Bộ Xây dựng bác tin đồn gói tín dụng 100.000 tỉ đồng cứu bất động sản
Ông Đỗ Đức Duy, Chánh văn phòng Bộ Xây dựng khẳng định, không có gói tín dụng 100.000 tỉ đồng cứu thị trường bất động sản như thông tin một số trang tin đưa trong vài ngày gần đây.
Bộ Xây dựng khẳng định không đề xuất gói tín dụng 100.000 tỉ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản – Ảnh: Lê Quân
Trước tin đồn Bộ Xây dựng đang chủ trì cùng với một số ngân hàng soạn thảo Đề án hỗ trợ thị trường bất động sản với gói tín dụng 100.000 tỉ đồng cứu thị trường bất động sản, ông Duy khẳng định, đến nay, Bộ Xây dựng không hề đề xuất hay chủ trì nghiên cứu đề án nào với gói tín dụng 100.000 tỉ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản.
Ông Duy cũng cho hay, trong chương trình xây dựng các đề án, văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ trong năm 2014, Chính phủ cũng không giao cho Bộ Xây dựng hoặc Bộ, ngành nào khác nghiên cứu đề án về hỗ trợ thị trường bất động sản với gói tín dụng 100 nghìn tỉ đồng.
Đến nay, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành địa phương vẫn đang tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản gắn với thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đặc biệt là nhà ở xã hội theo đúng tinh thần Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7.1.2013 của Chính phủ. Gói tín dụng hỗ trợ thị trường bất động sản 30.000 tỉ vẫn sẽ tiếp tục triển khai.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của Thanh Niên Online, vài ngày gần đây, một số trang tin đã trích dẫn pháp biểu của tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tại Hội thảo Kinh tế Việt Nam 2014 xung quanh việc cơ quan chức năng đang cân nhắc mở thêm gói tín dụng 100.000 tỉ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản.
Theo đó, ông Nghĩa chỉ rõ Ngân hàng Xây dựng, chủ trì phối hợp với 4 ngân hàng thương mại khác tập trung vào lĩnh vực phát triển hạ tầng cơ sở quan trọng, người có thu nhập trung bình sẽ là đối tượng được ưu đãi vay mua nhà. Gói tín dụng 100.000 tỉ đồng sẽ khắc phục những hạn chế của gói tín dụng 30.000 tỉ đồng để cân bằng lợi ích giữa các bên (nhà nước, doanh nghiệp, khách hàng); tạo ra khuôn khổ người tiêu dùng rộng rãi hơn; tăng thời hạn cho vay, có thể 15 năm…
Trao đổi với Thanh Niên Online, tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa khẳng định không hề nói như một số trang tin đăng trong vài ngày gầy đây.
Ông Nghĩa cho biết, có thể do phóng viên tham dự Hội thảo Kinh tế Việt Nam 2014 tại TP.HCM đã hiểu nhầm bài phát biểu của ông tại hội thảo này. “Bài phát biểu của tôi hôm đó nói đến một gói tín dụng cỡ lớn từ khoảng 75.000 tỉ đồng đến 100.000 tỉ đồng do Ngân hàng Xây dựng làm đầu mối phối hợp với 4 ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank) đang trong thời gian thỏa thuận để ký kết. Có thể phóng viên nghe nhầm thành “ngành xây dựng, Bộ Xây dựng” nên viết như vậy”, ông Nghĩa nói.
Theo TNO
'Làm đẹp thống kê' để tách H.Từ Liêm thành 2 quận: Bí thư huyện thừa nhận sai sót
Sau khi Thanh Niên đăng tải thông tin nghi vấn "làm đẹp thống kê" để tách H.Từ Liêm (Hà Nội) thành 2 quận khiến dư luận xôn xao, tại buổi tiếp xúc cử tri của Tổ đại biểu HĐND TP.Hà Nội khu vực H.Từ Liêm sáng 19.12, ông Lê Văn Thư, Bí thư Huyện ủy Từ Liêm, thừa nhận nhiều số liệu trong các bản thảo, đề án và tờ trình trước nhân dân và HĐND chưa chuẩn.
Cách chấm điểm cơ sở hạ tầng trong đề án tách H.Từ Liêm thành 2 quận được cho là không minh bạch - Ảnh: Lê Quân
"Sai sót trong quá trình làm thống kê"
Tuy nhiên, ông Thư cho rằng đây là "sai sót trong quá trình làm thống kê, xây dựng đề án, còn về cơ bản, H.Từ Liêm đủ tiêu chuẩn tách thành 2 quận mới". "Quá trình xây dựng đề án từ năm 2006 đã trải qua 5 lần sửa đổi, tiếp thu ý kiến. Qua mỗi lần sửa đổi, bổ sung như vậy nên nhầm lẫn về con số là chuyện bình thường", ông Thư nói.
