Bộ Xây dựng yêu cầu 12 cựu quan chức trả nhà công vụ
Nhiều cựu quan chức đã về hưu từ 3 năm trở lại đây song chưa trả lại nhà công vụ tại khu đô thị Yên Hòa (Hà Nội).
Chiều 21/4, ông Tạ Quang Vinh – Chánh văn phòng Bộ Xây dựng, cho hay Bộ này đã gửi văn bản tới 12 cựu quan chức, đề nghị trả lại nhà công vụ của Chính phủ, tại khu chung cư CT1-CT2 khu đô thị Yên Hòa, quận Cầu Giấy (Hà Nội).
12 cán bộ trên được giao nhà ở công vụ khi đương chức, nhưng đã nghỉ hưu nên không còn được hưởng chính sách này. Họ đều từng đảm nhận chức danh thứ trưởng hoặc tương đương; tiêu chuẩn ở căn hộ công vụ diện tích sử dụng 100 – 115 m2; bên trong căn hộ trang bị bàn ghế, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, tủ bếp, máy hút mùi, giường, máy giặt, bình nóng lạnh. Người ở phải trả phí dịch vụ, điện nước.
Nhà công vụ tại chung cư CT1-CT2, khu đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Giang Huy
Ông Nguyễn Văn Ngàng – nguyên Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, xác nhận ông là người có tên trong danh sách bị yêu cầu trả lại nhà công vụ.
“Tôi đã làm thủ tục bàn giao nhà từ hôm qua (20/3). Mình nghỉ hưu rồi thì trả lại nhà cho Nhà nước là chuyện bình thường”, ông nói.
Video đang HOT
Giải thích việc chậm trễ trả nhà công vụ, ông Ngàng cho hay đây là nhà thuê của Chính phủ khi đương chức, với giá gần 1,8 triệu đồng mỗi tháng. Ông về hưu đã được 3 năm và biết rõ quy định chỉ trong thời gian đương chức mới được thuê nhà công vụ. “Tôi đã hai lần làm đơn xin gia hạn thuê nhà công vụ, nêu lý do rõ ràng, tuy nhiên không nhận được câu trả lời từ nhà chức trách”, ông Ngàng nói thêm.
Bộ Xây dựng hai lần gửi thông báo đề nghị ông Ngàng trả lại nhà công vụ, tuy nhiên lần thứ nhất, ông không nhận được. Còn lần thứ hai, ông cho hay “vì dịch bệnh Covid-19, nên nhà mới của tôi chưa sửa xong, chưa thể trả lại ngay”.
Ông Trần Văn Lý – nguyên Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, nói ông đã nhận được thông báo đề nghị trả nhà công vụ, tuy nhiên, ông nghỉ hưu từ tháng 10/2018 và đã trả nhà công vụ từ tháng 6/2019.
“Tôi đã bàn giao căn nhà đó cho Ban quản lý toà nhà, không rõ vì sao vẫn được nêu tên trong văn bản yêu cầu trả nhà của Bộ Xây dựng”, ông Lý nói và cho biết, sau khi trả nhà, ông đã về ở nhà của bố mẹ.
Một cựu lãnh đạo khác của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam giải thích, giữa năm 2019, gia đình bà nhận được thông báo lần một về việc bàn giao nhà công vụ, bà đã làm đơn kiến nghị Bộ Xây dựng cho gia hạn sang năm 2020 để có thời gian xây nhà mới. Song đến nay do dịch bệnh, việc xây dựng nhà bị đình trệ, chưa thể chuyển đi thì bà nhận được thông báo lần 2.
“Chúng tôi đóng phí đầy đủ tại căn hộ đang ở và sẽ chấp hành đúng quy định bàn giao nhà song cần thêm thời gian để chuẩn bị nơi ở mới”, bà nói.
