Bộ Xây dựng: Sẽ quy định rõ pháp lý bất động sản du lịch tránh rủi ro cho người dân
Bộ Xây dựng cho biết sẽ quy định rõ việc xây dựng, kinh doanh bất động sản du lịch, lưu trú ( căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú) để đảm bảo quyền lợi cho các bên.
Căn hộ bất động sản du lịch nở rộ tại Đà Nẵng
Mới đây, tại văn bản số 5269/VPCP-CN ngày 30/6/2020 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các loại hình bất động sản du lịch, lưu trú.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, theo chức năng nhiệm vụ được giao, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, ban hành nhiều văn bản, tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với lĩnh vực này.
Ngày 20/01/2020, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 276/BXD-QLN để chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương một số nội dung liên quan đến quản lý đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản du lịch, lưu trú.
Trong đó, yêu cầu kiểm soát chặt chẽ các dự án có hiện tượng chuyển đổi căn hộ du lịch, biệt thự du lịch sang thành nhà ở và cần xem xét thận trọng, thực hiện đúng quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quy hoạch đô thị, pháp luật về xây dựng; đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất được duyệt, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đồng thời phù hợp với khả năng dung nạp dân số, khả năng đáp ứng về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực; tuân thủ quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
Để tiếp tục hoàn thiện pháp luật, lãnh đạo Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bất động sản theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội và đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.
Video đang HOT
Theo đó, sẽ quy định rõ việc xây dựng, kinh doanh bất động sản du lịch, lưu trú (căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú) để đảm bảo quyền lợi cho các bên, tránh rủi ro cho người dân.
Số liệu Bộ Xây dựng tổng hợp từ 54/63 UBND tỉnh, TP cho thấy, trong quý II/2020 có 92 dự án bất động sản nghỉ dưỡng với 6.300 căn hộ du lịch, 197 biệt thự du lịch và 46 căn văn phòng kết hợp lưu trú được cấp phép; 91 dự án với 19.878 căn hộ du lịch và 8.407 biệt thự du lịch đang triển khai xây dựng; 12 dự án với 70 căn hộ du lịch, 256 biệt thự du lịch và 1 căn văn phòng kết hợp lưu trú hoàn thành.
Số lượng dự án du lịch, nghỉ dưỡng được cấp phép cũng tăng hơn so với Quý I/2020, cụ thể tại một số địa phương trọng điểm như: Tại Khánh Hòa cấp phép 3 dự án (Quý I/2020 là 0 dự án), tại Phú Yên cấp phép 2 dự án (Quý I/2020 là 0 dự án).
Thị trường bất động sản ế ẩm do dịch Covid-19: Bộ Xây dựng đề xuất gói hỗ trợ
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn...
Bất động sản du lịch lao đao
Trong khi nhiều vướng mắc pháp lý, thủ tục hành chính về đất đai với condotel chưa được tháo gỡ thì đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh vào thị trường bất động sản.
Bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Tư vấn, Savills TPHCM cho biết: Thị trường chịu ảnh hưởng nặng nhất là bán lẻ và nghỉ dưỡng, theo sau đó là mảng văn phòng và bất động sản công nghiệp. Đối với thị trường bán lẻ, dịch Covid-19 khiến người dân có xu hướng chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến. Hoạt động mua sắm trực tuyến tác động tiêu cực đến hệ thống cửa hàng truyền thống ở trung tâm mua sắm cũng như tại mặt bằng nhà phố.
Theo báo cáo mới đây, các nhà phân tích đến từ Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng ngành bất động sản bao gồm BĐS nhà ở và BĐS khu công nghiệp đều sẽ không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. SSI Research lập luận rằng, hoạt động mua nhà chung cư dựa trên nhu cầu và kế hoạch sinh sống trong dài hạn nên không liên quan đến những sự kiện như bệnh dịch.
Các chuyên gia của CBRE cũng cho rằng hiện nay khi dịch bệnh bùng phát các chủ đầu tư cũng như công ty môi giới buộc phải tạm hoãn lại các hoạt động mở bán dự án vì tâm lý tránh tụ tập đông người trong lúc dịch bệnh bùng phát. "Một khi dịch bệnh được khống chế, khả năng các chủ đầu tư sẽ đẩy sản phẩm ra cùng một lúc, điều này sẽ dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong nửa cuối năm nay. Sức mua được cải thiện một khi dịch bệnh được ngăn chặn và làn sóng đầu tư mạnh mẽ quay lại thị trường", đại diện CBRE nhận định.
Kỳ vọng vào khách nước ngoài?
Ông Đinh Thanh Tùng, Giám đốc Công ty Vietnam International Realty- đơn vị phân phối và quản lý vận hành khai thác bất động sản cao cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chia sẻ: Có hai thái cực bất động sản trong quý 1 - 2020. Nguồn cung không đủ cầu cho khối nhà đầu tư ngoại (quy định là 30% trong mỗi dự án).
Nguồn cung cho các nhà đầu tư nội dư thừa. Tính thanh khoản quỹ hàng cho nhà đầu tư ngoại vẫn rất cao. Đơn cử một dự án trung tâm quận Cầu Giấy - Hà Nội ra hàng vào cuối tháng 2 bán hết sạch quỹ căn mở bán chỉ trong một buổi sáng. Tuy nhiên chỉ dừng ở mức đặt mua giữ chỗ. Đơn cử một dự án tại trung tâm Mỹ Đình các quỹ căn đẹp cho các nhà đầu tư ngoại tăng giá hơn 25% so với giá chào bán ban đầu chỉ trong vòng 6 tháng mà bán hết sạch.
Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam cho biết, những phân khúc BĐS phục vụ nhu cầu thật, như nhà ở khu vực nội đô Hà Nội, TPHCM luôn có xu hướng tăng giá trong suốt thời gian qua. Từ năm 2019, nguồn cung phân khúc này bị co hẹp trong khi nhu cầu vẫn lớn. "Tôi cho rằng tình hình dịch bệnh chỉ diễn biến trong ngắn hạn, nếu hết quý 3 dịch bệnh được kiểm soát tốt thì nhiều khả năng đến quý 4 bất động sản sẽ chứng kiến đợt sôi động mới. Nguồn cung vẫn khan hiếm vượt nguồn cầu thì giá sẽ tăng", ông Đính cho biết.
Theo Hiệp hội bất động sản TPHCM (HoREA), trong giai đoạn thị trường trầm lắng và khó khăn hiện nay, cũng chính là cơ hội để các tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản thực hiện chiến lược "tái cấu trúc doanh nghiệp" theo hướng tinh gọn, hiệu quả; Tái cơ cấu đầu tư, cơ cấu lại sản phẩm chủ lực, coi trọng phát triển sản phẩm nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu thực của đông đảo người tiêu dùng. Đối với các tập đoàn lớn có thể lựa chọn phát triển sản xuất, kinh doanh đa ngành để có thể ứng phó hiệu quả với các biến động của thị trường. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để chuyển hướng sử dụng công nghệ thông tin, số hóa, trí tuệ nhân tạo, thực tại ảo, kinh doanh online vào lĩnh vực bất động sản.
Đề xuất gói hỗ trợ
Bên cạnh gói giải pháp tổng thể hỗ trợ sản xuất kinh doanh của Chính phủ, Bộ Xây dựng đang tập hợp ý kiến nhà đầu tư, chuyên gia, các hiệp hội để đề xuất các giải pháp hỗ trợ riêng cho bất động sản. Bộ Xây dựng đánh giá: Bất động sản có đặc thù riêng, nhu cầu vẫn lớn và chịu ảnh hưởng ngắn hạn.
"Bộ đang nghiên cứu đề xuất tăng cường bổ sung thêm vốn cho nhà ở xã hội. Nó giống như gói 30.000 tỷ đồng trước đây. Bởi hiện vốn theo luật, nghị định còn dành ít cho nhà ở xã hội. Bộ sẽ đề xuất Ngân hàng chính sách và thương mại được cấp bù lãi suất. Khi nhà ở xã hội phát triển sẽ thúc đẩy thị trường vật liệu xây dựng, nhân công, nội thất và kéo theo nhiều ngành nghề khác liên quan", ông Nguyễn Trọng Ninh nói.
Trước đó, HoREA có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản ứng phó và vượt qua khó khăn trước thách thức của đại dịch Covid- 19. Hiệp hội kiến nghị với Thủ tướng một số giải pháp như: xem xét gia hạn 5 tháng đối với tiền thuế GTGT của tháng 03-06/2020 vào dự thảo Nghị định của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid- 19; xem xét chỉ đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho phép gia hạn 5 tháng đối với tiền nợ bảo hiểm xã hội của tháng 03-06/2020 đối với các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản. Hiệp hội đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét, chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho giãn tiến độ trả nợ vay tín dụng và không chuyển nhóm nợ (xấu hơn) đối với các khoản nợ đến hạn của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản.
Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ kiến nghị: Cần có chính sách hỗ trợ hàng vạn nhân viên môi giới mất việc làm do đại dịch. Ngân hàng nhà nước cần có các gói vay tiêu dùng cho người lao động. "Điều gây vướng mắc lớn nhất cho bất động sản thời gian qua là vấn đề pháp lý và thủ tục hành chính. Pháp lý cho condotel, một số vấn đề về đất đai vẫn chờ câu trả lời. Đây là thời điểm các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp cần tập trung tháo gỡ dứt điểm sẽ giúp cho thị trường hồi phục nhanh hơn sau dịch Covid-19", ông Đặng Hùng Võ kiến nghị.
Cổ phiếu bất động sản bắt đầu lao dốc
Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán chao đảo (giảm xuống còn 709,73 điểm tính đến ngày 20/3-PV). Nhiều cổ phiếu bất động sản bị giảm sàn, nằm sàn. Tất cả các doanh nghiệp bất động sản đều bị tác động rõ rệt. Thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng (condotel) và thị trường bất động sản cho thuê bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là tình trạng mặt bằng cho thuê tại khối đế các tòa nhà cao tầng và nhiều mặt bằng nhà phố cho thuê bị khách thuê trả lại...
Đại dịch Covid-19 làm gián đoạn, đảo lộn các mặt hoạt động của doanh nghiệp bất động sản, nhất là công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm; làm sụt giảm nghiêm trọng doanh thu, lợi nhuận, thậm chí có thể doanh nghiệp bị mất thanh khoản...
PV (Theo Hiệp hội BĐS TPHCM)
Ngọc Mai - Tuấn Minh
Hiệp hội BĐS Việt Nam kiến nghị giảm lãi suất, hoàn thiện pháp lý BĐS du lịch, tháo gỡ khó khăn cho thị trường Theo kiến nghị của Hiệp hội BĐS Việt Nam (VnREA), cần tập trung vào khâu tín dụng, thuế và pháp lý loại hình BĐS mới để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Dịch Covid-19 khiến hàng loạt cơ sở kinh doanh, cửa hàng buôn bán ế ẩm phải đóng cửa hoặc trả lại mặt bằng. Ảnh: Đình Sơn Những...