Sau khi kết thúc buổi tiếp xúc cử tri, PV Thanh Niên đã cùng Bí thư Huyện ủy Từ Liêm về tận phòng làm việc của ông nhằm làm rõ thêm một số chỉ tiêu được cho là không đạt về dân số đối với Q.Nam Từ Liêm và không đạt về cơ sở hạ tầng của Q.Bắc Từ Liêm... Tuy nhiên, trước nhiều câu hỏi PV đặt ra, ông Thư đều tìm cách né tránh, lấy lý do không nắm được cụ thể. Sau đó, ông Thư viện cớ đi viếng đám tang gấp, rồi giao ông Bạch Đăng Tân, Chánh văn phòng HĐND huyện, tiếp PV. Ông Tân tiếp tục "đá" qua cho ông Nguyễn Hữu Tuyên, Chánh văn phòng UBND H.Từ Liêm. Cuối cùng, ông Tuyên đề nghị PV làm công văn gửi văn thư rồi mới bố trí lịch tiếp.
Trình đề án kiểu "úp sọt"
Cũng liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Hữu Kiên, đại biểu duy nhất của HĐND H.Từ Liêm không ủng hộ H.Từ Liêm thành 2 quận, cho biết sau hai ngày gửi kiến nghị lên Chính phủ và nhiều bộ ngành về những sai phạm, bất cập về đề án tách H.Từ Liêm, ông vẫn chưa nhận được phản hồi nào.
Theo ông Kiên, Bí thư Huyện ủy Từ Liêm không thể đổ tại nhầm lẫn, mà nhiều số liệu, thông tin trong đề án, bản tóm tắt đề án cho nhân dân xem, tờ trình HĐND xem và thông qua chưa chuẩn là có "vấn đề", cần xem xét dấu hiệu vi phạm pháp luật của đề án. "Ngay chuyện phát tài liệu cho đại biểu HĐND H.Từ Liêm thông qua cũng có vấn đề, theo kiểu úp sọt. Đề án dày 78 trang A4 với nhiều số liệu, biểu đồ được chuyển cho đại biểu xem qua 5 phút trước khi vào họp để thảo luận rồi quyết ngay trong buổi sáng thì khó có thể coi là chuẩn bị chu đáo được. Theo tôi, phải có thời gian đủ dài để nghiên cứu mới có thể xem xét thông qua", ông Kiên nói.
Ở một khía cạnh khác, ông Kiên cho rằng nếu xem xét kỹ rất dễ thấy đề án tách H.Từ Liêm làm 2 quận đi theo hướng nâng H.Từ Liêm thành... 1 quận. Bởi nếu tách làm 2 quận, tức là phải có sự so sánh các số liệu về dân cư, công trình hạ tầng của từng đơn vị quận mới dự kiến thành lập, nhưng ở đây đều không có và nếu thực hiện so sánh 2 quận mới dự kiến là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm sẽ thấy ngay những tiêu chuẩn chưa đáp ứng được. "Cụ thể, theo Nghị định 62/2011 của Chính phủ thì mật độ dân số tối thiểu để thành quận phải là 7.000 người/km2. Dù không đáp ứng được tiêu chuẩn này nhưng trong đề án vẫn ghi là 7.000 người/km2", ông Kiên vạch rõ.
Cũng theo ông Kiên, để ép mật độ dân số các phường mới lập đạt quy định của Chính phủ, đề án của UBND H.Từ Liêm còn tự tạo cách tính mật độ dân số riêng, trong đó, trừ đi các diện tích mặt nước, diện tích quy hoạch công viên, đất không thể cư trú, xây dựng miễn sao có thể vượt 7.000 người/km2.
Ông Kiên cũng chỉ ra thực trạng cơ sở hạ tầng hiện nay của H.Từ Liêm là các công trình lớn, hiện đại phần lớn nằm ở vị trí thuộc Q.Nam Từ Liêm (nếu tách) nên quận này sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn Thông tư 34/2009 của Bộ Xây dựng đề ra. Q.Bắc Từ Liêm còn nhiều tiêu chuẩn chưa đạt nhưng trong đề án không hiểu vì sao không chỉ rõ. Đáng ngờ hơn, theo Thông tư 34 của Bộ Xây dựng thì các tiêu chí phải được tính bằng điểm, tổng phải được từ 70 - 100 điểm mới đạt tiêu chuẩn. "Nhưng đề án không tuân thủ chấm theo điểm mà chấm theo hình thức "đạt". Hiện nhiều xã của H.Từ Liêm còn chưa đạt chuẩn nông thôn mới, khi tách ra thành 2 quận rất khó đáp ứng các tiêu chuẩn", ông Kiên nói.
Ngoài ra, ông Kiên cũng chỉ ra một vấn đề rất quan trọng khác là chi phí để tách H.Từ Liêm thành 2 quận, chi phí xây dựng thêm bao nhiêu trụ sở mới cũng không thấy đề cập trong đề án. Vấn đề nhân sự khi tách huyện cũng chỉ được đề cập qua loa...
Theo TNO
Huyện Từ Liêm thành quận: Làm lại giấy tờ sẽ rất phức tạp Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội cho biết, vấn đề đưa huyện Từ Liêm trở thành quận đã manh nha và chuẩn bị từ những năm 2000 - 2001 đầu thế kỷ 21. Việc chuẩn bị đưa huyện Từ Liêm thành quận đã chuẩn bị hơn 1 thập kỷ - Ảnh: UBND...