Bỏ việc văn phòng, cô gái 29 tuổi trở về miền quê để trải nghiệm cuộc sống buôn làng
Khi đôi chân lún sâu trong bùn đất, họ sẽ thấy rằng cuộc sống thành thị cứ như là một giấc mơ xa vời vậy.
Ngồi trong văn phòng và dán mắt vào màn hình laptop, Aishwarya Phadke thả tâm hồn mình du ngoạn qua bốn bức tường. Trước khi bắt đầu công việc tại một văn phòng ở thành phố Pune này, Aishwarya biết rằng đây không phải là công việc sẽ đi cùng mình đến cuối cuộc đời, bởi vì tâm hồn cô vốn đã thuộc về những chuyến khám phá mạo hiểm.
Aishwarya Phadke (phải), nhà sáng lập của tổ chức ‘Travel Dirty’.
Cô gái trẻ thích đi cắm trại và trekking (tạm dịch: đi bộ đường dài) cùng với bạn bè mình. Một kỳ nghỉ lý tưởng đối với Aishwarya đó chính là thu dọn hành lý và khám phá một nơi chốn mới. Điều đó cũng không hề thay đổi khi cô trở thành sinh viên luật. Thực tế, đam mê dã ngoại vẫn gắn liền với cô trong suốt những năm tháng đại học.
Aishwarya đã đạt được bằng Cử Nhân Luật và Thạc sĩ ngôn ngữ Đức. Cô thậm chí làm việc ở văn phòng công ty suốt 1 năm rưỡi. Nhưng sâu thẳm bên trong, cô vẫn là một người lữ hành đầy nhiệt huyết. Cô yêu thích đi đến những buôn làng và khao khát được giới thiệu cho các cư dân thành thị khác về cuộc sống mộc mạc và chất phác của người dân miền quê.
Chặng đường để trở thành một nhà khởi nghiệp du lịch là khá dài, nhưng mỗi trải nghiệm đều mang lại cho Aishwarya cái nhìn sâu sắc về việc du lịch. ‘Nhiều lần, tôi nhận ra rằng, các tổ chức chỉ chú trọng vào mỗi việc khám phá mạo hiểm hay chỉ đơn giản là cắm trại ngoài trời. Nhiều người thường không chú ý đến những trải nghiệm sống cuộc sống nông thôn thực sự là như thế nào. Và tôi chỉ muốn mọi người có những trải nghiệm đó.’ - Cô gái 29 tuổi giải thích.
Vào tháng 1 năm 2018, cô bỏ việc và sáng lập ‘Travel Dirty’ (tạm dịch: Du lịch Bùn đất), một tổ chức du lịch đưa con người về những buôn làng để họ làm quen với cội nguồn của mình. Aishwarya mong muốn đưa Ấn Độ hiện đại trở về ‘ngôi nhà xưa’ của họ.
Những du khách này sẽ được trải nghiệm những công việc nhà mà người dân ở buôn làng phải thực hiện. Nếu đang trong mùa thu hoạch, họ sẽ được ra đồng làm việc cùng người nông dân. Khi đôi chân lún sâu trong bùn đất, họ sẽ thấy rằng cuộc sống thành thị cứ như là một giấc mơ xa vời vậy. Còn nữa, cách mà họ đi từ cánh đồng về đến nhà cũng có nhiều điều khác lạ. Họ phải đi len qua những bụi cây và được lắng nghe tiếng chim hót trong khí trời thoáng mát. Điều đó cứ như được tìm thấy chính mình trong thiên nhiên vậy.
Video đang HOT
“Travel Dirty’ thực chất là hòa hợp hai tiếng nói lại với nhau. Một là tiếng nói của người thành thị đã dành cả đời họ làm việc ở văn phòng và chưa từng được tiếp xúc với cuộc sống làng quê, tiếng nói còn lại là của người buôn làng chưa bao giờ được trải nghiệm cuộc sống nơi phố thị. Từ thức ăn mà bạn nấu cho đến củi nhặt được từ trong rừng, bạn sẽ được tham gia vào mọi hoạt động ở đây, việc đó sẽ khiến tay chân bạn lấm lem bùn đất.’ – Aishwarya chia sẻ.
