
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, sau 2 tháng triển khai đồng loạt Đề án khám, chữa bệnh từ xa, đã có hơn 1.000 điểm cầu khám, chữa bệnh được kết nối với hơn 20 BV tuyến TƯ và các BV tuyến cuối của Hà Nội và TP HCM.
Nhiều ca bệnh phức tạp đã được các bác sĩ hội chẩn và cứu sống kịp thời không phải chuyển lên tuyến trên. Những điểm cầu vùng sâu, vùng xa đã được kết nối như: Trường Sa, Cô Tô, Mường Nhé...
Cứu chữa kịp thời
Cụ thể, ngày 1-9-2020, mẹ con sản phụ Trần Thị T (30 tuổi) giáo viên ở huyện Ba Đồn, Quảng Bình đã được cứu sống kịp thời nhờ thực hiện tốt hội chẩn trực tuyến giữa BV Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới và BV Trung ương Huế thông qua Đề án Khám chữa bệnh từ xa - Telehealth. Chị T nhập viện khi thai 35 tuần, dọa sinh non, có hội chứng tăng đông máu, nguy cơ tắc mạch máu rất hiếm gặp ở Việt Nam và trên thế giới. Sản phụ đã được BV Hữu Nghị Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới báo cáo hội chẩn qua Telehealth với BV Trung ương Huế. Hai mẹ con sản phụ đã được cứu sống kịp thời.
Ngày 4-9, BVĐK tỉnh Quảng Ninh đã cứu sống bệnh nhân T.V.C (32 tuổi), Bình Liêu, Quảng Ninh. Bệnh nhân T.V.C được phẫu thuật trong tình trạng tràn khí màng phổi, tái phát do vỡ kén khí màng phổi nhờ sự chỉ đạo trực tuyến của các chuyên gia ngoại khoa của BV Hữu nghị Việt Đức thông qua hệ thống y tế từ xa. Ngày 11-9, BV Bạch Mai hỗ trợ BVĐK tỉnh Hòa Bình cứu sống bệnh nhân sốc phản vệ, ngừng tim gần 60 phút nhờ khám, chữa bệnh từ xa...
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết thêm, mục tiêu của Đề án khám, chữa bệnh từ xa là tất cả mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sĩ từ tuyến xã đến tuyến T.Ư. Bên cạnh đó, người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới góp phần phòng, chống dịch bệnh, giảm quá tải BV tuyến trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người dân.
Trong giai đoạn hiện nay với mục tiêu vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế-xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để các BV có căn cứ hoạt động và có các hướng dẫn cụ thể, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Quản lý khám, chữa bệnh phối hợp với các bên liên quan bước đầu xây dựng các văn bản hướng dẫn trong giai đoạn đầu của đề án.
Đó là hướng dẫn quy trình tổ chức hội chẩn khám, chữa bệnh từ xa; quy chế hướng dẫn bảo mật thông tin trong tư vấn, hội chẩn khám, chữa bệnh từ xa; danh mục các kỹ thuật khám, chữa bệnh từ xa; sách vàng 1.000 điểm cầu khám, chữa bệnh từ xa.
Tại BV ĐH Y Hà Nội tổ chức định kỳ tiến hành 1 tuần 2 buổi Telehealth (thứ ba và thứ năm). Mỗi buổi, sẽ có trung bình từ 8-10 bệnh nhân nặng được tham gia hội chẩn trực tuyến. Sau 5 tháng triển khai, BV đã tổ chức được 40 buổi hội chẩn Telehealth, 293 ca bệnh được hội chẩn; 162 BV đề xuất tham gia kết nối.
BV Hữu nghị Việt Đức tổ chức tư vấn phẫu thuật trực tuyến qua hệ thống mổ nội soi với công nghệ 3D Einstein Vision cho BV tuyến dưới. Ảnh: X.Thanh
Triển khai bài bản để đạt kết quả tốt nhất
Bác sỹ Hoàng Quang Trung - GĐ BVĐK tỉnh Hà Tĩnh cho biết, qua 26 lần triển khai hội chẩn trực tuyến với BV ĐH Y Hà Nội, 29 bệnh nhân nặng của BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đã được các chuyên gia đầu ngành phân tích kỹ lưỡng, đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp nhất cho mỗi bệnh nhân. Nhờ đó, các bệnh nhân được điều trị tốt nhất ngay tại chỗ, hạn chế việc chuyển tuyến, tiết kiệm chi phí và giảm tải cho các BV tuyến trên.
