Bộ Y tế: 20 trường hợp mắc bệnh nền khi nhiễm SARS-CoV-2 sẽ dễ có nguy cơ cao
Bộ Y tế cho biết có 20 trường hợp mắc bệnh nền khi nhiễm SARS-CoV-2 sẽ dễ có nguy cơ cao. Cũng tại hướng dẫn này, Bộ Y tế nêu rõ, F0 tuổi từ 3 tháng- 49 chưa có bệnh nền, tiêm đủ mũi vaccine COVID-19 được chăm sóc tại nhà.
20 trường hợp mắc bệnh nền khi nhiễm SARS-CoV-2 sẽ dễ có nguy cơ cao
Theo hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị do Bộ Y tế vừa ban hành, có 20 trường hợp mắc bệnh nền khi nhiễm SARS-CoV-2 sẽ dễ có nguy cơ cao, gồm:
1. Đái tháo đường
2. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác
3. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác)
4. Bệnh thận mạn tính
5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu
20 trường hợp mắc bệnh nền khi nhiễm SARS-CoV-2 sẽ dễ có nguy cơ cao
6. Béo phì, thừa cân
7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)
8. Bệnh lý mạch máu não
9. Hội chứng Down
10. HIV/AIDS
11. Bệnh lý thần kinh, bao gồm sa sút trí tuệ
12. Bệnh hồng cầu hình liềm
13. Bệnh hen suyễn
14. Tăng huyết áp
Video đang HOT
15. Thiếu hụt miễn dịch
16. Bệnh gan
17. Rối loạn sử dụng chất gây nghiện
18. Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác
19. Các loại bệnh hệ thống
20. Các bệnh nền của trẻ em theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế. Tại Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 5155/QĐ-BYT của Bộ Y tế về điều trị COVID-19 cho trẻ em nêu rõ yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng của trẻ mắc COVID-19 là: Trẻ đẻ non, cân nặng thấp; Béo phì, thừa cân; Đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hoá; Các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi..);
Bệnh thận mạn tính; Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu; Bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp) Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần).
Ngoài ra, các đối tượng trẻ có các yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng khi mắc COVID-19 là trẻ mắc bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác; Các bệnh lý suy giảm miễn địch bẩm sinh hoặc mắc phải; Bệnh gan – đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác; Các bệnh hệ thống.
Điều kiện để những người nhiễm SARS-CoV-2 thuộc nhóm nguy cơ thấp
Cũng theo hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị, những người nhiễm SARS-CoV-2 thuộc nhóm nguy cơ thấp khi đáp ứng điều kiện:
- Tuổi từ 3 tháng đến 49 tuổi và chưa phát hiện bệnh lý nền;
- Đã tiêm đủ mũi vaccine, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, SpO2 từ 97% trở lên.
Theo đó, nhóm này sẽ được chăm sóc tại nhà riêng (đủ điều kiện theo quy định); trạm y tế, nhân viên y tế, tình nguyện viên theo dõi, quản lý người nhiễm, phát hiện sớm dấu hiệu chuyển tầng cao hơn.
Bên cạnh đó, nhân viên y tế cần hỗ trợ tâm lý, dinh dưỡng, vận động, theo dõi sức khỏe liên tục, đánh giá nguy cơ. Đồng thời, người dân được cung cấp gói chăm sóc tại nhà (thuốc kháng virus, vitamin, nhu yếu phẩm…).
Bộ Y tế nêu rõ, F0 tuổi từ 3 tháng- 49 tuổi chưa có bệnh nền, tiêm đủ mũi vaccine phòng COVID-19 được chăm sóc tại nhà…
Trong khi đó, theo Hướng dẫn cũ (Quyết định 3646/QĐ-BYT ngày 31/7/2021), F0 có nguy cơ thấp sẽ chuyển đến cơ sở thuộc “Tầng 1 của tháp điều trị”, các cơ sở cách ly người nhiễm F0 tập trung, cơ sở thu dung điều trị COVID-19 ban đầu hoặc chỉ định điều trị ngoại trú tại nơi cư trú được nhân viên y tế, chính quyền địa phương kiểm tra.
Bộ Y tế cho biết việc đánh giá nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 để phân loại, xử trí, cách ly và điều trị kịp thời, đồng thời bố trí người nhiễm SARS-CoV-2 vào các cơ sở phù hợp nhằm bảo đảm an toàn, hợp lý, hiệu quả, hướng tới sự hài lòng của người nhiễm SARS-CoV-2, tối ưu hóa nguồn lực của ngành y tế và xã hội.
