Bộ Y tế chậm công bố dịch sởi, coi nhẹ y tế dự phòng
Trao đổi với PV sáng 16/4, bác sỹ Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng, cho rằng, đáng lẽ đến giờ này phải công bố ngay dịch sởi và Bộ Y tế đã chậm trễ trong công bố dịch.
Ông Kansai, trưởng đại diện tổ chức Y tế thế giới, thăm bệnh nhi sởi tại BV Nhi T.Ư. ảnh: Thái Hà Ông Kansai, trưởng đại diện tổ chức Y tế thế giới, thăm bệnh nhi sởi tại BV Nhi T.Ư
Hiện nay bệnh sởi đang diễn biến rất phức tạp và đã có hơn 100 trẻ em tử vong trong khi Bộ Y tế vẫn chần chừ không muốn công bố dịch, thậm chí trước đó chỉ công bố có 25 ca tử vong do sởi, là một bác sỹ nhi khoa ông nghĩ sao?
Tôi thấy Bộ Y tế đã phản ứng chậm. Chúng ta nói Bộ Y tế giấu dịch hay chạy theo thành tích thì vấn đề này là muôn thủa, không chỉ của Bộ Y tế mà ở nhiều ngành khác trong cơ chế quản lý hiện nay. Ngay vụ dịch sởi này, từ đầu năm đến nay đã có tới 6.600 trường hợp sốt phát ban trong đó gần 2.500 trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh sởi.
“Bộ Y tế còn có vẻ chần chừ, có thể do nắm thông tin không chắc, khả năng quyết đoán trong quản lý không cao. Nhưng theo tôi cái cốt lõi là trong nhiều năm qua, Bộ Y tế coi nhẹ công tác y tế dự phòng”.
Bác sỹ Nguyễn Trọng An
Đến nay đã có 59/63 địa phương ghi nhận có bệnh nhân sởi. Đặc biệt số ca tử vong do mắc sởi ngay tại Bệnh viện Nhi Trung ương là 25.
Chiều 15/4 khi Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tới thăm thì con số bệnh nhân tử vong do sởi và biến chứng được báo cáo là trên 100 ca, chưa kể một số bệnh nhân bệnh nặng xin về và tử vong tại nhà.
Các bệnh viện tại Nghệ An, Thanh Hóa, Yên Bái cũng có thông báo về việc có bệnh nhân tử vong do sởi. Rõ ràng lúc này phải công bố có dịch sởi. Công bố có dịch để làm gì?
Thực ra không phải công bố có dịch là chúng ta xấu xa hay gì đâu. Mà công bố dịch để toàn bộ hệ thống chính trị, các ngành, các cấp phải vào cuộc, chung tay dập dịch.
Bác sỹ Nguyễn Trọng An
Video đang HOT
Theo đó, từ các bộ, ngành, UBND các cấp, truyền thông phải vào cuộc. Phải trang bị thêm các trang thiết bị, máy thở xuống các bệnh viện tuyến tỉnh để dập dịch chứ không thì trẻ em chết nhiều quá, số ca mắc nhiều quá.
Vậy phải chăng Bộ Y tế chưa làm hết trách nhiệm trong phòng dịch hay ở đây có lý do khách quan nào, thưa ông?
Là bác sỹ nhi khoa, từng nhiều năm làm việc trong Bệnh viện Nhi Trung ương, sau đó qua công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tôi thấy, xét về cả ba phương diện (Mức độ lan tỏa của bệnh sởi nhanh và rộng; Số người chết và mắc rất nhiều; Khả năng kiểm soát của cơ quan y tế không đáp ứng được) thì có thể kết luận Bộ Y tế đã chậm trễ trong công bố dịch.
Tại sao đến giờ này chưa công bố dịch? Tôi cho rằng phải công bố ngay dịch sởi. Thế nhưng đến nay, Bộ Y tế còn có vẻ chần chừ, có thể do nắm thông tin không chắc, khả năng quyết đoán trong quản lý không cao. Nhưng theo tôi cái cốt lõi là trong nhiều năm qua, Bộ Y tế coi nhẹ công tác y tế dự phòng.
