Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine COVID-19
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký ban hành Hướng dẫn tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine phòng COVID-19.
Hướng dẫn nêu rõ, dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chủ trì với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, tài liệu tập huấn về vaccine COVID-19, theo dõi sự cố bất lợi sau tiêm chủng, hoàn thành trước khi triển khai tổ chức tiêm chủng 10 ngày.
Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia cũng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tập huấn cho dự án tiêm chủng mở rộng khu vực, sở y tế, trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố, tỉnh trước khi triển khai tiêm chủng ít nhất 5 ngày.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có trách nhiệm chủ trì hướng dẫn việc triển khai kế hoạch tiêm chủng cho các tỉnh, thành phố từ 5/3 đến 7/3.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố tổng hợp danh sách đơn vị tiêm chủng, số lượng đối tượng tiêm chủng tại các tỉnh, thành phố và thông báo cho Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để được cung ứng vaccine. Thời gian triển khai từ 7/3 đến 10/3.
(Ảnh minh hoạ)
Trên cơ sở kế hoạch của Bộ Y tế, sở y tế các tỉnh, thành phố chủ trì xây dựng kế hoạch sử dụng vaccine COVID-19 tại địa phương và chỉ đạo việc lập danh sách đối tượng tiêm theo nhóm nguy cơ trong vòng 7 ngày sau khi Bộ Y tế ban hành Kế hoạch tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vaccine phòng COVID-19.
Cũng theo hướng dẫn này, hình thức tiêm chủng sẽ được tổ chức theo chiến dịch trong thời gian ngắn nhất. Sử dụng hệ thống tiêm chủng có sẵn, trường hợp cần thiết, các sở y tế huy động các cơ sở tiêm chủng dịch vụ và các cơ sở khác đủ điều kiện tiêm chủng tham gia.
Video đang HOT
Các cơ sở tiêm chủng, Cục Y tế dự phòng… thực hiện giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Hệ thống giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng bao gồm các đơn vị thực hiện và các đơn vị phối hợp từ Trung ương đến địa phương.
Khi xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, quy trình điều tra, báo cáo và thông báo kết quả điều tra, xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng được thực hiện theo Nghị định 104/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Các cơ sở tiêm chủng, Cục Y tế dự phòng, sở y tế các tỉnh, thành phố… trong quá trình sử dụng vaccine phải theo dõi, giám sát phản ứng thông thương và tai biến nặng sau tiêm.
Các hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vaccine từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh, thành phố. Quy trình chẩn đoán và xử trí phản vệ tuân theo quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.
Các cơ sở thực hiện tiêm chủng, đối với các đơn vị đủ điều kiện tiêm, Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố hướng dẫn các đơn vị tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng theo quy định.
Đối với các cơ sở y tế chưa công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng, sở y tế chỉ đạo việc triển khai các cơ sở tiêm chủng lưu động bảo đảm đủ điều kiện tiêm chủng để triển khai kế hoạch của địa phương.
Khối bệnh viện Trung ương, tỉnh/thành phố, bệnh viện và trung tâm y tế cấp huyện thực hiện tiêm cho các đối tượng là các cán bộ y tế của cơ sở, nhân viên tham gia phòng chống dịch tại cơ sở, các đối tượng đang điều trị tại bệnh viện và các đối tượng khác theo kế hoạch của địa phương nhưng phải bảo đảm đúng đối tượng theo quy định.
Tổ chức các đội cấp cứu tại đơn vị mình và hỗ trợ cho các điểm tiêm chủng, đặc biệt là các xã ở các vùng đi lại khó khăn, ít nhất một đội cấp cứu lưu động tại mỗi cụm 3-4 xã theo sự phân công của địa phương.
Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, thành phố, trong thời gian triển khai tiêm chủng COVID-19, các bệnh viện phải dự phòng một cơ số giường bệnh hồi sức tích cực nhất định (để trống tối thiểu 5 giường/bệnh viện) để sẵn sàng xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.
Tại các trạm y tế cấp xã, tổ chức chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 tại trạm và điểm tiêm lưu động.
Việc tiêm vaccine phải thực hiện theo thứ tự cho các đối tượng là nhân viên y tế, nhân viên tham gia công tác phòng chống dịch, lực lượng quốc phòng, công an, giáo viên trên địa bàn, những người cung cấp các dịch vụ thiết yếu, những người già trên 65 tuổi đang sinh sống trên địa bàn và các trường hợp mắc bệnh mãn tính không điều trị nội trú theo kế hoạch của địa phương, sau khi kết thúc chiến dịch phải tiến hành tiêm vét cho các đối tượng chưa được tiêm (các đối tượng tiêm phải đúng quy định).
