Bộ Y tế: ‘Bảo vệ nhân viên y tế, tuyệt đối không để lây nhiễm’
Bộ Y tế vừa có công điện gửi UBND các tỉnh/thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Sau 57 ngày không có dịch trong cộng đồng, tại Hải Dương, Quảng Ninh phát hiện ổ dịch mới. Những trường hợp ở Hải Dương liên quan đến trường hợp được khẳng định tại Nhật Bản đã nhiễm chủng virus biến thể “siêu lây nhiễm”.
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và thủ trưởng các đơn vị có liên quan tiếp tục khẩn trương triển khai quyết liệt các biện pháp để bảo vệ lực lượng tuyến đầu chống dịch là nhân viên y tế, tuyệt đối không để lây nhiễm.
(Ảnh minh hoạ)
Các địa phương phải cung cấp đầy đủ trang thiết bị phòng hộ cá nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế. Địa phương cũng cần rà soát lại máy thở và các trang thiết bị khác, cơ số thuốc, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch.
Địa phương phối hợp với cơ quan Kiểm soát bệnh dịch các tỉnh (CDC) hoặc các bệnh viện có khả năng xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR, khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ nhân viên y tế (xem xét áp dụng phương pháp gộp mẫu).
Các cơ sở y tế cũng phải chỉ định xét nghiệm sớm SARS-CoV-2 đối với người bệnh theo hướng dẫn để phát hiện sớm và ngăn ngừa, cách ly triệt để, tuyệt đối không để dịch COVID-19 lây lan trong các bệnh viện; lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên người bệnh nội trú trong bệnh viện, ưu tiên các đối tượng có nguy cơ cao (áp dụng phương pháp gộp mẫu phù hợp với đánh giá nguy cơ).
Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh và đồng bằng sông Hồng, Bộ Y tế yêu cầu tổ chức điều trị, phân luồng người bệnh nặng và không có diễn biến nặng, chuyển tuyến trong trường hợp cần thiết; Nâng cấp độ công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở mức cao nhất.
Mặt khác, các đơn vị y tế phải cho lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người bệnh tại các khoa cấp cứu, hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực và ngẫu nhiên người bệnh nội trú từ 30% trở lên của các khoa còn lại để phát hiện sớm các nguy cơ dịch bệnh (có thể áp dụng phương pháp gộp mẫu phù hợp với đánh giá nguy cơ).
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương rà soát và báo cáo thường xuyên về Tiểu ban điều trị (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh), trong đó có khó khăn và đề xuất cần chi viện, giúp đỡ từ tuyến trên (nếu có).
Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam ghi nhận 1.651 trường hợp mắc COVID19. Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hiện Việt Nam chữa khỏi 1.430/1.651 bệnh nhân.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) ở nước ta là 21.345. Trong đó, 134 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 20.014 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 1.197 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Số ca tử vong đến nay là 35, gồm 31 người tại Đà Nẵng, 3 người ở Quảng Nam và 1 người ở Quảng Trị. Phần lớn trong số họ là người cao tuổi, có bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, tiểu đường type 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.
Video: Chuyện những chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19
Bộ trưởng Bộ Y tế: 'Tốc độ lây nhiễm COVID-19 nhanh hơn cả tốc độ tiêm vắc-xin'
Sáng 20/1, Bộ Y tế tiếp tục tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID-19, trực tuyến tại 63 điểm cầu. GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị tại điểm cầu Bộ Y tế.
Thông tin tại hội nghị cho biết, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, nhiều nước từ khắp các châu lục từ châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Á.... buộc phải duy trì hoặc áp đặt trở lại biện pháp phong tỏa.
Đối với nước ta, tình hình dịch vẫn đang được kiểm soát. Tuy nhiên, các trường hợp nhập cảnh vẫn ghi nhận từ các chuyến bay giải cứu. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép không được phát hiện hoặc phát hiện muộn, sắp tới Tết âm lịch, nên việc đi lại, nhu cầu về nước của công dân rất lớn, do đó nguy cơ ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 luôn hiện hữu.
Vì vậy, cần tiếp tục và tăng cường các biện pháp theo Chiến lược xuyên suốt từ ban đầu: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị hiệu quả.
Về công tác phòng, chống dịch phục vụ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết: "Công phòng dịch được đảm bảo tối đa. Hiện nay đã triển khai biện pháp cần thiết để tổ chức Đại hội Đảng một cách an toàn nhất. Các mẫu xét nghiệm cho các cán bộ cấp trung ương dự đại hội đảng đều âm tính".
"Chúng ta phải giữ chặt từng ly từng tý mới kiểm soát được vấn đề lây nhiễm COVID-19", Bộ trưởng nói và đặt trong bối cảnh kể cả hiện nay một số quốc gia đã tổ chức các chiến dịch tiêm vắc-xin nhưng "tốc độ lây nhiễm COVID-19 còn nhanh hơn cả tốc độ tiêm".
Điểm cuối cùng được Bộ trưởng lưu ý, phải luôn chuẩn bị cho tình huống phát hiện COVID-19 tại cộng đồng. Khi có tình huống đó, như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phải "thần tốc, thần tốc và thần tốc", phát hiện nhanh F1, khoanh vùng, cách ly càng nhanh thì sẽ ngăn chặn được lây nhiễm COVID-19, bài học ở TP HCM là một ví dụ điển hình đã được chứng minh cả khoa học và thực tiễn.
Cơ sở y tế luôn trong tình rạng báo động cao nhất, không để lây nhiễm trong cơ sở y tế. Nếu xảy ra phải khoanh vùng, phong toả nhanh tiến hành mọi biện pháp ngăn chặn.
Theo TS Đặng Quang Tấn - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), lực lượng chức năng đã phát hiện 177 người nước ngoài nhập cảnh trái phép, trong đó có 167 người Trung Quốc, 8 người Campuchia, 1 người New Zealand và 1 người Canada. Ngoài ra, phát hiện 1.843 người Việt Nam vượt biên trái phép, số này đã được cách ly.
Bộ trưởng Bộ Y tế: Không làm chặt chẽ, chuyện gì cũng có thể xảy ra Chiều 7/12, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 đã họp triển khai công tác phòng chống dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp. Ban chỉ đạo thống nhất mục tiêu, tuyệt đối không để lây lan trong khu vực cách ly, lây lan ra cộng đồng. Nhận định về tình hình dịch trong nước, Bộ Y tế...