Các thầy của BV ĐH Y Hà Nội triển khai rất bài bản và tâm huyết, có kiểm tra kết quả sau mỗi buổi hội chẩn nên bắt buộc các BV sau khi hội chẩn xong phải tập trung vào điều trị bệnh nhân. Sau 1 tuần, các thầy sẽ hỏi lại kết quả thực hiện. Đồng thời, việc triển khai khám chữa bệnh từ xa với BV ĐH Y Hà Nội không chỉ mang lại lợi ích lớn cho người bệnh mà còn tạo điều kiện cho các bác sĩ tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh cơ hội để học hỏi và nâng cao chuyên môn.
Tại BV Nhi Trung ương, BV đã có quy định bác sỹ trực toàn viện sẽ tiếp nhận và hướng dẫn cho các bác sỹ các tuyến để bảo đảm xử lý tốt nhất. Hiện nay, BV đã triển khai Telehealth thường quy với hình thức hội chẩn song phương.
"Chúng tôi chưa triển khai hội chẩn đa phương vì còn liên quan bảo mật bệnh nhân, uy tín bác sỹ soạn bệnh án, uy tín của BV. Sau phiên hội chẩn, chúng tôi có khoảng 15-20 phút mở toàn bộ hệ thống các điểm cầu vào để các chuyên gia Trung ương giảng bài trên tình huống cụ thể. Thí dụ như, từ trường hợp một ca bệnh ở Cô Tô về xử lý cơn giật do sốt cao, các chuyên gia cũng đã có 10-15 phút đưa ra kiến thức cập nhật cho các tuyến về xử trí" - PGS.TS Trần Minh Điển, PGĐ BV cho biết.
Tại BV Hữu nghị Việt Đức - đơn vị đầu tiên thực hiện khám chữa bệnh từ xa cách đây 15 năm trong dự án tăng cường năng lực các BV vệ tinh do Bộ Y tế phê duyệt năm 2004. Năm 2006, BV Hữu nghị Việt Đức đã bắt đầu thực hiện tư vấn phẫu thuật trực tuyến cho ca bệnh đầu tiên tại BV Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng) và từ đó đã trở thành hoạt động thường xuyên.
Đến nay, BV đã kết nối với trên 100 điểm cầu, trong đó có các BV tuyến huyện, các BV công và BV tư đăng ký trở thành điểm cầu vệ tinh của BV Hữu nghị Việt Đức. Từ đầu tháng 9-2020, khi khai trương Trung tâm Tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, BV Hữu nghị Việt Đức thường xuyên tổ chức tư vấn phẫu thuật trực tuyến, đặc biệt qua hệ thống mổ nội soi với công nghệ 3D Einstein Vision cho BV tuyến dưới.
Từ trung tâm y tế cấp huyện, xã cũng có thể lên hệ thống này hỏi ý kiến của chuyên gia ở tuyến T.Ư. Mọi khoảng cách địa lý, sự phân cấp tuyến này tuyến kia sẽ được xóa nhòa. GS.TS Trần Bình Giang - GĐ BV Hữu nghị Việt Đức nhận định, với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực truyền thông và công nghệ số như hiện nay, thì càng ngày chúng ta càng có nhiều phương tiện để làm việc tốt hơn đặc biệt là hoạt động khám, chữa bệnh từ xa này. Đồng thời, người bệnh là đối tượng được hưởng thụ trực tiếp từ những thành công của việc triển khai hệ thống khám, chữa bệnh từ xa.
Một trong những khó khăn hiện nay của triển khai khám chữa bệnh từ xa là việc chi trả bảo hiểm cho các bác sĩ các tuyến như thế nào. GS.TS Nguyễn Lân Hiếu - GĐ BV ĐH Y Hà Nội cho biết: "Hiện nay, Luật Khám, chữa bệnh chưa sửa đổi, chúng ta chưa có hành lang pháp lý cho việc triển khai ký đơn khám chữa bệnh từ xa như thế nào. Ví dụ vừa qua chúng tôi hội chẩn cho một bệnh nhân người Lào ở BV 199, nhưng đơn thuốc cho người bệnh vẫn là bác sĩ của BV 199 ký".
Bộ Y tế thẩm định cấp phép hoạt động Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang Ngày 26-9, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Sài Gòn Nha Trang, đoàn công tác của Bộ Y tế do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh làm trưởng đoàn, đã đến làm việc và thẩm định cấp phép hoạt động cho BVĐK Sài Gòn Nha Trang. Trong buổi thẩm định, thầy thuốc...