Ở các nước phát triển, Y tế dự phòng là nhiệm vụ của Y tế công, còn điều trị là công- tư kết hợp. Ở nước ta hiện quá coi nhẹ dự phòng nên vấn đề phòng bệnh thế nào, chất lượng vắc xin ra sao, dập dịch thế nào khi dịch bùng phát là cả vấn đề mà tôi cũng không đủ thông tin để phân tích sâu thêm.
Hôm qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói một điều mà chúng ta phải suy nghĩ là ông đi kiểm tra do thấy được thông tin cảnh báo trên mạng xã hội (Facebook) của một bác sỹ nhi, như vậy để thấy ông đã không được báo cáo kịp thời về mức độ của bệnh sởi, ông nghĩ sao về thực tế này?
Như tôi đã nói ở trên, với cơ chế quản lý và chính sách như hiện nay thì rất dễ rơi vào quan liêu, cứ ngồi ở trong văn phòng máy lạnh để nghe báo cáo, nghe thông tin, chất lượng vắc xin… thì những thông tin chính xác, thông tin đúng rất khó có được. Việc nghi ngờ giấu thông tin có thể có nhưng tôi không dám khẳng định.
Cảm ơn bác sỹ!
Theo Tiền phong
Trẻ tử vong do sởi: Lại chuyện hai số liệu cùng đúng!
Đã có 108 trẻ tử vong do sởi và các biến chứng sau sởi, trong khi đó nhiều trẻ đã tiêm vắc-xin phòng sởi nhưng vẫn mắc.
Thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, chiều 15/4, trong buổi báo cáo với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.
Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu, trong 108 trẻ tử vong, có 103 ca tại Bệnh viện Nhi T.Ư, 4 ca tại Bệnh viện Bạch Mai và 1 ca tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư.
Dịch sởi bùng phát bất thường
"Số mắc sởi tại cộng đồng năm nay có thấp hơn so với đợt dịch năm 2009-2010 nhưng số tử vong cao hơn, số ca nặng nhiều hơn. Con số 25 ca tử vong mà Bộ Y tế công bố là hợp lý", ông Phu nói.
Cũng theo TS Phu, nghiên cứu virus sởi cho thấy chưa có biến đổi gene và độc lực, do đó việc xác định nguyên nhân là rất cần thiết. Vì vậy, khi công bố số liệu phải hết sức khoa học và chính xác để tránh hoang mang cho người dân.
"Bộ Y tế cũng đang tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu về virus học, đặc điểm lâm sàng, dịch tễ học của bệnh để có những kết luận chính xác nhất".
Tại buổi họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế bằng mọi biện pháp không để bệnh nhi bị lây chéo các bệnh khác khi đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế; Khẩn trương tìm biện pháp tiến tới khống chế và cân nhắc công bố dịch sởi nếu thực sự cần thiết.
Bên cạnh đó, Phó thủ tướng cũng yêu lãnh đạo Bộ Y tế có cơ chế linh động đối với các y bác sĩ đang trực tiếp điều trị bệnh nhân sởi được hưởng cơ chế như đang có dịch. Bệnh viện Nhi Trung ương khẩn trương bổ sung trang thiết bị, cơ số thuốc còn thiếu nhằm đáp ứng đủ khả năng điều trị cho các bệnh nhân tại đây.
Tiêm ngừa vắc-xin vẫn mắc bệnh sởi
Chiều 10/4, Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Sở Y tế TP.HCM về công tác phòng chống dịch sởi trong tình hình dịch đang lan rộng.
Tại bệnh viện Nhi Trung ương và bệnh viện Bạch Mai cho biết bệnh sởi đang diễn ra hết sức phức tạp và kêu cứu đến Bộ Y tế.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi cho biết, nhiều bệnh nhi phải thở máy, thở oxy vì virus xâm nhập vào phổi rất nhanh.
"Thông thường, bệnh nhân mắc sởi chỉ gặp biến chứng viêm phổi sau khi ban sởi đã bay. Ngoài ra có trẻ chỉ 24 ngày tuổi đã bị sởi là bất thường", PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết.
PGS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc BV Nhi T.Ư cho biết, hiện BV đang điều trị cho 10.000 bệnh nhân (tăng 30%), trong đó hơn 50% là bệnh viêm đường hô hấp, bệnh nhân sởi.
Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Đồng 1, trung bình mỗi tuần bệnh viện tiếp nhận từ 90 - 100 ca sởi đến khám và điều trị, trong đó khoảng 10% số ca bệnh bị biến chứng nặng phải thở máy. Đa số những trường hợp trẻ nhập viện đều chưa được tiêm ngừa vắc xin sởi.
Còn theo đánh giá của Bệnh viện Nhi Đồng 2 thì dịch sởi đang ngày càng tăng cao và diễn biến phức tạp. Có khả năng bệnh đã lây lan trong cộng đồng. Hiện tại, bệnh viện tiếp nhận điều trị nội trú cho 78 trường hợp mắc sởi, trong khi đó năm 2013 thì hầu như không có trường hợp mắc sởi nào nhập viện điều trị. Tình hình này khiến khoa Nhiễm của bệnh viện trở nên quá tải, nhiều bệnh nhi phải nằm ngoài hành lang.
Tình hình dịch sởi trên địa bàn TP.HCM hiện vẫn chưa có dấu hiệu chững lại. Hiện nay, mỗi tuần tiếp tục gia tăng từ 15 - 20 trường hợp bệnh nhi mắc sởi. Hầu hết các quận huyện đều có ca bệnh, trong đó nhiều nhất là quận 8 (106 ca), quận Bình Tân (100 ca), quận Bình Chánh (84 ca).
Thông tin được Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế đưa ra tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ Y tế với các Viện vệ sinh dịch tễ/Pasteur khu vực chiều 8/4 cho thấy, từ đầu năm đến nay, cả nước phát hiện 6.611 trường hợp sốt phát ban dạng sởi.
Bệnh nhân tập trung chủ yếu tại miền Bắc và miền Nam, trong đó ghi nhận gần 2.500 trường hợp được xác định mắc bệnh sởi tại 59 tỉnh, thành phố. Tích lũy từ tháng 11/2013 đến hết tháng 3/2014, ghi nhận 3.380 trường hợp mắc sởi, trong đó 25 trường hợp tử vong.
Đáng chú ý, cả 25 trường hợp tử vong này đều ở miền Bắc và chỉ có duy nhất 1 trường hợp được tiêm vacxin phòng sởi nhưng mới tiêm 1 mũi.
Mặc dù đã được tiêm vắc-xin phòng ngừa theo chương trình tiêm chủng bắt buộc, tuy nhiên, nhiều bệnh viện gần đây thường xuyên tiếp nhận nhiều trẻ bị bạch hầu, lao, sởi, quai bị, thuỷ đậu... Điều này đặt ra nghi vấn do chất lượng vắc-xin không đảm bảo hay do vi-rút ngày càng có độc lực mạnh hơn?
TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho hay: Với trẻ đã được tiêm phòng sởi nhưng vẫn nhiễm bệnh có hai khả năng xảy ra: Một là, trẻ chưa được tiêm phòng đầy đủ (trẻ chỉ tiêm 1 mũi, nguy cơ mắc vẫn rất cao); hai là, số trẻ đã tiêm đủ 2 mũi vẫn có thể bị sởi (tỷ lệ này rất thấp), do tỷ lệ phòng bệnh sau tiêm phòng không thể đạt được ở mức 100%, vì hiệu lực của vắc xin chỉ đạt tỷ lệ 95- 98%.
