Bộ Xây dựng: Các doanh nghiệp ‘con cưng’ lỗ nặng sau cổ phần hóa
Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc các doanh nghiệp “con cưng” của bộ sau cổ phần hóa rơi vào cảnh “ làm ăn bết bát,” liên tục thua lỗ do tình hình hoạt động sản xuất gặp khó khăn…
Hoạt động thi công lắp ráp của LILAMA. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Liên quan đến thông tin hàng loạt doanh nghiệp “con cưng” của Bộ Xây dựng như Tổng công ty Lắp máy Việt Nam-CTCP (LILAMA), Tổng công ty cổ phần Sông Hồng sau cổ phần hóa rơi vào cảnh “ làm ăn bết bát,” mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trả lời bằng văn bản sau đó, phía Bộ Xây dựng thừa nhận trong những năm gần đây, tình hình hoạt động sản xuất của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng và LILAMA gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế trong năm 2019 của LILAMA âm 86 tỷ đồng; Tổng Công ty cổ phần Sông Hồng ghi nhận lỗ 66,7 tỷ đồng,…
Lợi nhuận sau thuế “bết bát”
Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Xây dựng cho biết từ thời điểm cuối năm 2015 đến nay, cơ quan này đã hoàn thành cổ phần hóa, chuyển doanh nghiệp sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần thêm 7 Tổng công ty, qua đó nâng tổng số doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hóa lên 14/16 Tổng công ty.
Hiện tại, Bộ Xây dựng đang tiếp tục thực hiện công tác cổ phần hóa đối với Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) và Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM), trong đó tập trung thực hiện công tác sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất…
Về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng, Bộ Xây dựng cho biết doanh nghiệp này đã hoàn thành công tác cổ phần hóa và chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần từ ngày 2/6/2010 với vốn điều lệ 270 tỷ đồng. Hiện tại, vốn nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu nắm giữ hơn 12,2 triệu cổ phần (chiếm 49,04% vốn điều lệ).
Từ năm 2016 đến nay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng gặp rất nhiều khó khăn. Những năm gần đây, doanh nghiệp này gần như không triển khai thêm dự án đầu tư nào, cũng không có hợp đồng thi công xây lắp mới và kết thúc năm 2019 ghi nhận lỗ 66,7 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ lũy kế lên 958 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tương tự, đối với LILAMA, báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết doanh nghiệp này đã hoàn thành công tác cổ phần hoá và chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 6/4/2016 với số vốn điều lệ là gần 797,3 tỷ đồng; vốn nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu giữ 97,88% vốn điều lệ.
Tổng thầu LILAMA giám sát hoạt động tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 của LILAMA được kiểm toán bởi Deloitte Việt Nam, doanh thu năm 2019 là 7.042 tỷ đồng, giảm 47,5% so với doanh thu năm 2018 là 13.412 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế năm 2019 âm 86 tỷ đồng, năm 2018 âm 182 tỷ đồng; tổng giá trị tài sản tại thời điểm 31/12/2019 là 8.175 tỷ đồng, giảm 37,4% so với tổng tài sản thời điểm 31/12/2018 là 12.052 tỷ đồng.
Dự án đình hoãn, sản xuất có lãi vẫn âm
Lý giải nguyên nhân lợi nhuận LILAMA liên tục sụt giảm các chỉ số tài chính, phía Bộ Xây dựng cho rằng năm 2019, doanh nghiệp này đã thực hiện thoái vốn tại 7 công ty; trong đó thoái toàn bộ vốn 3 công ty và thoái một phần “ công ty con” xuống thành “công ty liên kết” tại 4 công ty. Do số lượng công ty con giảm dẫn tới doanh thu và tổng tài sản hợp nhất giảm tương ứng so với năm 2018.
Số liệu thống kê cho thấy doanh thu có được của LILAMA trong các năm 2018 và 2019 chủ yếu đến từ các dự án đã triển khai trước năm 2017. Trong khi đó, 2 năm gần đây gần như không có dự án lớn trong nước triển khai nên doanh thu sụt giảm mạnh.
Về lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2018, 2019 âm, báo cáo của Bộ Xây dựng nhấn mạnh mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018 của Công ty mẹ-LILAMA vẫn có lãi (lợi nhuận sau thuế 51 tỷ đồng), tuy nhiên, hiện nay thị trường ngành xây lắp đang khó khăn, đầu tư công giảm, các dự án đầu tư bị đình hoãn, giãn tiến độ, nên ảnh hưởng tới việc làm chung và doanh thu của toàn LILAMA.
Vì vậy, số công ty con, công ty liên kết hoạt động thua lỗ, trong đó có công ty cổ phần LISEMCO lỗ lớn ( lợi nhuận sau thuế âm 183 tỷ đồng), đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh của toàn LILAMA.
Còn năm 2019, mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ-LILAMA vẫn có lãi (63 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế cộng ngang của công ty mẹ và các công ty con vẫn dương (lợi nhuận sau thuế cộng ngang của công ty mẹ và các công ty con là 56 tỷ đồng). Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế hợp nhất vẫn âm 86 tỷ đồng.
