Bộ Xây dựng đã thoái ra toàn bộ 44,58 triệu cổ phiếu Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1)
Bộ Xây dựng vừa bán ra toàn bộ cổ phiếu tại Tổng công ty Xây dựng số 1- CTCP (Mã chứng khoán: CC1 – UPCoM).
Theo đó, Bộ Xây dựng thông báo vừa bán ra toàn bộ 44.583.500 cổ phiếu CC1, tương ứng tỷ lệ sở hữu 40,66% vốn điều lệ CC1, giao dịch được thực hiện từ 25/11 đến 07/12. Sau giao dịch Bộ Xây dựng không còn sở hữu cổ phần nào tại CC1.
Được biết, Tổng công ty Xây dựng Số 1 là doanh nghiệp lâu đời trong ngành xây dựng Việt Nam, hiện có vốn điều lệ 1.101,5 tỷ đồng. Công ty đưa cổ phiếu CC1 lên giao dịch trên UPCoM từ tháng 7/2017.
CC1 là doanh nghiệp chuyên xây lắp, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, bưu điện, nền móng, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp… Doanh nghiệp được thành lập từ những năm 1979, sau đó cổ phần hoá và lên thị trường chứng khoán.
Video đang HOT
Mặc dù đưa cổ phiếu đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM năm 2017 nhưng thanh khoản cổ phiếu không đáng kể, ngoài ra kết quả kinh doanh có dấu hiệu lao dốc, nợ vay tăng cao.
Như vậy, mặc dù CC1 là doanh nghiệp nhà nước với nhiều năm kinh nghiệm nhưng hoạt động kinh doanh kể từ khi lên sàn không cho thấy hiệu quả, biên lợi nhuận thấp, vay nợ cao chính là thách thức trong đợt đấu giá sắp tới. Đặc biệt, báo cáo 9 tháng đầu năm ghi nhận lỗ lớn nhất kể từ khi niêm yết tới nay.
Theo đó, trong quý III/2020 doanh nghiệp báo cáo doanh thu đạt 1.867,4 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ, lỗ 5,9 tỷ đồng so với cùng kỳ lời 89,3 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 6,5% về còn 1,3%.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 4.729,7 tỷ đồng, tăng 1,4% so với cùng kỳ, lỗ 97,9 tỷ đồng so với cùng kỳ lời 103,5 tỷ đồng. Như vậy, mặc dù 9 tháng đã qua đi nhưng doanh nghiệp còn cách rất xa kế hoạch lợi nhuận 55 tỷ đồng.
Được biết, năm 2020 doanh nghiệp đặt kế hoạch tổng doanh thu đạt 5.100 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 55 tỷ đồng.
Trong 9 tháng đầu năm, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính âm 987 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 611,3 tỷ đồng. Trong kỳ, dòng tiền tài chính cũng âm 247 tỷ đồng do doanh nghiệp trả nợ vay ròng, ngoài ra dòng tiền đầu tư dương nhẹ 194,8 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp đã dùng quỹ tiền hiện hữu để bù đắp thâm hụt dòng tiền do kinh doanh, cũng như trả bớt nợ vay.
Tính tới 30/09/2020, tổng tài sản của doanh nghiệp giảm 6,7% về còn 9.744,9 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là khoản phải thu ngắn hạn đạt 4.072,6 tỷ đồng, chiếm 41,8% tổng tài sản; tồn kho đạt 1.452,3 tỷ đồng, chiếm 14,9% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 1.189,1 tỷ đồng, chiếm 12,2% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 1.157,3 tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 906,2 tỷ đồng, chiếm 9,3% tổng tài sản.
Như vậy, tài sản của doanh nghiệp chủ yếu nằm ở các khoản phải thu. Trong đó, phải thu từ khách hàng đạt 2.258,1 tỷ đồng, chủ yếu là các cơ quan liên quan ới nhà nước như Ban Quản lsy Đầu tư Xây dựng các công trình thuộc Sở Y Tế TP. HCM …và các khách hàng khác.
Ngoài ra, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn giảm 5,1% so với đầu năm, tương ứng giảm 213,7 tỷ đồng về 4.008,6 tỷ đồng. Như vậy, so với đầu năm tỷ lệ nợ vay ngắn hạn và dài hạn trên tổng nguồn vốn đã tăng từ 40,4% lên 41,1%.
Bộ Xây Dựng tiếp tục thoái 98,83% vốn tại Hancorp
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết này 16/12 tới, tại HNX, Bộ Xây dựng sẽ bán đấu giá để thoái vốn 139.399.608 cổ phần sở hữu tại Tổng công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (mã HAN-UpCoM) tương đương hơn 1.393 tỷ đồng theo mệnh giá, chiếm 98,83% vốn điều lệ của Hancorp với mức giá khởi điểm 19.930 đồng/cổ phần.
Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/12, giá cổ phiếu HAN dừng ở mức 23.900 đồng/cổ phiếu với 122.500 cổ phiếu được giao dịch. Như vậy, mức giá trên sàn cao hơn gần 20% so với mức giá khởi điểm.
Hancorp là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Xây dựng được thành lập năm 1982. Năm 2014, Hancorp chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ hơn 1.410 tỷ đồng. Năm 2015, Hancorp trở thành công ty đại chúng. Năm 2016, cổ phiếu của Hancorp đăng ký giao dịch trên UPCoM tại HNX với mã chứng khoán HAN. Giá tham chiếu cổ phiếu HAN tại phiên giao dịch 30/11/2020 là 19.200 đồng/cổ phiếu.
Bộ Xây dựng là cổ đông lớn, nắm giữ cổ phần chi phối của Hancorp với 98,83%. Hancorp có 6 công ty con, 15 công ty liên kết, và có vốn đầu tư tại 16 công ty khác. Ngoài ra Hancorp còn thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Được biết, Hancorp đang quản lý và thực hiện 16 dự án bất động sản với tổng diện tích sàn hơn 152.000 m2, 12 công trình xây lắp với tổng giá trị hợp đồng hơn 450 tỷ đồng. Doanh thu của công ty chủ yếu đến từ hoạt động xây lắp (chiếm 52%), kinh doanh bất động sản (chiếm 40,9%), cung cấp vật tư (5,7%), và cung cấp dịch vụ 1,4%.
Hiện tại, Hancorp quản lý và sử dụng 6 khu đất tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Đồng Nai với tổng diện tích 5.333 m2, tất cả là đất thuê trả tiền thuê hàng năm.
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2020, HAN ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 3 tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ đạt 3.134 tỷ đồng, luỹ kế 9 tháng đạt 5.151 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ.
IDICO hợp tác chiến lược với Shinhan Bank Ngân hàng Shinhan cũng sẽ xem xét cấp tín dụng cho IDICO để bổ sung vốn lưu động cũng như hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp và các dự án thuộc IDICO. Ngày 26/11, Tổng Công ty IDICO (IDC) đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược cùng Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt...