Bộ Xây dựng lên tiếng về quy hoạch Đà Lạt
Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời câu hỏi của PLO về kiến nghị của gần 80 kiến trúc sư gửi tới Bộ trưởng Bộ Xây dựng liên quan đến quy hoạch khu trung tâm Hoà Bình – TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, Bộ Xây dựng cho rằng tỉnh Lâm Đồng cần lấy ý kiến cộng đồng dân cư và các chuyên gia trước khi triển khai quy hoạch trên…
Trước kiến nghị của gần 80 kiến trúc sư, Bộ Xây dựng cho biết, hiện Vụ quy hoạch kiến trúc (Bộ Xây dựng) đang làm việc với Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng để yêu cầu báo cáo và có thông tin đầy đủ liên quan đến hồ sơ đồ án và quá trình lập, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị tỷ lệ 1/500 Khu vực Trung tâm Hòa Bình, Thành phố Đà Lạt. “Sau khi có đầy đủ tài liệu và thông tin, Bộ Xây dựng sẽ có ý kiến chính thức” – văn bản của Bộ Xây dựng nêu.
Bộ Xây dựng cũng cho rằng việc chỉnh trang, xây dựng lại Khu vực Trung tâm Hòa Bình, Thành phố Đà Lạt cho khang trang, văn minh, hiện đại, nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân là cần thiết. “Nhưng vẫn đảm bảo giữ gìn các giá trị văn hóa, di sản gắn liền với lịch sử hình thành đô thị Đà Lạt, phù hợp với không gian, kiến trúc, cảnh quan đặc trưng riêng của Thành phố” – Bộ Xây dựng nêu quan điểm.
Theo Bộ Xây dựng, Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị tỷ lệ 1/500 Khu vực Trung tâm Hòa Bình, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã được UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt tại Quyết định số 229/QĐ-UBND ngày 12-2-2019 theo thẩm quyền quy định của pháp luật hiện hành về Quy hoạch đô thị (Luật Quy hoạch đô thị 2009; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 7-4-2010 của Chính phủ và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành).
Hội Kiến trúc sư Việt Nam đề nghị cần nghiên cứu để khai thác giá trị ký ức của không gian di sản Hòa Bình. Ảnh: BÍNH AN
Theo đó, Quy hoạch phải đảm bảo các yêu cầu về công khai, minh bạch, kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng; cải thiện cảnh quan, bảo tồn các di tích văn hoá, lịch sử và nét đặc trưng địa phương; khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm…
Video đang HOT
“Đồng thời, quá trình lập đồ án quy hoạch, cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị, tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ, có giải trình, tiếp thu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi quyết định phê duyệt” – văn bản của Bộ Xây dựng nêu.
Bộ Xây dựng cũng cho rằng, để đáp ứng được mong muốn của người dân và các chuyên gia thì trước mắt UBND tỉnh Lâm Đồng cần tổ chức hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia về quy hoạch, kiến trúc, di sản văn hóa cũng như đại diện của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các cơ quan thông tấn báo chí để giải trình, tiếp thu các ý kiến nhằm rà soát, đánh giá tác động tới sự phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và môi trường sinh thái, di tích lịch sử, văn hóa khi triển khai thực hiện Quy hoạch này; đồng thời, đảm bảo mục tiêu xây dựng và phát triển Đà Lạt văn minh, hiện đại, nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân, giữ gìn các giá trị văn hóa, di sản gắn liền với lịch sử hình thành đô thị Đà Lạt, phù hợp với không gian, kiến trúc, cảnh quan đặc trưng riêng của Thành phố.
Trước đó vào ngày 15-4, Hội kiến trúc sư Việt Nam (KTSVN) cũng đã có văn bản gửi Sở Xây dựng Lâm Đồng để đóng góp ý kiến chuyên môn về quy hoạch khu trung tâm Hoà Bình – TP Đà Lạt. Hội KTSVN đề nghị Lâm Đồng khi làm quy hoạch cần chú trọng cân bằng giữa phát triển và bảo tồn, không làm mất đi giá trị kiến trúc, cảnh quan đặc thù của Đà Lạt… Đáng chú ý Hội KTSVN cho ý kiến về một số nội dung của Quy hoạch trên không phù hợp, làm ảnh hưởng đến giá trị kiến trúc, văn hoá của khu vực này. Cụ thể, đối với khu vực Đồi Dinh nên bảo tồn kiến trúc cũ theo hướng xanh hoá, không nên xây khách sạn quy mô lớn tại đây; Đối với khu rạp Hoà Bình, cần nghiên cứu để khai thác giá trị ký ức của không gian di sản này trong công trình mới. Công trình mới nên có quy mô vừa phải, tỷ lệ phù hợp với cảnh quan và chú trọng mới liên kết với chợ Đà Lạt…; Về tầm nhìn cảnh quan cần lưu ý tính chất chuyển tiếp hài hoà giữa các công trình mới và cũ….
TRỌNG PHÚ
Theo plo.vn
Khi nào bắt đầu xây cầu Cát Lái hơn 7 nghìn tỷ đồng nối TP.HCM với Đồng Nai?
Chiều 18/4, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh cùng các sở ngành của 2 địa phương đã họp bàn việc triển khai dự án cầu Cát Lái nối quận 2 (TPHCM) và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai).