Tương tự, một cán bộ trong số 12 cựu quan chức nêu trên cho hay ông nhận được thông báo của Bộ Xây dựng giữa tháng 4, song yêu cầu trả nhà trước 30/4 là “quá gấp gáp”. Gia đình ông cần ít nhất 3 tháng để xây nhà và chuyển đến nơi ở mới. Do đó, ông sẽ làm đơn kiến nghị Bộ Xây dựng cho lùi thời hạn trả nhà.
Trả lời câu hỏi vì sao không trả nhà công vụ ngay khi về hưu, ông nói, trước đây có thông tin căn hộ công vụ ở khu vực Yên Hoà dự kiến được thanh lý nên ông và nhiều cán bộ khác chờ đợi để mua lại.
Tòa chung cư thương mại CT1 – CT2 Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội có khoảng 342 căn hộ, trong đó 76 căn hộ công vụ do Bộ Xây dựng quản lý và bố trí cho cán bộ lãnh đạo cơ quan trung ương thuê theo quy định.
Vũ Viết Tuân – Đoàn Loan
TP.HCM xin ý kiến Bộ Xây dựng để sáp nhập 3 quận phía Đông
TP.HCM xin ý kiến Bộ Xây dựng về thành phần hồ sơ, phân loại, chương trình phát triển đô thị của đề án sáp nhập Quận 2, Quận 9 và Thủ Đức.
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng xin ý kiến về thành phần hồ sơ, đề án phân loại đô thị và chương trình phát triển đô thị phục vụ đề án thành lập thành phố trực thuộc TP.HCM.
Theo đó, UBND TP.HCM xây dựng đề án thành lập thành phố phía Đông thuộc TP.HCM trên cơ sở sáp nhập Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức.
Dự kiến, thành phố phía Đông sau khi thành lập có diện tích tự nhiên là 211,57km2, quy mô dân số hơn 1,1 triệu người.
Ngoài ra, thành phố phía Đông đã có sẵn Khu công nghệ cao (Quận 9), Đại học Quốc gia TP.HCM (quận Thủ Đức) và Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Quận 2).
Như vậy, nếu 3 quận này được sáp nhập, TP.HCM sẽ là địa phương đầu tiên của cả nước có mô hình thành phố trực thuộc thành phố Trung ương.
Nếu được thành lập, Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ thuộc thành phố phía Đông.
Ngoài ra, TP.HCM cũng kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, chấp thuận việc thành phố phía Đông dự kiến được thành lập sẽ "không xem xét điều kiện về sự phù hợp với định hướng quy hoạch, chương trình phát triển đô thị và tiêu chuẩn về đơn vị hành chính trực thuộc đối với đơn vị hành chính dự kiến dự kiến hình thành sau khi sắp xếp".
Ngày 19/2, TP.HCM cũng có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ hướng dẫn quy trình, thành phần hồ sơ thành lập thành phố phía đông trực thuộc TP.HCM trên cơ sở gộp Quận 2, Quận 9 và Thủ Đức.
TP.HCM cho biết việc thành lập thành phố phía Đông sẽ được UBND TP.HCM thực hiện song song với việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Vì việc sáp nhập 3 quận để thành lập thành phố phía Đông (nghĩa là từ đô thị loại cao xuống đô thị loại thấp hơn) chưa có tiền lệ nên đề nghị Bộ Nội vụ hướng dẫn quy trình, thành phần hồ sơ để thực hiện.
TÂN NGUYÊN
Bất an những chiếc cẩu tháp lơ lửng Chiếc cẩu tháp thi công được điều chỉnh vượt phạm vi dự án, vươn hẳn ra ngoài đoạn đường đông đúc ô tô, xe máy qua lại. Cẩu tháp thuộc dự án DLC Complex vươn hẳn ra ngoài cung đường đông đúc xe qua lại trên đường Ngụy Như Kon Tum, Hà Nội Ngày 24/3, lưu thông trên tuyến đường Ngụy Như Kon...