Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc
Trước thông tin về các ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc đang lan truyền trên truyền thông, chiều tối 5/1, Bộ Y tế cho biết, sẽ tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh, không chủ quan.
WHO chưa xác minh được thông tin về virus gây viêm phổi ở Trung Quốc
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Y tế, ngày 2/1, một số trang thông tin điện tử nước ngoài đưa tin về đợt bùng phát dịch xảy ra tại Trung Quốc với nhiều trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (HMPV) và nhận định dịch bệnh lây lan nhanh với triệu chứng tương tự như cúm, Covid-19. Đồng thời, lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau Covid-19.
Bên cạnh đó, nhiều hình ảnh về tình trạng quá tải tại các bệnh viện ở Trung Quốc do các trường hợp nhiễm virus này và thông tin về việc công bố tình trạng khẩn cấp hay quá tải các lò hỏa táng cũng được chia sẻ trên các trang mạng xã hội.
Các gia đình xếp hàng tại khoa cấp cứu của một bệnh viện ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc ngày 14/11. (Ảnh: CNN/ALAMY).
Bộ Y tế cho hay, ngay sau khi ghi nhận thông tin nêu trên, Cục Y tế dự phòng đã liên hệ với Tổ chức Y tế Thế giới (tại Việt Nam và khu vực Châu Á Thái Bình Dương) và Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR) của Trung Quốc (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc) để xác minh, cập nhật thông tin.
Hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy, tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội nêu trên.
Hiện nay, tại Trung Quốc đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có xu hướng gia tăng trong thời gian này, trong đó các tác nhân chính thường là virus cúm mùa, virus hợp bào hô hấp (RSV) và virus HMPV. Cũng theo báo cáo kết quả giám sát trọng điểm các bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp nêu trên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc, số trường hợp mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có triệu chứng giống cúm trong tuần 52 năm 2024 thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Ngày 4/1/2025, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chính thức thông tin các nhiễ.m trùn.g đường hô hấp đang lây lan ở quốc gia này là các bệnh thông thường, thường đạt đỉnh vào thời điểm này trong năm và khẳng định không phải sự kiện y tế bất thường[4].
Video đang HOT
Tăng cường bám sát, không chủ quan
Trên cơ sở các thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, Cục Y tế dự phòng đã chủ động việc theo dõi, giám sát thông tin về diễn biến tình hình mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tại Trung Quốc. Cục Y tế dự phòng sẽ tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh; phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới, cơ quan đầu mối thực hiện IHR của Trung Quốc để cập nhật thông tin và chủ động cung cấp, chia sẻ thông tin đầy đủ, chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng nhưng đồng thời không chủ quan, lơ là trước các diễn biến của tình hình dịch bệnh, nhất là trong giai đoạn mùa đông xuân hiện nay với điều kiện thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan.
Trước đó, Cục Y tế dự phòng đã có công văn yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố để chủ động công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong mùa đông xuân.
Trước thông tin dịch bệnh từ Trung Quốc, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết, theo thông tin từ Trung Quốc, bệnh hô hấp này do virus cúm, virus hợp bào hô hấp RSV thông thường gây ra. Đến nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa có thông tin cảnh báo về dịch bệnh này. Tuy không phải là bệnh mới, nhưng số ca mắc lại tăng tại Trung Quốc khiến nhiều người nhập viện.
Phân tích nguyên nhân, ông Phu cho rằng, gia tăng ca mắc do trong thời gian đại dịch Covid-19 giãn cách xã hội, số người mắc bệnh do HMPV giảm, dẫn đến miễn dịch cộng đồng giảm. Trong khi đó, bệnh do virus HMPV là bệnh xảy ra hằng năm, là một là một loại virus đường hô hấp phổ biến gây ra các bệnh nhiễ.m trùn.g đường hô hấp trên và dưới, đặc biệt vào mùa Đông – Xuân, tương tự như virus hợp bào hô hấp (RSV) và cúm.
Do vậy, khi vào mùa virus phát triển, cùng với biện pháp phòng dịch hạn chế, miễn dịch cộng đồng giảm, dẫn đến số ca mắc gần đây có sự gia tăng.
“Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm, vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh lây qua đường hô hấp khác. Virus HMPV hiện không có vaccine phòng bệnh. Do vậy mỗi cá nhân cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, thực hiện các biện pháp phòng bệnh như phòng Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp khác”, ông Phu khuyến cáo.
Thời tiết miền Nam se lạnh, cẩn thận cúm mùa ở người cao tuổ.i
Người cao tuổ.i có hệ miễn dịch suy yếu nên dễ nhiễm virus cúm và trở nặng, nhất là trong các tháng cuối năm khi thời tiết chuyển lạnh.
Những ngày cuối năm, nhiệt độ các tỉnh phía Nam dự đoán có thể xuống dưới 20 độ, nhiệt độ trong ngày chênh lệch cao là điều kiện thuận lợi để các bệnh đường hô hấp phát triển, đặc biệt là cúm mùa. Người cao tuổ.i có hệ miễn dịch yếu, nên khi mắc cúm dễ trở nặng, tăng khả năng nhập viện, thậm chí t.ử von.g.
Người cao tuổ.i mắc cúm dễ bị biến chứng
Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ lây lan trong không khí qua các giọt bắ.n khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi. Trong thời tiết lạnh, virus tồn tại lâu và dễ lây lan hơn. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, hằng năm toàn cầu có khoảng 1 tỷ trường hợp mắc cúm, bao gồm 3-5 triệu ca bệnh nặng với khoảng 290.000 đến 650.000 ca t.ử von.g.