Các địa phương, đơn vị triển khai tiêm vaccine cần bố trí trang thiết bị, phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ và phương án cụ thể để hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần thiết.
Với các bệnh viện, bệnh xá, cơ sở y tế… thuộc các bộ, ngành cần xây dựng kế hoạch, thực hiện tiêm cho các đối tượng thuộc ngành mình quy định và hỗ trợ cho ngành y tế để triển khai cho các đối tượng khác (trong trường hợp cần thiết). Bố trí trang thiết bị, phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ và phương án cụ thể để hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần thiết.
Các cơ sở tiêm chủng dịch vụ, thực hiện tiêm chủng cho các đối tượng theo chỉ đạo của Sở Y tế; bố trí trang thiết bị, phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ và phương án cụ thể để hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần thiết.
Động viên cán bộ, đoàn viên, người lao động tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai
Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Y tế, Công đoàn Y tế đã thăm, chúc Tết, động viên cán bộ, đoàn viên, người lao động tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai.
Ngày 09/02, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Y tế, Công đoàn Y tế do đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn làm trưởng đoàn đã thăm, chúc Tết, động viên cán bộ, đoàn viên, người lao động tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai.
Đoàn công tác trao quà cho đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
Báo cáo về tình hình phòng, chống dịch thời gian qua, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Đặng Đức Anh cho biết, ngay từ những ngày đầu chống dịch, Viện đã vào cuộc rất nhanh chóng, tham gia lấy mẫu, xét nghiệm nhanh bệnh phẩm, tích cực tham gia phòng, chống COVID-19. Nhiều cán bộ của Viện đã và đang tăng cường tại các địa phương để hỗ trợ phòng, chống dịch. Trong năm 2020, Viện đã trở thành đơn vị chủ lực trong phòng, chống dịch của ngành Y tế. Dù đang trước thềm năm mới, cán bộ, đoàn viên, người lao động của Viện vẫn xác định đặt công việc lên trên, sẵn sàng tạm biệt gia đình, lên đường tham gia đội ngũ tăng cường của Bộ Y tế, chia sẻ nguồn lực tới tất cả các nơi đang có dịch.
Gửi lời chúc Tết tới toàn thể lãnh đạo, đoàn viên, người lao động Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang tin tưởng viện tiếp tục phát huy truyền thống của một đơn vị hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới, tiếp tục cống hiến, chia sẻ khó khăn với các đơn vị bạn trong những giai đoạn khó khăn với mục tiêu để Nhân dân có một mùa Xuân an toàn.
Dịp này, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã trao 50 triệu đồng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Công đoàn Y tế Việt Nam trao quà trị giá 40 triệu đồng tới cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch của Viện. Bộ Y tế cũng có các phần quà gửi tới cán bộ y tế của viện.
GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (áo trắng) chia sẻ với đoàn công tác về phương án ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh tại bệnh viện
*Đến thăm, chúc Tết Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang tin tưởng vào năng lực, tâm, đức của đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện đã kiên cường vượt qua đợt phong tỏa do COVID-19, tích cực hỗ trợ tuyến dưới, đơn vị bạn trên cả nước trong việc kiểm soát, khống chế dịch.
Tại đây, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã trao 140 triệu đồng hỗ trợ những cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch; Công đoàn Y tế trao quà tặng cán bộ trực Tết và cán bộ tuyến đầu chống dịch tại Bệnh viện Bạch Mai; Bộ Y tế cũng gửi nhiều món quà tới cán bộ, y bác sĩ bệnh viện.
Theo GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đã cử các đoàn cán bộ y tế tình nguyện về hỗ trợ các địa phương, các đơn vị bạn để hỗ trợ phòng, chống dịch; đặc biệt, hỗ trợ cả về nhân lực, kỹ thuật xây dựng bệnh viện dã chiến tại những địa phương có dịch bệnh bùng phát.
Gấp rút chi viện nhân viên y tế cho Hải Dương để 'thần tốc chống dịch' Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng "thần tốc chống dịch", Bộ Y tế đã huy động tổng lực từ nhiều đơn vị để xuống trợ giúp Hải Dương tích cực triển khai công tác dập dịch COVID-19. Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người dân tại xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh chiều 28/1. Ảnh: Mạnh Minh/...