Lãnh đạo UBND TPHCM cho biết khi có cầu Cát Lái, hệ thống giao thông TPHCM - Nhơn Trạch sẽ được thông suốt, nối liền mạng lưới giao thông TPHCM - Bà Rịa - Vũng Tàu - Đồng Nai.
Bên cạnh đó, khi sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động, cầu Cát Lái kết hợp tỉnh lộ 25C sẽ hình thành tuyến kết nối TPHCM - sân bay Long Thành; chia sẻ lưu lượng phương tiện giao thông đang quá tải trên tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây trong ngày thường lẫn dịp lễ.
Trước đó, ngày 1/2, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 51/TB-VPCP của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng ý giao tỉnh Đồng Nai chủ trì và thống nhất với Bộ GTVT, UBND TPHCM thực hiện theo quy định hiện hành (xem xét quy mô, tiến độ đầu tư, hình thức đầu tư...).
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Văn bản số 631/TTg-CN về việc bổ sung Quy hoạch phát triển GTVT TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2030, trong đó đồng ý xây dựng cầu để thay thế phà Cát Lái...
Trên cơ sở đó, tỉnh Đồng Nai đề xuất phương án thực hiện: Phần đường dẫn phía TPHCM dài 623m, quy mô mặt cắt ngang 60m, có chi phí thực hiện 755 tỷ đồng (trong đó xây lắp khoảng 215 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP khoảng 540 tỷ đồng); kiến nghị UBND TPHCM chịu trách nhiệm triển khai bằng nguồn ngân sách của TP hoặc theo hình thức khai thác quỹ đất, thời gian thực hiện 2020-2024.
Phần đường dẫn phía Đồng Nai dài 263m, quy mô mặt cắt 56m, có chi phí khoảng 410 tỷ đồng (xây lắp khoảng 134 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng khoảng 276 tỷ đồng) do UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách địa phương hoặc hình thức khai thác quỹ đất, thời gian thực hiện 2020-2024.
Phần cầu chính và cầu dẫn, chi phí đầu tư khoảng 4.900 tỷ đồng, kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện theo hình thức BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao).
Nếu việc triển khai theo hình thức BOT không khả thi sẽ nghiên cứu triển khai theo hình thức BOT kết hợp BT (xây dựng-chuyển giao), quỹ đất đối với phần BT sẽ nghiên cứu sử dụng quỹ đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, thời gian thực hiện 2019-2024.
Dự án cầu Cát Lái có điểm đầu chính là điểm cuối của nút giao thông Mỹ Thủy trên đường Nguyễn Thị Định (quận 2, TPHCM) và điểm cuối kết nối với đường Lý Thái Tổ (thuộc Khu đô thị Nhơn Trạch, xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai).
Tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 4,5km; cầu chính kết cấu dây văng 2 trụ tháp, quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp, mặt cắt ngang 60m, độ thông thuyền H=55m, B=250m, vận tốc thiết kế 80km/giờ.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến đồng ý phương án đề xuất của Đồng Nai và cho biết các sở ngành của TPHCM sẽ tham mưu những hình thức đầu tư phù hợp, chặt chẽ về thủ tục, kinh phí để 2 địa phương thống nhất báo cáo trình bộ ngành trung ương và Thủ tướng xem xét quyết định, triển khai sớm dự án.
Thời gian hơn một năm qua, trong tình trạng "sốt ruột", tỉnh Đồng Nai đã chủ động làm việc với TPHCM để đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông liên kết vùng. Cụ thể, Tỉnh Đồng Nai đã chủ động đề xuất đứng ra xây dựng và trực tiếp mời gọi các nhà đầu tư tham gia phát triển dự án cầu Cát Lái 7.200 tỷ đồng nối huyện Nhơn Trạch với quận 2 của TP.HCM.
Bởi, theo quan điểm của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, chỉ cách trung tâm quận 1 của TP.HCM khoảng 20km, nhưng hàng loạt dự án bất động sản ở Nhơn Trạch đã trở thành khu đô thị "ma" gần 20 năm qua là điều rất khó hiểu. Theo đó, tỉnh này đang làm việc với một số nhà đầu tư tiềm năng cùng bàn thảo phương án đầu tư, dự kiến dự án cây cầu trọng điểm này sẽ được khởi công xây dựng trong năm 2019.
Theo đanh gia cua cac chuyên gia kinh tê, khi dự án được xây dưng va đi vao khai thac se tao bươc đôt pha trong phat triên kinh tê cua Đông Nai và cả TP.HCM, nhất là thu hut đâu tư trong nươc, nươc ngoai vao cac linh vưc công nghiêp, dich vu, thương mai, du lich mà hai địa phương có thế mạnh.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Cận dự án đường BT chưa động thổ, đất đối ứng đã rao bán Dự án Xây dựng tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên (đoạn nối từ đường Minh Khai đến đường Vành đai 2,5) tại Hà Nội theo hình thức hợp đồng BT (đổi đất lấy hạ tầng) sắp đến hạn hoàn thành (6/2019). Tuy nhiên, dự án vẫn ngổn ngang, nhiều đoạn chưa xong giải phóng mặt bằng. Trong khi, phần...