Tại Việt Nam, cúm mùa rải rác quanh năm với số mắc thường tăng cao khi thời tiết giao mùa, nhất là vào mùa đông xuân. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), mỗi năm nước ta ghi nhận từ 600.000-1.000.000 trường hợp mắc cúm mùa, trong đó có tỷ lệ lớn là những người cao tuổ.i như trên 65 tuổ.i. Mới đây nhất, nước ta đã ghi nhận 4 trường hợp tại Bình Định t.ử von.g do mắc cúm A/H1N1, chủ yếu có bệnh lý mạn tính và nhiều ca viêm phổi nặng do cúm.
Người cao tuổ.i mắc cúm dễ trở nặng. Ảnh: Vecteezy
Theo bác sĩ Bùi Thanh Phong, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, khi mắc cúm người bệnh sẽ có các triệu chứng sốt, ho, đau đầu, đau họng, sổ mũi, đau nhức người... Bệnh thường tự khỏi trong 1 tuần, song người cao tuổ.i lại dễ bị biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, nhiễ.m trùn.g phổi, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy giảm nhịp tim, tăng nguy cơ đột quỵ tim và nguy hiểm tính mạng. Nguyên nhân là người cao tuổ.i có hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị virus cúm tấ.n côn.g, gây tổn thương các cơ quan và bội nhiễm thêm các loại virus, vi khuẩn, nấm làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Mặt khác, người cao tuổ.i cũng mắc nhiều bệnh lý mạn tính, nhiễm cúm khiến việc kiểm soát, điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn, tăng nguy cơ t.ử von.g.
Thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch Bệnh (CDC) Mỹ trong những năm gần đây cho thấy, có từ 70-85% người từ 65 tuổ.i tử vong do cúm và từ 50-70% số ca nhập viện do cúm ở nhóm tuổ.i này.
Đáng lưu ý, ở người trên 60 tuổ.i mắc bệnh tim mạch, khi mắc cúm, nguy cơ t.ử von.g sẽ tăng gấp 5 lần, còn người mắc bệnh phổi mạn tính, nguy cơ t.ử von.g tăng lên đến 12 lần. Nghiêm trọng hơn, người cao tuổ.i đồng thời mắc cả hai bệnh lý tim mạch và phổi, nguy cơ t.ử von.g do cúm sẽ cao gấp 20 lần. Cúm làm tăng nguy cơ đau tim lên 3-5 lần và đột quỵ lên 2-3 lần trong 2 tuần đầu nhiễm bệnh đối với những người trên 65 tuổ.i. Dù khỏi bệnh, người mắc cũng sẽ giảm sự tự chủ, khó độc lập trong các hoạt động thể chất hàng ngày.
Tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm hiệu quả và an toàn
Các triệu chứng cúm của người cao tuổ.i cũng dễ kéo dài hơn. Ảnh: Vecteezy
Bác sĩ Phong cho biết theo WHO, CDC Mỹ, Cục Y tế dự phòng, cách tốt nhất để phòng ngừa mắc cúm, cũng như các biến chứng của cúm là tiêm vắc-xin hàng năm. Việc tiêm vắc-xin cúm sẽ có hiệu quả ngăn ngừa và bảo vệ trước bệnh cúm lên đến 90%. CDC Mỹ ước tính, từ năm 2022 - 2023, vắc-xin cúm đã giúp ngăn chặn 6 triệu trường hợp mắc cúm, 2.9 triệu lượt khám bệnh, 65.000 trường hợp nhập viện điều trị và 3.7000 trường hợp t.ử von.g liên quan đến cúm mùa.
Các nghiên cứu trên Thế giới cũng chỉ ra, tiêm vắc-xin cúm ở người cao tuổ.i giúp giảm 47% nguy cơ t.ử von.g do mọi nguyên nhân, giảm nguy cơ nhập viện do viêm phổi, giảm nguy cơ nhồi má.u cơ tim 15-45%, cũng như giúp giảm 79% nguy cơ nhập viện do cúm ở bệnh nhân tiểu đường.
Đáng lưu ý, cúm mùa là loại virus "tinh ranh", biến hóa liên tục, thay đổi thành phần kháng nguyên mỗi năm, kháng thể từ tiêm vắc-xin cúm giảm dần theo thời gian, vì vậy vắc-xin cúm năm trước không còn hiệu quả trong việc phòng ngừa các chủng cúm lưu hành trong năm sau. Bác sĩ Phong khuyến cáo nhóm người cao tuổ.i, có bệnh nền nên tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt, nên tiêm nhắc lại hàng năm để có kháng thể chủ động tốt nhất.
Một người cao tuổ.i đang tiêm vắc-xin cúm tại VNVC. Ảnh: Diệu Thuần
Hiện Việt Nam đã có vắc-xin cúm tứ giá phòng 4 chủng virus phổ biến gồm cúm A/H1N1, A/H3N2, B/Yamagata, B/Victoria, dành cho tr.ẻ e.m và người lớn. Người lớn chỉ cần tiêm một mũi và nhắc lại hằng năm.
Theo bác sĩ Phong, nếu trong gia đình có người cao tuổ.i chưa từng tiêm vắc-xin cúm hoặc đã tiêm rồi nhưng năm nay chưa tiêm nhắc thì hãy sắp xếp lịch tiêm sớm nhất. "Chỉ còn chưa đến một tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán, các con cháu hãy đưa ông bà/cha mẹ đi tiêm vắc-xin cúm để cả gia đình được đón năm mới trọn vẹn, hạnh phúc bên nhau", bác sĩ Phong chia sẻ thêm.
Bốn ca t.ử von.g do cúm ở Bình Định, Bộ Y tế họp với các chuyên gia đầu ngành Chiều 4/12, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, liên quan đến 4 trường hợp t.ử von.g do cúm A/H1N1pdm ở Bình Định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã họp trực tuyến với các ngành y tế địa phương và các chuyên gia dịch tễ, truyền nhiễm của...