Bọ xít hút máu người vẫn là ẩn số
“Từ tháng 6 đến tháng 9 hằng năm là thời kỳ sinh sản của bọ xít hút máu người. Chúng cần máu người hoặc động vật nên sẽ phát tán vào nhà dân”.
Đó là ý kiến của GS.TS. Vũ Quang Côn, Chủ tịch Hội Côn trùng học Việt Nam bên lề Hội thảo Quốc tế về “Thực trạng và vai trò dịch tễ của bọ xít hút máu tại Việt Nam”, sáng 20/6, tại Hà Nội.
Theo Giáo sư Côn, đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cơ chế truyền bệnh của loài bọ xít hút máu người. Do vậy, câu hỏi loài vật này có truyền bệnh hay không vẫn là ẩn số.
Loại bọ xít hút máu là thủ phạm gây ra bệnh kí sinh trùng tại khu vực Mỹ La Tinh. Bệnh dịch này sau đó được phát tán ra khỏi khu vực này từ nhiều thế kỷ trước và âm thầm phát tán trên toàn thế giới.
Con bọ xít do người dân bắt được ở một phòng trọ thuộc Từ Liêm, Hà Nội
Tại Việt Nam, bọ xít hút máu người đã tồn tại từ rất lâu nhưng mới được phát hiện từ năm 2011. Ông Côn cho biết, tại thời điểm này, ổ bọ xít hút máu người đã phát tán tại 20 tỉnh thành đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Huế. Riêng tại Hà Nội, bọ xít hút máu người đã phát tán tại 21 quận, huyện.
Giáo sư Côn cũng cho biết, bọ xít hút máu người gây rối loạn nhịp tim, rối loạn mạch máu, suy kiệt sức khỏe. Nhưng có truyền bệnh hay không thì cần phải nghiên cứu, bởi các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cơ chế truyền bệnh của loài bọ xít hút máu người. Ngoài ra, người dân và nhiều nhà khoa học vẫn ít có kiến thức về loại ký sinh trùng này.
Video đang HOT
Theo, GS.TS. Vũ Quang Côn, bọ xít hút máu là thủ phạm gây bệnh kí sinh trùng
Ngoài ra, nhiều nhà khoa học cho rằng, chưa thể đưa kết quả nghiên cứu của Châu mỹ La tinh để ứng phó với bọ xít ở Việt Nam. Do đó, GS Côn cho rằng, ngành y tế phải đặt việc nghiên cứu bọ xít hút máu người trong vai trò dịch tễ học.
Ông Côn cảnh báo, từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm là thời kỳ sinh sản của bọ xít hút máu người. Chúng cần máu người hoặc động vật nên sẽ phát tán vào nhà dân hút máu.
PGS. TS. Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Nghiên cứu côn trùng học thực nghiệm (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), loài bọ xít hút máu người sống bằng máu người hoặc động vật.
Chúng không chỉ xuất hiện ở các khu nhà ẩm thấp, tối tăm mà còn xuất hiện cả ở những khu nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi. Một năm bọ xít chỉ cần hút máu từ một đến ba lần là có thể sống sót suốt vòng đời. Đối tượng bọ xít hút máu người phần lớn là trẻ em.
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia nhận định, tuy chưa có bằng chứng lây bệnh từ bọ xít hút máu người nhưng sự xuất hiện khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng.
Các chuyên gia về côn trùng học khuyến cáo người dân khi bị bọ xít đốt không nên gãi để tránh nhiễm trùng, sưng tấy. Nếu vết bọ xít cắn sưng to, kèm theo sốt, người dân cần đi khám để được điều trị. Người dân nên chú ý dọn dẹp vệ sinh nơi sinh sống để tránh bọ xít làm tổ, phát tán.
Từ ngày 17 đến ngày 21/6/2013, Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp – IRD, Viện sốt rét – ký sinh y côn trùng trung ương- NIMPE, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế về “Thực trạng và vai trò dịch tễ của bọ xít hút máu tại Việt Nam”. Hội thảo là một cơ hội để các chuyên gia đầu ngành về côn trùng trên toàn thế giới ngồi lại với nhau cùng nhìn nhận về hiện trạng sinh trưởng, phát tán lan rộng của loài côn trùng này.
Theo 24h
HN: Lại xuất hiện bọ xít hút máu người
Đang chuẩn bị đi ngủ, anh Hoàng bất ngờ phát hiện một con bọ xít, vòi chích dài, cứng và nhọn đang bám ngay trên đùi trái mình. Lo sợ, anh Hoàng đã đập chết con bọ xít thì thấy xuất hiện nhiều máu bết ra sàn nhà giống máu người.
Anh Bùi Minh Hoàng, ở ngõ 199, Hồ Tùng Mậu, huyện Từ Liêm, Hà Nội kể, khoảng 2h sáng ngày 16/5, trong lúc chuẩn bị buông màn đi ngủ, anh bất ngờ phát hiện một con bọ xít bò ngay trên đùi trái mình. Nghi ngờ là bọ xít hút máu người, anh Hoàng đã hốt hoảng đập chết bỏ ra cửa sổ.
"Khi đó vừa nằm xuống giường tôi tiếp tục phát hiện thêm 2 con bọ xít nữa bò trên góc tường. Lo sợ bọ xít hút máu, nên tôi đập chết hai con bọ xít bỏ ra ngoài hàng lang", Hoàng nói.
Theo anh Hoàng, dù chưa thấy vết thương do bọ xít hút máu gây ra trên đùi mình, nhưng khi đập chết hai con bọ xít, Hoàng thấy máu của hai con vật này bết ra sàn nhà nhiều, giống với máu của người.
Con bọ xít bắt được tại phòng trọ của anh Hoàng. Ảnh Đức Nguyễn
Con bọ xít bắt được có màu xám, vòi chích dài, cứng và nhọn, phần bụng dẹt và to, sau lớp cánh mỏng trên lưng có những vạch ngang màu vàng nâu.
Anh Hoàng hiện là sinh viên năm 2, Viện Đại học mở (Hà Nội). Thuê trọ ngõ 199, đường Hồ Tùng Mậu, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Quan sát mẫu côn trùng này, Tiến Sĩ, Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Nghiên cứu côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết, đây chính là bọ xít hút máu người. Con bọ xít này có thê là môt trong nhiều cá thê bọ xít hút máu sông trên địa bàn Hà Nội.
Khi đập chết bọ xít có máu giống của người. Ảnh do nhân vật cung cấp
Ông Lam cho biết, vào mùa tháng 5, 6, 7, loài bọ xít này bắt đầu sinh sản. Bọ xít thường trú ẩn trong những nơi ẩm thấp như nhà kho gần khu dân cư, xưởng gỗ... Mỗi năm loài côn trùng này sinh sản 1 lần vào khoảng tháng 5, mỗi lần đẻ trung bình khoảng 200 trứng.
Bọ xít thường tụ tập thành ổ từ vài chục đến vài nghìn cá thể ở cùng một nơi, bò chậm chạp. Con trưởng thành có kích thước từ 1,9 đến 2,4 cm. Con nhỏ bằng 1/3 hạt gạo. Tuổi đời của loài này sống được hơn 1 năm.
"Thức ăn của loài bọ xít này phần lớn là máu các loài động vật, thậm chí kể cả máu con người", ông Lam nói.
Trứng của loài bọ xít, ảnh do phòng Nghiên cứu côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cung cấp
Bọ xít sống thành ổ ở Cổ Nhuế, Hà Nội, ảnh do phòng Nghiên cứu côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cung cấp
Ông Lam cho biết thêm, ở khu đông dân cư động vật ít nên bọ xít chuyển sang tấn công người. Do vậy ở nhiều khu dân cư, đặc biệt là các căn hộ có người sinh sống thường xuyên phát hiện ra bọ xít.
Theo ông Lam, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh rằng loài bọ xít hút máu người có thể gây chết người. Nhưng khi đốt bọ xít thường để lại vết sưng tấy, phù, gây ngứa, thậm chí là sốt cao.
"Tuy nhiên nếu người dân để bọ xít hút máu nhiều lần có thể gây sốt cao, li bì, dẫn đến nguy hiểm tính mạng", ông Lam nói.
Bọ xít bắt đầu xuất hiện nhiều từ những năm 2010. Hiện có 20 tỉnh, thành phố trên cả nước ghi nhận có sự xuất hiện của loài bọ xít này. Riêng ở Hà Nội bọ xít đã xuất hiện ở 21 quận, huyện.
Từ đầu năm đến nay, bọ xít hút máu người xuất hiện khá rầm rộ trên nhiều địa bàn như Hà Nội, TPHCM, Quy Nhơn, Đà Nẵng... Ngày 14/7/2011, tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, đang nửa đêm anh Luyện bị bọ xít cắn gây nên sốt cao. Anh Luyện đã phải nhập viện ngay trong đêm. Ngày 4/9/2012 bà Nguyễn Thị Kim Liên ở tổ 42, khu vực 8, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, trong lúc xem tivi đã bắt được 3 con bọ xít hút máu người.
Ngày 11/9/2012, một bé gái 4 tuổi ở quận Long Biên, Hà Nội cũng bị bọ xít cắn với nhiều biểu hiện đau, sưng tấy, sốt cao. Gia đình bé gái đã cho bé uống thuốc hạ sốt suốt hai ngày liền mới thuyên giảm. Gần đây, 6/4/2013, một người dân ở quận Đống Đa cũng bị bọ xít cắn với nhiều biểu hiện ngứa, sưng.
Theo 24h
Lại phát hiện bọ xít hút máu người ở Bình Định Một người dân lại phát hiện loài bọ xít có hình dạng giống bọ xít hút máu người ở Bình Định. Ngày 19/6/2013, trong lúc nâu ăn tại nhà trọ sô 586/16 đường Tây Sơn, KV5, P. Quang Trung, TP. Quy Nhơn, Bình Định, anh Nguyên Tuân Anh đã phát hiên nhiêu cá thê bọ xít giống với cá thể bọ xít hút...