Theo hướng dẫn mới ban hành của Bộ Y tế, có 12 dấu hiệu, biểu hiện nhiễm SARS-CoV-2 mà mỗi người cần biết, gồm:
1. Ho
2. Sốt (trên 37,5 độ C)
3. Đau đầu
4. Đau họng, rát họng
5. Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi
6. Khó thở
7. Đau ngực, tức ngực
8. Đau mỏi người, đau cơ
9. Mất vị giác
10. Mất khứu giác
11. Đau bụng, buồn nôn
12. Tiêu chảy
Tử vong do COVID-19 tại TP.HCM vẫn cao, đâu là nguyên nhân?
Sau những ngày giảm sâu, vừa qua, số bệnh nhân tử vong vì COVID-19 tại TP.HCM lại có xu hướng tăng cao. Trung bình số người tử vong do COVID-19 là 65 ca/ngày.
Thực tế cho thấy, số bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại TP.HCM những ngày qua luôn duy trì ở mức cao. Riêng ngày hôm qua (30/11), có 76 ca, trong đó có 17 ca từ các tỉnh chuyển đến.
Tuy nhiên, theo thống kê, tỉ lệ tử vong tập trung chủ yếu vào nhóm người lớn tuổi, có bệnh nền và chưa được tiêm vaccine COVID-19.
Đa số số tử vong ở người có nhóm bệnh nền và chưa tiêm vaccine
Theo thống kê của Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng quận Tân Bình (TP.HCM), từ giữa tháng 10, số ca nhập viện tăng, kéo theo số ca tử vong, bệnh nặng và nguy kịch cũng tăng. Trong đó cao điểm là 2 tuần trở lại đây tăng cao hơn, trung bình mỗi ngày có 70-100 ca nhập viện và rải đều ở 3 tầng. Riêng tại tầng 3 (điều trị các ca nặng) do Bệnh viện Thống Nhất phụ trách, tăng từ 10- 20 ca mỗi ngày.
PGS.TS.BS Lê Đình Thanh - Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, kiêm giám đốc Bệnh viện dã chiến điều trị đa tầng Tân Bình cho biết: "Số ca tăng lên là đúng quy luật vì do mở cửa trở lại bình thường thì F0 cộng đồng lây lan. Tuy nhiên, hiện nay y tế cơ sở mạnh nên kiểm soát được số F0 cộng đồng đó. Những người nào có triệu chứng mới phải vào bệnh viện, những người không triệu chứng thì điều trị ngoài cộng đồng".
Bệnh nhân COVID-19 điều trị tại Bệnh viện dã chiến đa tầng quận Tân Bình. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ Hồ Hữu Đức- Phó Giám đốc Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng quận Tân Bình cho hay, bệnh viện đã thực hiện thống kê về tỉ lệ tử vong cho thấy, độ tuổi trung bình của nhóm tử vong khá cao, ở mức trung bình 72 tuổi và là những người đa bệnh lý.
Riêng từ ngày 1/11 đến ngày 28/11, trong số những người tử vong thì chỉ có 36,8% là có tiêm vaccine (1 mũi hoặc 2 mũi), còn lại là chưa tiêm vaccine.
Lý do người nhà bệnh nhân đưa ra là do có nhiều bệnh lý nên chống chỉ định với tiêm vaccine hoặc nhiều người mang bệnh nền nên sợ không dám tiêm. Đặc biệt, có những người được địa phương gọi đến tiêm nhưng đã không tiêm, vì cho rằng người già chủ yếu ở nhà, không đi ra ngoài nên không tiêm, sợ tuổi cao sẽ biến chứng...
Cũng theo bác sĩ Đức, do bệnh viện 3 tầng có khu hồi sức bệnh nhân nặng và tỉ lệ bệnh nhân khu này chiếm đến 26% trong tổng số 3 tầng nên tỉ lệ bệnh nhân tử vong cao, chiếm 6,8% số ca nhập viện.
Hiện tại, bệnh viện này đang điều trị cho hơn 800 trường hợp, trong đó có 174 ca nặng được điều trị tại tầng 3, đa số là bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh lý nền.
Vì vậy bác sĩ Đức cho rằng, cần phải có sự phòng hộ nhất định khi thành phố mở cửa, người trẻ trong gia đình hòa nhập cuộc sống, công việc bình thường thì phải đảm bảo 5K. Những người bệnh lý nền đang ổn định nhưng khi mắc COVID-19 sẽ mất ổn định, bùng phát nhanh nên nguy cơ tử vong rất cao.
