Bộ xét nghiệm COVID-19: Ai được xét nghiệm, có thể tự mua?
Từ ngày 15-3, Bộ Y tế đã cách ly, xét nghiệm tất cả người về từ vùng dịch nước ngoài. Nhiều bạn đọc thắc mắc thông tin về các bộ xét nghiệm nhanh phát hiện người nhiễm COVID-19 tại Việt Nam và việc xét nghiệm đang được thực hiện như thế nào?
Test xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (do Học viện Quân y nghiên cứu) đang được Công ty cổ phần công nghệ Việt Á sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu – Ảnh: N.KHÁNH
* Ai sẽ được xét nghiệm, xét nghiệm ở đâu, thời gian xét nghiệm bao lâu sẽ có kết quả? Vậy loại test kit do Việt Nam sản xuất đã có mặt trên thị trường chưa và đang được sử dụng như thế nào?
Thiếu tướng, GS.TS Hoàng Văn Lương ( giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự kiêm phó giám đốc Học viện Quân y) cho biết:
- Muốn sử dụng được bộ xét nghiệm (test kit) này cần có phòng thí nghiệm đạt chuẩn và được Bộ Y tế cho phép, khi có test và có mẫu bệnh phẩm thì cần có thiết bị để chạy test. Do COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A nên để đảm bảo an toàn sinh học, không thất thoát virus ra môi trường, phải là phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 2 mới được triển khai thực hiện xét nghiệm này.
Theo chỗ chúng tôi được biết thì hiện có hơn 30 phòng xét nghiệm của bệnh viện, Viện Pasteur, Viện Vệ sinh dịch tễ, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm xác định COVID-19, có thể sử dụng test kit này.
Sau khi có kết quả dương tính, các bệnh viện sẽ gửi mẫu bệnh phẩm đến một trong ba nơi là Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur TP.HCM để xét nghiệm lần 2.
Sau thời gian điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được kiểm tra, sau hai lần có kết quả âm tính sẽ đủ điều kiện ra viện.
Video đang HOT
* Hiện có rất nhiều thông tin về các bộ xét nghiệm COVID-19 nhanh, như Nhật Bản thông báo họ bán loại test có kết quả sau 15 phút, hay Hàn Quốc cũng có loại cho kết quả sau 40 phút. Vậy loại test kit do Việt Nam phát triển có gì khác?
- Mỗi loại test lại có phương pháp khác nhau. Test kit phát hiện COVID-19 do Việt Nam phát triển tương tự loại do CDC Hoa Kỳ cung cấp, dựa trên công nghệ Realtime PCR, phát hiện virus thông qua gen. Chúng tôi cũng đã có những nghiên cứu để cải tiến test kit đầu tiên, nhưng về thời gian cho kết quả cũng sau 2 giờ.
Hiện có một số test kit xét nghiệm COVID-19 đang lưu hành tại Việt Nam. Sản phẩm muốn được lưu hành cần được Bộ Y tế và Bộ Khoa học – công nghệ xem xét và cấp phép. Như sản phẩm chúng tôi nghiên cứu là được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trong thời gian 6 tháng để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hơn.
* Quy trình lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện xét nghiệm như thế nào? Cá nhân có thể gửi mẫu đến cơ sở xét nghiệm hay không?
- Về quy trình, tôi ví dụ một điểm lấy mẫu cụ thể tại sân bay Nội Bài, các kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu tại sân bay, xử lý mẫu trong khoảng 30 phút rồi vận chuyển đến phòng thí nghiệm. Khâu vận chuyển mẫu sẽ thực hiện theo quy định, cần giữ mẫu ở nhiệt độ nhất định chứ không phải ai cũng có thể lấy và gửi mẫu.
Hiện chỉ những người có chỉ định, như đi về từ vùng dịch, nghi nhiễm COVID-19… mới có chỉ định lấy mẫu xét nghiệm.
Ông Hồ Anh Sơn, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu test kit của Việt Nam, cho biết kết quả xét nghiệm chính xác phụ thuộc nhiều vào vị trí và kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm. “Qua thử nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, xét nghiệm COVID-19 bằng test kit do Việt Nam sản xuất có độ chính xác 100% ở các mẫu bệnh phẩm có từ 2,5 copy. Hiện chúng tôi đang nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện sản phẩm để có thể phát hiện virus ở nồng độ thấp hơn, khi người bệnh đang ở thời gian ủ bệnh”.
Sau khi thông tin về loại bộ xét nghiệm do Việt Nam sản xuất được Bộ Y tế cho phép lưu hành đã có trên 40 bệnh viện, CDC các tỉnh thành và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đặt mua bộ xét nghiệm này sử dụng. UBND TP Hà Nội đăng ký mua 200.000 bộ test để sử dụng tại Hà Nội và gửi tặng Ý, nơi đang có dịch COVID-19 nặng nhất ở châu Âu.
Bên cạnh đó, Bệnh viện Trung ương Huế, CDC Đà Nẵng, Bệnh viện 103, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên, ĐH Y Hà Nội, CDC Cần Thơ cũng đã chọn mua sản phẩm này.
L.ANH ghi (tuoitre.vn)
COVID-19 Pháp: 11.000 ca nhiễm, thiếu khẩu trang trầm trọng
Số ca nhiễm COVID-19 ở Pháp đã gần 11.000 ca với 372 ca tử vong.
Chỉ trong 24 giờ, tại Pháp đã có thêm 108 bệnh nhân tử vong vì căn bệnh COVID-19, đưa số người chết của nước này tính đến ngày 20-3 (giờ Việt Nam) lên 372 người, và tổng số ca nhiễm là 10.995, hãng thông tấn Tân Hoa Xã dẫn lời Tổng giám đốc cơ quan Y tế Pháp Jerome Salomon cho biết hôm 19-3 trong một bản cập nhật số liệu hàng ngày.
