Bộ Xây dựng thoái thành công 40,53% vốn tại Tổng công ty Xây dựng số 1
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, Bộ Xây dựng đã bán hết toàn bộ cổ phiếu tại Tổng công ty Xây dựng số 1- CTCP (mã CC1- UPCoM).
Sơ đồ giá cổ phiếu CC1.
Trước đó, Bộ Xây dựng thông báo sẽ thoái hết 44.583.500 cổ phần, tương đương 40,53% vốn tại Tổng Công ty Xây dựng Số 1 – CTCP (mã CC1) với giá khởi điểm 23.030 đồng/cổ phiếu. Thời gian giao dịch từ ngày 25/11 đến ngày 24/12/2020. Phương thức giao dịch là ngoài hệ thống.
Kết quả, Bộ Xây dựng thông báo vừa bán hết toàn bộ 44.583.500 cổ phiếu CC1, tương ứng tỷ lệ sở hữu 40,66% vốn điều lệ CC1. Sau giao dịch Bộ Xây dựng không còn sở hữu cổ phần nào tại CC1.
Hiện, ông Hoàng Trung Thanh – Phó Tổng Giám đốc; Ủy viên Hội đồng Quản trị cũng là người đại diện phần vốn góp đang nắm giữ: 6.800 CP (tỷ lệ 0,01%); ông Huỳnh Tấn Trí – Phó Tổng Giám đốc; Ủy viên Hội đồng Quản trị cũng là người đại diện phần vốn góp đang nắm giữ: 7.600 CP (tỷ lệ 0,01%) và ông Nguyễn Đức Dũng – Phó Tổng Giám đốc; Ủy viên Hội đồng Quản trị là người đại diện phần vốn góp đang nắm giữ: 5.800 CP (tỷ lệ 0,01%).
Video đang HOT
Theo dữ liệu trên HNX, giá bình quân của CC1 từ ngày 25/11 là 14.000 đồng/cổ phiếu và tại ngày 7/12 tăng lên 22.000 đồng/cổ phiếu.
Được biết, Hội đồng Quản trị CC1 thông qua việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào ngày 21/1/2021 nhằm điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty; thông qua miễn nhiệm đối với các cá nhân do có đơn từ nhiệm vì lỹ do cá nhân: ông Lê Dũng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị; ông Huỳnh Tấn Trí và ông Hoàng Trung Thanh – thành viên Hội đồng Quản trị; Bầu bổ sung Hội đồng Quản trị;
Thông qua việc cổ đông chiến lược được tự do chuyển nhượng cổ phần sau 3 năm nắm giữ thay vì 5 năm so với cam kết trước đây; Thông qua việc cho phép cổ đông là người lao động trong CC1 được chuyển nhượng tự do cổ phần bị hạn chế theo năm công tác so với cam kết trước đây.
Về kết quả kinh doanh quý 3/2020, công ty báo lỗ 5,9 tỷ đồng – cùng kỳ lãi 89,3 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng lỗ 97,9 tỷ đồng – cùng kỳ lãi 103,5 tỷ đồng.
CCI cho biết, sở dĩ quỹ 3/2020 lỗ là do Trạm thu phí Cầu Đồng Nai bị tạm dừng thu phí từ ngày 24/8/2020 do vậy doanh thu quý 3 giảm 64 tỷ. Mặt khác, chi phí khấu hao bị điều chỉnh, chi phí tài chính có liên quan đến Dự án Cầu Đồng Nai tăng 34 tỷ do điều chỉnh thời gian thu phí, phát sinh thêm chi phí trung tu bảo dưỡng đột xuất.
Bộ Xây dựng sắp thoái vốn tại 'con cưng' Sông Hồng, giá khởi điểm 132 tỷ đồng
Buổi đấu giá sẽ diễn ra vào ngày 25/12 tới đây.
Bộ Xây dựng sắp thoái vốn tại 'con cưng' Sông Hồng, giá khởi điểm 132 tỷ đồng
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo tìm đại lý đấu giá bán cổ phần của Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng do Bộ Xây dựng sở hữu.
Theo đó, Bộ Xây dựng bán đấu giá hơn 13,2 triệu cổ phần đang sở hữu tại "con cưng" Sông Hồng tương đương 49% vốn điều lệ. Giá khởi điểm bằng với mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phần, tương ứng tối thiểu Bộ Xây dựng sẽ thu về nếu thoái vốn thành công là hơn 132 tỷ đồng.
Thời gian muộn nhất để các công ty chứng khoán có nhu cầu làm đại lý đấu giá gửi đơn đăng ký về HNX là ngày 30/11/2020. Buổi đấu giá dự kiến diễn ra vào ngày 25/12 tới đây tại HNX.
Theo thông tin trước đó từ Bộ Xây dựng, nếu không thoái vốn thành công tại Tổng công ty Sông Hồng thì sẽ chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) trước ngày 31/12/2020.
Tính đến ngày 30/6/2020, ngoài phần vốn góp của Nhà nước chiếm tỷ lệ 49%, các cổ đông lớn khác của Tổng công ty Sông Hồng còn có ông Phan Việt Anh (tỷ lệ sở hữu 14,9%), bà Phạm Thị Phương Thúy (tỷ lệ sở hữu 11,06%) và ông Lã Tuấn Hưng (tỷ lệ sở hữu 9,25%).
Được biết, trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Sông Hồng gặp nhiều khó khăn, gần như không triển khai thêm dự án nào và cũng không có hợp đồng thi công.
Năm 2019, doanh nghiệp này lỗ hơn 72 tỷ đồng, lỗ sau thuế chưa phân phối hơn 973 tỷ đồng. Tính đến cuối quý II/2020 thì con số này đã lên đến hơn 1.000 tỷ đồng.
Trước tình trạng thua lỗ, tháng 9/2019, Tổng công ty Sông Hồng đã gửi đơn lên Thủ tướng Chính phủ xin bán vốn ngay trong năm 2019 vì doanh nghiệp đã âm vốn điều lệ đến 600 tỷ đồng.
Tổng công ty Sông Hồng khẳng định nếu tình trạng kinh doanh bết bát kéo dài trong một thời gian ngắn nữa thì buộc phải tuyên bố phá sản và mất toàn bộ vốn nhà nước.
Để "vớt vát" phần vốn nhà nước còn sót lại, thời gian qua, tổ đại diện phần vốn nhà nước tại tổng công ty đã hoàn thành và trình Bộ Xây dựng phê duyệt hồ sơ thoái vốn doanh nghiệp để thực hiện đấu giá phần vốn nhà nước.
Trước tình hình thực tế khó khăn, Bộ Xây dựng đã có báo cáo và được Thủ tướng chấp thuận đưa Tổng công ty Sông Hồng vào danh mục thoái vốn nhà nước hết năm 2020.
Bộ Xây dựng triệt thoái vốn, CC1 sẽ về tay ai? HĐQT CC1 vừa thông qua việc tổ chức ĐHĐCĐ bất thường nhằm xem xét miễn nhiệm Chủ tịch HĐQT Lê Dũng và cho cổ đông chiến lược được tự do chuyển nhượng cổ phần sau 3 năm thay vì 5 năm so với cam kết trước đây. Toà nhà Sailing Tower của CC1 Những chuyển biến đáng chú ý tại Tổng Công ty...