PGS.TS.BS Lê Đình Thanh cho biết, số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 hiện tại tăng nhưng Sở Y tế đã bổ sung lực lượng cho Bệnh viện Thống Nhất nêm số lượng nhân sự đã được đảm bảo. Ngay cuối tuần qua, Sở Y tế TP.HCM đã cử 14 bác sĩ và 16 điều dưỡng thuộc Bệnh viện Ung bướu và Bệnh viện quận Phú Nhuận hỗ trợ Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng quận Tân Bình.
"Đây là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của Sở Y tế trong việc điều tiết nguồn nhân lực nhân viên y tế cho bệnh viện dã chiến đa tầng", ông Thanh nói.
Rà soát tiêm vaccine cho người bệnh nền
Tại Bệnh viện dã chiến số 3 do Bệnh viện Lê Văn Thịnh phụ trách, Giám đốc bệnh viện Trần Văn Khanh cho hay, hiện nay có khoảng 70-80 trường hợp đang được theo dõi hồi sức cấp cứu, phải thở oxy, thở oxy dòng cao HFNC, thở máy, trong đó khoảng 8-9% trường hợp nặng.
Rất may những ngày qua, tỉ lệ tử vong còn thấp, 1-2 ngày có 1 ca tử vong, cũng tập trung vào nhóm người cao tuổi mang bệnh lý nền và chưa được tiêm vaccine. Trước áp lực gia tăng bệnh nhân nặng so với thời điểm sau khi thành phố mở cửa hồi tháng 10 vừa qua, bệnh viện sẽ bổ sung thêm nhân sự.
Còn tại Bệnh viện Chợ Rẫy, nhân lực chủ chốt của bệnh viện cũng đã được điều động đi hỗ trợ chống dịch ở các tỉnh thành, đặc biệt là các tỉnh miền Tây. Hoạt động này nhằm đánh chặn từ xa, giúp điều trị các ca trở nặng, hạn chế chuyển lên tuyến trên.
Do vậy, Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy phải thực hiện huấn luyện nhanh cho nhân lực tăng cường để đảm trách công việc. Khu điều trị COVID-19 tại Khoa Bệnh Nhiệt đới hiện đang điều trị cho 90 bệnh nhân, trong đó có 70 bệnh nhân mức độ trung bình đến nặng, rất nặng.
Theo TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, hiện nay số lượng bệnh nhân COVID-19 nặng khác hơn so với trước đây. Theo đó, chủ yếu tập trung vào những người có bệnh nền như ung thư, suy thận mãn giai đoạn cuối. Đây là những đối tượng có nguy cơ nhưng tạm hoãn tiêm vaccine và không may mắc COVID-19, dẫn đến diễn tiến rất nặng.
Cũng theo TS.BS Lê Quốc Hùng, nhiều người trước đó được chống chỉ định tiêm vaccine do bệnh lý không ổn định, có thể đối diện với những tai biến phụ của vaccine. Vấn đề này không chỉ ở Việt Nam mà đó là tình hình chung của thế giới. Do đó, khi chưa được tiêm vaccine, những người này phải thực hiện 5K một cách tuyệt đối, kể cả trong gia đình, để tránh lây nhiễm. Địa phương cần phải theo dõi, rà soát những người qua giai đoạn chống chỉ định để tiêm vaccine ngay khi có thể.
Theo bản đồ cấp độ dịch TP.HCM vừa được công bố, có 11 quận huyện đạt vùng xanh (cấp 1), 11 địa phương vùng vàng (cấp 2) và toàn thành phố đã không còn quận huyện "vùng cam".
Theo Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 TP.HCM, số ca mắc mới, tử vong tăng và bệnh nhân nhập viện cao hơn xuất viện nhưng thành phố đang kiểm soát được dịch.
Thành phố đề nghị người dân không hoang mang cũng như không được chủ quan, lơ là trước tình hình dịch bệnh. Mọi người cần thực hiện tốt nhất các quy định của ngành y tế, đặc biệt là 5K, cố gắng thay đổi nhiều nhất, nhanh nhất các thói quen, sở thích của mình. Cụ thể, nên đeo khẩu trang, khử khuẩn thường xuyên hơn, giảm bớt thói quen tụ tập, ngồi với khoảng cách gần để tránh dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh.
Cần Thơ: Nhiều ca bệnh nặng, tử vong tăng dù tỉ lệ phủ vắc xin khá cao Tính từ ngày 10 đến 19-11, số ca COVID-19 tử vong ở Cần Thơ là 17 người, tuy nhiên từ ngày 20 đến 28-11 số ca tử vong đã tăng lên 42, trong đó có cả người trẻ tuổi, có bệnh nền. Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ - Ảnh:...