Như vậy vẫn có một tỷ lệ rất nhỏ những trẻ được tiêm chủng đủ số mũi nhưng vẫn có thể bị mắc bệnh sởi. Nhưng số đó là rất ít, nếu được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, đảm bảo chất lượng thì có khoảng 95% trẻ được bảo vệ.
TS Cảm nhận định, về tình trạng nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi bị sởi, đây là một điều bất thường, bởi thông thường, trẻ sinh ra trong 9 tháng tuổi sau khi sinh đã có kháng thể của người mẹ truyền sang và giúp bảo vệ trẻ không mắc sởi. Do vậy, trẻ từ 9 tháng tuổi trở đi mới bắt đầu cần tiêm vắc xin sởi khi mà kháng thể của người mẹ giảm đi.
Thực tế tong thời gian vừa qua, đã liên tiếp có nhiều trẻ phản ứng sau tiêm và tử vong sau khi tiêm vacxin Quinvaxem đã khiến người dân hoang mang.
Theo các chuyên gia y tế, sở dĩ người dân "sợ" không đưa con em đi tiêm chủng là do họ mất niềm tin vào ngành Y tế khi để xảy ra quá nhiều tai biến tiêm chủng. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền phổ biến thì Bộ Y tế cũng chưa làm tốt để người dân hiểu hết những ích lợi của việc tiêm vắc xin phòng bệnh.
Tiêm nhầm, ăn bớt vắc-xin Sai phạm nghiêm trọng tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội (70 Nguyễn Chí Thanh) liên quan tới việc y tá ăn bớt vắc-xin làm mất lòng tin đối với người dân. Cụ thể, cán bộ tiêm chủng Bùi Thị Phương Hoa khi tiêm chủng cho con anh Lam là vắc- xin 5 trong 1 (tên Pentaxim). Thể tích vắc xin trong lọ là 0,5ml nhưng chị Hoa chỉ rút ra khoảng hơn 3ml, còn lại trong lọ gần 2ml. Dù, hình thức kỷ luật đối với y tá tiêm thiếu vắc xin tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội đã được đưa ra. Theo đó, y tá này nhận mức kỷ luật cao nhất là bị buộc thôi việc nhưng cũng không khiến các bậc phụ huynh lo ngại về sức khỏe, mức độ an toàn đối với con em mình. Tiêm nhầm vắc-xin Một thông tin đau lòng vừa mới được cả đại diện công an Quảng Trị và Bộ trưởng Bộ Y tế xác nhận. 3 cháu bé tử vong ở Quảng Trị là do tiêm nhầm thuốc mê có độc tố chứ không phải được tiêm vắc-xin khiến dư luận bàng hoàng. Công an Quảng Trị đã bắt bắt bà Nguyễn Thị Thuận (y tá tại BV đa khoa H.Hướng Hóa) để điều tra, làm rõ hành vi "Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính" trong vụ tiêm vắc xin viêm gan B làm ba trẻ sơ sinh tử vong xảy ra tại bệnh viện này vào ngày 20/7/2013. Lý do, cơ quan này xác nhận y tá Thuận đã không tiêm vắcxin viêm gan B cho 3 cháu bé mà tiêm nhầm thuốc gây mê, có độc tố. Đó là lý do 3 đứa trẻ này tử vong. Bản thân Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho biết, cán bộ y tế tiêm cho các cháu bé đã khai nhận tiêm nhầm thuốc do nhìn không đúng lọ vắcxin và cán bộ này cũng không làm đúng quy trình tiêm vắcxin.
Theo ĐVO
Dịch sởi đã được đẩy lùi Ngày 3-4, Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế cho biết, từ đầu tháng 3 đến nay, cả nước đã có 46 tỉnh, thành phố triển khai tiêm vét vaccine sởi cho trẻ từ 9 tháng đến dưới 2 tuổi. Hiện đã có 21 tỉnh, thành phố có báo cáo kết quả tiêm vét vaccine sởi cho khoảng hơn 83.000 trẻ,...