Ông Salomon cho biết hiện có khoảng 4.761 người hiện đang nhập viện, trong đó có 1.122 người đang phải chăm sóc đặc biệt.
Đường phố Paris vắng vẻ trong mùa dịch. Ảnh: AP
"Đã có khoảng 1.300 ca đã phục hồi. Hiện chúng tôi vẫn tiếp tục xét nghiệm cho nhiều người, ước tính hơn 4.000 trương hợp được xét nghiệm mỗi ngày. Tính đến nay chúng tôi đã xét nghiệm cho khoảng 50.000 người", ông Salomon nói thêm.
Nhiều người không tuân thủ quy tắc cách ly
Theo ông Salomon các ca nhiễm mới tăng gấp đôi cứ sau bốn ngày. Ông cho biết đã kêu gọi người dân Pháp tuân thủ quy tắc hạn chế tiếp xúc với người khác để giảm thiểu sự lây lan của virus.
"Chúng ta càng tôn trọng các quy tắc, chúng ta càng có thể ngăn chặn sự bùng phát. Đây là một cuộc chiến của cả cộng đồng", ông nói thêm.
Pháp đang trong ngày thứ ba sau khi lệnh phong tỏa toàn quốc được ban bố hôm 17-3. Chính quyền kêu gọi người dân hạn chế tối đa các di chuyển. Chỉ những lý do đặc biệt, thăm khám hoặc mua nhu yếu phẩm mới được ra ngoài.
Trong chuyến thăm tới Viện Pasteur nằm tại thủ đô Paris, Tổng thống Emmanuel Macron bày tỏ lấy làm tiếc khi các biện pháp của chính phủ vẫn chưa được người dân tuân thủ nghiêm túc. Ông Macron cũng khẳng định lệnh phong tỏa rất có thể sẽ phải kéo dài hơn thời gian dự kiến là 15 ngày.
"Quá nhiều người còn xem nhẹ các quy tắc cách li. Tôi vẫn thấy mọi người tiếp tục đi đến công viên, bãi biển hoặc các khu chợ mở. Điều đó có nghĩa là họ không hiểu những thông điệp mà chính quyền vừa đưa ra", ông Macron phát biểu bên lề chuyến thăm Viện Pasteur.
Tổng thống Pháp cũng khẳng định, bất chấp dịch bệnh, nước Pháp vẫn phải hoạt động, vì vậy hoạt động sản xuất không thể bị ngưng trệ. Nước Pháp cần tổ chức hoạt động sản xuất, theo hướng giảm tối đa tiếp xúc giữa người lao động và giữ khoảng cách an toàn cần thiết.
Thiếu hụt khẩu trang trầm trọng
Trong những ngày qua, vấn đề trang thiết bị y tế chống dịch COVID-19, đặc biệt là khẩu trang y tế đang được bàn đến nhiều tại Pháp. Các bệnh viện đang trong tình trạng khan hiếm, thậm chí thiếu khẩu trang y tế dành cho các y bác sĩ, nhân viên chăm sóc.
Mặc dù chính phủ Pháp đã chuyển hàng chục triệu chiếc khẩu trang y tế trong kho dự trữ quốc gia cho các bệnh viện và phòng khám, hiệu thuốc, các nhân viên y tế hành nghề tự do... nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Hầu hết chỉ người châu Á mới đeo khẩu trang để phòng dịch. Ảnh: GETTY
Ông Salomon cho biết đã chuyển 35 triệu chiếc khẩu trang đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe và các chuyên gia kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Ông Salomon cũng nói thêm rằng hiện chỉ có khoảng 6 triệu khẩu trang được sản xuất mỗi tuần ở Pháp, trong khi nhu cầu thật trong đợt dịch bệnh có thể phải cần đến 50 triệu khẩu trang mỗi tuần.
So với thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát, Pháp chỉ cần khoảng 4-5 triệu chiếc mỗi tuần để đáp ứng nhu cầu cho toàn người dân.
Đối với người dân, cơ quan y tế Pháp tiếp tục khẳng định, đeo khẩu trang không có tác dụng gì nếu không có triệu chứng bệnh.
Tổng cục trưởng Tổng cục Y tế - Bộ Y tế Pháp cho rằng: "Tôi xin nhắc lại cách ứng xử đúng liên quan tới việc đeo khẩu trang. Không nên đeo khẩu trang nếu chúng ta không bị ốm. Không nên đeo khẩu trang nếu chúng ta không phải là nhân viên chăm sóc y tế. Cách ứng xử tốt nhất là giữ khoảng cách, hãy đứng cách nhau ít nhất một mét và giảm tiếp xúc nhiều nhất có thể".
Theo một cuộc thăm dò dư luận mới được công bố, đại đa số người dân Pháp đánh giá cao các biện pháp do Chính phủ nước này áp đặt để chống COVID-19 (96%). 85% người dân cho rằng, các biện pháp này đáng lẽ phải được áp đặt sớm hơn. Tuy nhiên, phần lớn người dân Pháp cũng thừa nhận, các quyết định này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cũng như công việc của họ.
TÚ QUYÊN (plo.vn)
Hơn 13.000 người nhiễm Covid-19 ở Mỹ, California yêu cầu toàn bộ 40 triệu dân ở nhà Hơn 13.000 người ở Mỹ đã xét nghiệm dương tính với virus Corona và số ca tử vong ghi nhận ít nhất lên tới 176. Theo Al Jazeera, tính đến tối ngày 19.3, số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ đã tăng lên hơn 13.000, theo số liệu của Đại học John Hopkins và các bang ở Mỹ. Ít nhất 176 người ở Mỹ...