Theo Bộ Xây dựng, tính đến thời điểm 31/12/2018 khi LILAMA chưa thoái Công ty cổ phần LISEMCO, LILAMA đang trích lập dự phòng nợ phải thu LISEMCO là 331,8 tỷ đồng. Thời điểm đó, LISEMCO đang là công ty của LILAMA, khoản trích lập dự phòng này khi lên báo cáo tài chính hợp nhất được loại ra và ghi tăng lợi nhuận hợp nhất của những năm trước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Trong năm 2019, LILAMA đã thoái toàn bộ vốn tại LISEMCO. Vì vậy, LISEMCO không còn là công ty con, công ty liên kết của LILAMA. Do đó, các khoản dự phòng trên được ghi nhận lại vào kết quả của kinh doanh trong năm 2019 trên báo cáo tài chính hợp nhất làm giảm lợi nhuận sau thuế của báo cáo tài chính hợp nhất.
Thoái toàn phần để bảo toàn vốn
Từ tình hình thực tế hết sức khó khăn của doanh nghiệp, cũng như để thực hiện có hiệu quả việc tái cơ cấu doanh nghiệp, đảm bảo nguyên tắc bảo tồn vốn, Bộ Xây dựng đã có báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020.
Hiện tại, Bộ Xây dựng đang tập trung triển khai công tác thoái toàn phần vốn nhà nước tại Tổng công ty cổ phần Sông Hồng theo đúng kế hoạch (thoái vốn trước ngày 31/12/2020; trường hợp không hoàn thành thoái vốn, chuyển giao về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước-SCIC trước 31/12/2020).
Đối với LILAMA, trước thực trạng khó khăn về thị trường công việc xây lắp, chế tạo trong giai đoạn vừa qua, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại LILAMA tập trung thực hiện 3 nhóm giải pháp chính.
[Lý do khiến Bộ TN-MT bất ngờ hủy thanh tra loạt dự án bất động sản]
Thứ nhất là tập trung hoàn thành công tác quyết toán, thu hồi công nợ còn tồn đọng, kéo dài tại dự án lớn, trọng điểm đã hoàn thành (riêng tại dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, hết thời gian bảo hành 3 năm, khoản công nợ chủ đầu tư PVN chưa thanh toán cho tổng thầu LILAMA khoảng 1.415,5 tỷ đồng).
Thứ hai, đẩy mạnh tái cấu trúc toàn diện LILAMA, tái cơ cấu doanh nghiệp theo hướng tăng cường công tác quản lý, điều hành trực tiếp của công ty mẹ, nhằm nâng cao hiệu quả, vai trò, năng lực của các đơn vị trước tiếp quản lý, điều hành thi công tại các dự án…
Thứ ba là thực hiện thoái vốn tại một số công ty con, công ty liên kết, các khoản đầu tư tài chính không thực sự đem lại hiệu quả cho hoạt động của tổng công ty.
Hiện tại, Bộ Xây dựng đang tập trung triển khai công tác thoái giảm vốn nhà nước về 51% trong năm 2019 tại LILAMA theo đúng kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 908/QĐ-TTg ngày 20/6/2019./.
CII dự kiến huy động thêm 600 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất 11%/năm
CII dự kiến tiếp tục phát hành trái phiếu để huy động thêm 600 tỷ đồng sau khi mới huy động thành công 800 tỷ trong cuối tháng 7.
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (CII) vừa công bố thông tin về đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ tối đa 600 tỷ đồng. Công ty dự kiến số tiền thu được dùng để tăng quy mô vốn hoạt động; hoặc đầu tư vào các chương trình, dự án.
Tài sản đảm bảo sử dụng cổ phần và tài sản khác thuộc sở hữu của CII, công ty con, công ty liên kết, bên thứ ba để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán liên quan đến trái phiếu. Doanh nghiệp dự kiến phát hành trong tháng 8/2020.
Trái phiếu sắp phát hành có mệnh giá 1 tỷ đồng, kỳ hạn dự kiến là 36 tháng. Giá phát hành bằng 100% mệnh giá. Lãi suất danh nghĩa dự kiến tối đa 11%/năm. Trái phiếu là loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có lãi suất cố định và được đảm bảo bằng tài sản.
Ngày 28/7 vừa qua, CII thông báo đã phát hành xong gói trái phiếu huy động 800 tỷ đồng. Với số tiền dự kiến huy động được, CII dự kiến sẽ tăng quy mô vốn hoạt động, đầu tư vào các chương trình, dự án của CII... Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm với lãi suất dự kiến 11%/năm, lãi suất thanh toán 6 tháng một lần.
Mặc dù huy động vốn nợ vay liên tục và nhiều như vậy nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên tục âm, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính tính tới quý 2/2020 âm 847 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước dương 395 tỷ đồng.
Tại ngày 30/6, CII có tổng cộng 15.385 tỷ đồng tổng nợ đi vay, gấp 1,8 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, CII có 4.726 tỷ đồng trái phiếu vay dài hạn và 1.860 tỷ đồng trái phiếu phải trả trong 12 tháng tới. Số vay nợ còn lại chủ yếu từ ngân hàng.
Lãi ròng quý 2 của Thủy sản Minh Phú gấp 2,5 lần cùng kỳ CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) báo lãi tăng vọt trong quý 2/2020 nhờ vào phần lãi từ liên doanh liên kết. Trong quý 2, MPC ghi nhận doanh thu thuần giảm 34% xuống còn 2.736 tỷ đồng. Do giá vốn hàng bán giảm mạnh 35% nên lãi gộp giảm 25% còn 338 tỷ đồng. Đáng chú ý, doanh thu...