Bộ Y tế: Cần tiêm vaccine phòng Covid-19 đạt ít nhất 2 triệu liều/ngày
Vaccine Covid-19 tiếp tục về trong tháng 10. Vì thế, Bộ Y tế yêu cầu đẩy nhanh tốc độ tiêm đạt ít nhất 2 triệu liều mỗi ngày.
Ngày 15/10, Bộ Y tế có công điện gửi Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường tiêm vaccine Covid-19. Từ đầu tháng 10 đến nay, trung bình mỗi ngày cả nước tiêm được khoảng 1,1 – 1,2 triệu liều.
(Ảnh: Hải Long).
Trong tháng 10 vaccine sẽ tiếp tục về Việt Nam. Vì thế, để đảm bảo sử dụng vaccine nhanh chóng, hiệu quả, tăng nhanh diện bao phủ để từng bước chuyển sang trạng thái bình thường mới, Bộ Y tế yêu cầu cần đảm bảo tiến độ tiêm chủng mỗi ngày đạt ít nhất 2 triệu liều.
Video đang HOT
Bộ đề nghị các đơn vị khẩn trương đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên) đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Bộ Y tế tiếp nhận gần 2 triệu liều vaccine Covid-19 AstraZeneca
Cũng trong chiều 15/10, Bộ Y tế đã tiếp nhận gần 2 triệu liều vaccine Covid-19 AstraZeneca. Trong đó, gồm 887.700 liều vaccine do Chính phủ và nhân dân Ba Lan viện trợ và 1,1 triệu liều vaccine do Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc viện trợ.
Bộ Y tế cam kết sẽ phân bổ số vaccine này tới các đơn vị và địa phương căn cứ theo tình hình thực tế để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch khẩn cấp, đảm bảo phù hợp, hiệu quả.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận gần 90 triệu liều vaccine Covid-19, đã tiêm khoảng hơn 59,8 triệu liều. Hơn 57% người trên 18 tuổi ở Việt Nam đã tiêm ít nhất một liều vaccine.
Tăng cường nhận thức về bệnh tan máu bẩm sinh nhằm nâng cao chất lượng dân số
Ngày 12/4, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết: Ngày Thalassemia thế giới (8/5) năm nay có chủ đề: "Giải quyết bất bình đẳng trong chăm sóc y tế đối với bệnh nhân tan máu bẩm sinh".
Việt Nam đang tích cực hưởng ứng ngày này với thông điệp "Thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn vì hạnh phúc gia đình, vì sự phồn vinh của đất nước".
Các hoạt động hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho người dân về nguy cơ của việc kết hôn cận huyết thống với bệnh Thalassemia; tầm quan trọng của hoạt động tư vấn, tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh để nâng cao chất lượng dân số, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu về công tác dân số trong tình hình mới.
Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemialà) là do di truyền. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...
Mỗi năm có khoảng hơn 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó khoảng 2.000 trẻ bị bệnh nặng. Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người, tương đương 13% dân số, mang gen bệnh. Trong đó, tỷ lệ người dân đồng bào dân tộc miền núi khá cao, chiếm từ 20-40%, một trong những nguyên nhân chính là do kết hôn cận huyết.
Theo Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhưng việc điều trị tan máu bẩm sinh mới chỉ giúp cải thiện cuộc sống của người bệnh chứ chưa thể chữa khỏi. Chất lượng sống của các bệnh nhân bị tan máu bẩm sinh rất thấp, số tử vong lớn. Qua báo cáo, từ năm 2001 đến nay, có tới 20% bệnh nhi tử vong ở lứa tuổi từ 6 - 7, nhiều em tử vong ở độ tuổi 16 - 17, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh nặng không có cơ hội xây dựng gia đình.
Hiện nay, số lượng bệnh nhân tan máu bẩm sinh đã làm các bệnh viện quá tải, tạo áp lực nặng nề lên ngân hàng máu, gây gánh nặng về chi phí xã hội.
Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, có thể phòng bệnh hiệu quả tới 90-95% thông qua tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn để giúp lựa chọn đúng đắn về hôn nhân, quyết định mang thai và sinh đẻ nhằm sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh. Biện pháp này được xem là có hiệu quả và chi phí thấp.
Bằng việc lựa chọn chủ đề hưởng ứng: "Thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn vì hạnh phúc gia đình, vì sự phồn vinh của đất nước", Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân, gia đình, cộng đồng về tư vấn, tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh.
Việc làm này là bước đi lâu dài của ngành dân số nói riêng, xã hội nói chung vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi, hướng tới một tương lai hạn chế đến mức thấp nhất số người khuyết tật vì các bệnh bẩm sinh.
Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đề nghị các cơ quan, địa phương chú trọng triển khai các hoạt động truyền thông hưởng ứng bằng cách tăng cường sản xuất các tài liệu, sản phẩm truyền thông (tờ rơi, sách mỏng, tranh lật, pa nô, áp phích, bản tin chuyên đề, phóng sự, ký sự, các đoạn phim ngắn, video clip, thông điệp truyền hình, thông điệp phát thanh...) về bệnh tan máu bẩm sinh, tư vấn, tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm trước sinh và sơ sinh; truyền thông trực tiếp tại cộng đồng; truyền thông tại các trường phổ thông; tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân...
Thanh Hóa tăng cường phòng chống bệnh tay-chân-miệng Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC); các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường phòng ngừa, điều trị bệnh tay-chân-miệng (TCM). Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước ghi nhận 13.290 trường...