Bộ xương khủng long hoàn chỉnh duy nhất được ghép sau 160 năm
Sau thời gian dài, cuối cùng bộ xương khủng long hoàn chỉnh duy nhất từng được phát hiện đã được các nhà nghiên cứu chính thức lắp ghép.
Hình ảnh mô tả về khủng long Scelidosaurus.
Trong suốt ba năm qua, các nhà nghiên cứu đã ghép các chi tiết của bộ xương khủng long lại với nhau và tìm hiểu rất nhiều về lịch sử của nó.
Qua nhiều thế kỷ, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rất nhiều hóa thạch khủng long. Chúng ta đã biết về hàng trăm loài sống cách đây hàng triệu triệu năm nhờ những bộ xương hóa thạch đó… nhưng bạn đoán có bao nhiêu bộ xương khủng long hoàn chỉnh? Một trăm? Có thể là một nghìn? Hay hơn thế?
Trên thực tế, phần lớn các bộ xương được tìm thấy đều không hoàn thiện theo cách này hay cách khác. Các nhà khoa học phải ghép các bộ phận lại với nhau từ nhiều mẫu vật khác nhau để có được bức tranh đầy đủ về hình dáng của một con khủng long. Khi nói đến bộ xương khủng long hoàn chỉnh, đến nay chỉ có một.
Bộ xương khủng long là của Scelidosaurus không hẳn là một phát hiện mới. Trên thực tế, đã hơn một thế kỷ rưỡi kể từ lần đầu tiên nó được phát hiện trên bờ biển phía nam nước Anh. Khu vực mà ngày nay được nhiều người biết đến với tuổi đời đáng kinh ngạc, với những tảng đá có niên đại gần 200 triệu năm.
Khi lần đầu tiên được phát hiện, bộ xương của Scelidosaurus đã được gửi đến Bảo tàng Anh dưới sự chăm sóc của một người tên là Richard Owen. Theo Đại học Cambridge, Owen đã viết một vài bài báo về bộ xương và để nó ở đó. Đặc biệt, ông cũng không cố gắng ghép nó lại với nhau hay nghiên cứu sâu hơn.
Trong ba năm qua, tiến sĩ David Norman từ Khoa Khoa học Trái đất của Đại học Cambridge đã làm việc để hoàn thành công việc mà Owen bắt đầu, chuẩn bị một bản mô tả chi tiết và phân tích sinh học về bộ xương của Scelidosaurus. Bản gốc của nó được lưu trữ tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở London cùng các mẫu vật khác tại Bảo tàng Thành phố Bristol và Bảo tàng Sedgwick, Cambridge.
Với nhiều năm nghiên cứu bổ sung được thực hiện, giờ đây chúng ta biết rằng Scelidosaurus có liên quan đến loài ankylosaurs, được bao phủ bởi lớp giáp dày và đuôi hình chùy. Ngoài ra, nỗ lực mới của các nhà nghiên cứu đã dẫn đến việc bộ xương cuối cùng đã được lắp ráp lần đầu tiên kể từ khi nó được phát hiện.
“Thật không may khi một loài khủng long quan trọng như vậy lại không bao giờ được mô tả chính xác. Nó được mô tả chi tiết và cung cấp nhiều hiểu biết mới đầy bất ngờ liên quan đến yếu tố sinh học của loài khủng long sơ khai cùng các mối quan hệ cơ bản của chúng. Có vẻ như thật đáng tiếc khi công việc không được hoàn thành sớm hơn nhưng muộn còn hơn không”, tiến sĩ David Norman nhấn mạnh.
Vườn treo Babylon có thật sự tồn tại?
Bảy kỳ quan thế giới cổ đại là 7 công trình vĩ đại trong thời cổ đại, cho thấy kỹ thuật và sự khéo léo của người xưa.
Video đang HOT
Ngày nay, chỉ còn một kỳ quan nguyên vẹn là Đại kim tự tháp Giza. Vậy số phận các kỳ quan còn lại ra sao? Vườn treo Babylon có thật hay không?
Bài viết này sẽ giải đáp phần nào những câu hỏi về lịch sử 7 kỳ quan thế giới cổ đại.
1/ Đại kim tự tháp Giza
Đại kim tự tháp Giza (còn được gọi là kim tự tháp Khufu hoặc kim tự tháp Cheops) ở Ai Cập là công trình lâu đời nhất và là kỳ quan duy nhất còn nguyên vẹn.
2/ Lăng Halicarnassus nguy nga
Lăng Halicarnassus là kỳ quan tồn tại lâu nhất của thế giới cổ đại. Nó đã tồn tại hơn 1,5 thiên niên kỷ. Lăng được xây dựng Mausolus, người cai trị thứ hai của Caria thuộc triều đại Hecatomnid (tỉnh trưởng Ba Tư ngày xưa) mất vào năm 353 trước CN.
Đó là kỳ quan được xây dựng theo phong cách của ba nền văn hóa khác nhau - Hy Lạp, Lycia và Ai Cập. Những trận động đất trong thế kỷ 13, đã làm lăng bị hư hỏng một phần. Các thế hệ người sau đó đã dần dần phá các chi tiết trong lăng lấy vật liệu xây các công trình khác.
Đến thế kỷ 19, chút tàn tích cuối cùng của lăng là một cỗ xe ngựa bị hỏng, hai bức tượng và chút nền móng nhà khảo cổ học người Anh Charles Thomas Newton được khai quật bởi và đưa về Bảo tàng Anh gìn giữ đến ngày nay.
3/ Tượng thần Dớt
Tượng thần Dớt tại Olympia, Hy Lạp, được coi là bức tượng nổi tiếng nhất thời bấy giờ, từng được dựng lên để tôn thờ thần Dớt - vị thần quan trọng nhất của người Hy Lạp. Ai không được nhìn thấy nó ít nhất một lần trong đời bị coi là người bất hạnh.
Bức tượng cao gấp 7 lần người cao trung bình nên được coi là bức tượng cao nhất Địa Trung Hải. Nhà điêu khắc Hy Lạp Phidias tạc nên bức tượng khổng lồ bằng khung gỗ tuyết tùng phủ bằng các vật liệu đắt tiền như ngà, gỗ mun, đồng, vàng lá và đá quý, vào năm 430 trước CN.
Bức tượng thần Dớt tồn tại hơn 800 năm, rồi hoàng đế La Mã Theodosius I ra lệnh tháo dỡ ra và bóc lấy vàng vào năm 391 sau CN. Ngày nay, ở Olympia chỉ còn lại tàn tích ngôi đền đổ nát.
4/ Ngọn hải đăng Alexandria
Alexandria là ngọn hải đăng nổi tiếng nhất thời cổ đại. Công trính kỹ thuật cổ đại đáng kinh ngạc đứng sừng sững ở độ cao 130m cho đến khi nó bị phá hủy trong trận động đất vào thế kỷ 14 sau CN.
Ngọn hải đăng được xây dựng vào cuối triều đại Ptolemy I hoặc đầu triều đại Ptolemy II, khoảng năm 280 trước CN, nằm ở mũi phía đông đảo Pharos.
Trên đỉnh ngọn hải đăng là bức tượng khổng lồ Thần Mặt trời Helios, hiện thân cho Alexander Đại đế hoặc Ptolemy I, như đánh dấu chủ quyền của triều đại Ptolemy trên đường biển và chỉ đường cho tàu thuyền đến bến cảng Alexandria an toàn, mang lại lợi ích kinh tế.
Ngọn hải đăng đã bị hư hại do hàng loạt trận động đất giữa thế kỷ thứ 3 và 12, rồi bị phá hủy hoàn toàn vào đầu thế kỷ 14. Năm 1994, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng trăm khối đá khổng lồ xây ngọn hải đăng ở vùng biển ngoài đảo.
5/ Vườn treo Babylon
Trong nhiều thế kỷ, các nhà nghiên cứu vẫn không xác định được vị trí thực sự của vườn treo Babylon. Đây là công trình duy nhất trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại chưa tìm ra địa điểm chính xác.
Giới khoa học vẫn cho rằng thành phố cổ và vườn treo do người Babylon xây dựng trong thời vua Nebuchadnezzar II trị vì từ năm 605 đến 562 trước CN. Vua cho xây dựng khu vườn để hoàng hậu vơi bớt nỗi nhớ nhà.
Vì không có bằng chứng cụ thể, nên có ý kiến cho rằng vườn treo chỉ là thần thoại. Tuy nhiên, các đoạn văn mô tả về khu vườn có trong một số thư tịch Hy Lạp và La Mã cổ đại khiến nhiều nhà sử học khẳng định khu vườn treo có thật.
6/ Đền thờ nữ thần Artemis linh thiêng
Đền thờ nữ thần từng là một công trình kiến trúc tráng lệ lớn nhất thời cổ đại, là nơi người Hy Lạp và La Mã thờ phụng nữ thần Artemis. Ngôi đền chính đã bị phá hủy và xây dựng lại nhiều lần.
Đền thờ được xây dựng vào khoảng năm 550 - 650 trước CN. Theo nhà sử học Hy Lạp Strabo, có lẽ đền thờ nữ thần được xây dựng lại 7 lần trong hơn 10 thế kỷ. Vào năm 401 sau CN, ngôi đền cuối cùng đã bị đám người theo đạo Cơ đốc quá khích phá hủy.
Đến năm 1869, nhóm nhà khảo cổ học của bảo tàng Anh do ông John Turtle Wood dẫn đầu đã tìm thấy chút tàn tích và nền móng đền thờ, trong cuộc tìm kiếm kéo dài 7 năm. Ngày nay, tại địa điểm đền thờ vẫn còn một ít dấu tích.
7/ Bức tượng khổng lồ Rhodes
Bức tượng khổng lồ Rhodes là bức tượng cao nhất thời Hy Lạp cổ đại. Công trình được xây dựng vào thế kỷ 4 trước CN để tạ ơn các vị thần đã đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Bức tượng chỉ tồn tại 56 năm thì đảo Rhodes bị hủy hoại trong trận động đất vào năm 226 trước CN. Phần lớn thành phố và khiến tượng bị vỡ đầu gối và đổ nát thành từng mảnh. 900 năm sau, người Ả Rập xâm chiếm đảo Rhodes vào năm 654 sau CN đã lấy vật liệu từ tán tích bức tượng nấu chảy làm tiền xu, công cụ và vũ khí.
Rảnh vì nghỉ dịch Covid-19, đào sân sau và phát hiện kho báu ngàn năm Bảo tàng Anh quốc đã choáng váng bởi một cơn mưa kho báu được người dân tìm thấy trong thời gian giãn cách xã hội để chống dịch Covid-19. Theo đại diện chương trình "Cổ vật lưu động" của Bảo tàng Anh, chuyên xác minh những hiện vật người dân tìm thấy, từ khi đất nước này thực hiện các biện pháp giãn...