Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ nhân bản 600 phiếu siêu âm tim cho phi công
Bộ Y tế đề nghị rà soát và kiểm tra lại toàn bộ hoạt động khám sức khoẻ cho phi công và tiếp viên tại Trung tâm Y tế Hàng không.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam và Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Phúc khẩn trương có báo cáo chi tiết vụ “nhân bản” hơn 600 phiếu siêu âm tim cho phi công, tiếp viên hàng không tại Trung tâm Y tế Hàng không.
Cục yêu cầu 2 đơn vị xác minh toàn bộ sự việc liên quan và sai phạm (nếu có), công khi kết quả xác minh, xử lý cho cơ quan truyền thông.
Trung tâm Y tế hàng không nơi “nhân bản” hơn 600 phiếu siêu âm tim
Đặc biệt, Bộ Y tế đề nghị Cục Hàng không khẩn trương rà soát và kiểm tra hoạt động khám sức khỏe nói chung và khám sức khoẻ cho phi công, tiếp viên hàng không nói riêng tại Trung tâm Y tế Hàng không.
Video đang HOT
Nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của pháp luật và hướng dẫn liên quan đến công tác cấp giấy khám sức khoẻ, giám định sức khỏe.
Vụ việc gian dối hồ sơ sức khoẻ, nhân bản hơn 600 phiếu siêu âm tim tại Trung tâm Y tế Hàng không đã được VietNamNet phản ánh. Hành động này không chỉ là gian lận, trục lợi về tiền bạc mà còn đe doạ trực tiếp tới an ninh, an toàn hàng không.
Được biết Trung tâm Y tế Hàng không là bệnh viện hạng 2, là 1 trong 2 cơ sở giám định y khoa, chăm sóc sức khỏe nhân viên hàng không duy nhất được Cục Hàng không cấp phép.
Sự việc nhân bản hơn 600 phiếu âm tim tại đơn vị này xảy ra từ tháng 7 -11/2019, trong đó có 154 hồ sơ sức khỏe phi công giám định sức khỏe lần đầu và 470 hồ sơ sức khỏe tiếp viên khám tuyển có phiếu siêu âm tim có các chỉ số giống nhau.
Tất cả các phiếu siêu âm tim nói trên đều do bác sĩ Lê Minh Tuấn, đang công tác tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, BV đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc ký. Ông Tuấn được Trung tâm Y tế Hàng không thuê làm siêu âm tim cho phi công và tiếp viên. Tuy nhiên qua rà soát, ông Tuấn khẳng định, tất cả chữ ký tại các phiếu siêu âm đều là giả mạo.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Máy bay Vietjet trượt đường băng lỗi lớn ở phi công
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, nguyên nhân ban đầu sự cố chuyến bay VJ322 hôm qua có thể nhận định lỗi lớn ở phi công.
Liên quan đến sự cố hạ cánh của máy bay Vietjet xảy ra trưa 14/6, trả lời báo chí bên lề Quốc hội chiều nay (15/6), Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, đây là sự cố hàng không đặc biệt nghiêm trọng.
"Nguyên nhân ban đầu có thể nhận định lỗi lớn ở phi công. Khi máy bay hạ cánh, phi công thực hiện theo lệnh cấp phép của cơ quan quản lý bay nhưng phi công có quyền thực hiện hạ cánh hoặc không.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, đến giờ này Vietjet vẫn chưa lời xin lỗi...
Với diễn biến thời tiết phức tạp, phi công cần đánh giá đúng tình hình để đảm bảo an toàn cho chuyến bay. Kể cả khi nhận huấn lệnh hạ cánh thì phi công cũng có thể xin chuyển hướng và thực hiện hạ cánh ở sân bay dự bị hoặc phải bay chờ", Bộ trưởng nói.
Theo ông Thể, trường hợp chuyến bay VJ322, phi công đã quyết định hạ cánh trong điều kiện thời tiết bất lợi và sự cố đã xảy ra.
"Tổ điều tra sẽ đọc thông tin hộp đen để làm rõ, đặc biệt là quyết định hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất của phi công", lời Bộ trưởng. Nếu kết luận xác định là lỗi của hãng và phi công thì việc xử lý sẽ được thực hiện nghiêm theo quy định.
Bộ trưởng Thể nhìn nhận vai trò điều hành bay của cơ quan không lưu cũng rất quan trọng. Bộ đã yêu cầu Tổ điều tra của Cục Hàng không làm rõ nhóm điều hành bay tại Tân Sơn Nhất, làm rõ lệnh của quản lý bay cho phép phi công hạ cánh, các số liệu liên quan đến chuyến bay, điều kiện thời tiết mà quản lý bay nắm được....
Văn hóa ứng xử của hãng hàng không
Nói về việc sự cố này khiến cho sân bay Tân Sơn Nhất phải đóng cửa đường băng trong nhiều giờ khiến hành khách phải chờ đợi, hàng trăm chuyến bay của các hãng và cảng hàng không bị ảnh hưởng nhưng Vietjet vẫn chưa có 1 lời xin lỗi nào, Bộ trưởng cho rằng, điều đó thể hiện văn hóa hàng không, thể hiện văn hóa ứng xử của hãng hàng không này.
Bộ trưởng cho biết, đã yêu cầu các cơ quan liên quan phải khẩn trương điều tra và có kết luận trong thời gian sớm nhất. Vì công tác điều tra có liên quan tới rất nhiều việc, trong đó quan trọng nhất là đọc thông tin dữ liệu hộp đen, ghi nhận ý kiến đánh giá của chuyên gia... đảm bảo kết quả điều tra chính xác, kịp thời nên cần có thời gian.
"Khi có kết luận điều tra, những cá nhân, tập thể nào có liên quan thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật", Bộ trưởng khẳng định.
Trước đó, lúc 11h23 hôm qua, chuyến bay VJ322 khởi hành từ Phú Quốc hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 12h10, bất ngờ bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa gió lớn tại khu vực sân bay, tàu bay đã trượt ra ngoài mép đường cất hạ cánh 25L/07R.
Sự cố khiến sân bay Tân Sơn Nhất dừng hoạt động hơn 6 giờ, hàng trăm chuyến bay đi từ Tân Sơn Nhất hoặc từ sân bay khác đến Tân Sơn Nhất bị ảnh hưởng.
Tịch thu bằng lái 2 phi công lái máy bay hạ cánh trượt đường băng Tân Sơn Nhất Xác nhận với VTC News, lãnh đạo Cục Hàng không cho hay, đơn vị tịch thu bằng lái của phi công điều khiển máy bay hạ cánh trượt đường băng Tân Sơn Nhất trưa nay 14/6. Theo lãnh đạo Cục Hàng không, ngay sau khi xảy ra sự cố, nhà chức trách ngay lập tức tạm thu bằng lái của hai phi công,...