Cho đến nay, cô gái 29 tuổi này đã dẫn được 15 chuyến đi. Và trong mỗi chuyến hành trình đó, cô nhận ra tất cả lữ khách đều kính trọng cuộc sống giản dị nơi đây, họ ngày càng cố gắng tìm hiểu thêm về cuộc sống buôn làng. Còn người dân bản xứ cũng hứng thú về những vị khách của mình. Một số lữ khách còn tổ chức những buổi hướng dẫn họ cách xếp giấy nghệ thuật origami hay đọc chỉ dẫn trong rừng. Tất cả chỉ để gắn kết mọi người lại với nhau và xây dựng một tình bạn mới.
Nguồn: The Better India. Ảnh: Travel Dirty – IN
Khánh Lam
Theo baodatviet
Giúp học sinh trải nghiệm, sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới
'Chúng tôi sẽ nghiên cứu, phối hợp với các ban ngành liên quan để tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới cho các em thiếu nhi, học sinh...'.
Học sinh tham gia các hoạt động kỹ năng do Thành đoàn TP.HCM tổ chức - Lê Thanh
Chị Phan Thị Thanh Phương, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP.HCM đã chia sẻ như thế tại Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào thiếu nhi thành phố năm học 2018-2019 và triển khai kế hoạch năm học 2019-2020, do Thành đoàn, Hội đồng Đội TP.HCM tổ chức, diễn ra vào ngày 22.8.
Tạo điều kiện để thiếu nhi phát triển toàn diện
Theo chị Thanh Phương, Hội đồng Đội cũng sẽ phối hợp Nhà thiếu nhi TP.HCM tiếp tục thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát huy năng khiếu, hoạt động vui chơi, giải trí dành cho thiếu nhi thông qua các lớp năng khiếu, câu lạc bộ đội nhóm nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, khéo tay...
Chị Phan Thị Thanh Phương, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP.HCM phát biểu tại hội nghị - Lê Thanh
"Hoạt động trại dã ngoại, hành trình trải nghiệm thực tế, chương trình rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội được Nhà thiếu nhi TP.HCM đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện cho trẻ em. Nơi đây cũng tiếp tục hoàn thiện và thống nhất chương trình giảng dạy các lớp năng khiếu trong hoạt động đào tạo tại các nhà thiếu nhi quận, huyện sao cho đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển kỹ năng cho thiếu nhi ở từng địa phương", chị Thanh Phương khẳng định.
Thiếu nhi tham gia các hoạt động sân chơi do Thành đoàn TP.HCM tổ chức - Lê Thanh
Nhiều giải pháp cụ thể giúp học sinh
Nói về giải pháp triển khai thực hiện phong trào "Nói lời hay, làm việc tốt" trên địa bàn Q.9 trong năm học 2018 - 2019, chị Trần Thúy Hằng, Phó bí thư Quận đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Q.9 (TP.HCM), cho biết: "Trong năm học 2018 - 2019, trên địa bàn quận có 31 trường tiểu học, THCS với 29.597 học sinh. Đây là năm đầu tiên triển khai chương trình công tác đội và phong trào thiếu nhi giai đoạn 2018 - 2022 với nhiều hoạt động ý nghĩa, đặc biệt là phong trào "Nói lời hay, làm việc tốt", phong trào "Đọc và làm theo báo Đội"... đã tạo môi trường để giáo dục, định hướng cho đội viên, học sinh từ những việc làm cụ thể, đơn giản góp phần xây dựng văn hóa ứng xử của đội viên, học sinh...".
Học sinh tham gia thảo luận nhóm do Hội đồng Đội TP.HCM tổ chức - Lê Thanh
Những giải pháp cụ thể mà theo chị Thúy Hằng, đó là: "Hội đồng Đội đã triển khai các nhóm việc tốt ở trường, đi đường, ở nhà thành 3 bài thơ, mỗi bài thơ có 5 câu thơ dễ hiểu và dễ thuộc để việc tiếp cận với đội viên, học sinh được dễ dàng hơn; từ đó, đội viên, học sinh thực hiện theo. Bên cạnh việc xây dựng những nội dung và hướng dẫn các liên đội trong việc triển khai phong trào, Hội đồng Đội Q.9 còn thiết kế sản phẩm tuyên truyền cho phong trào 5 việc tốt - Sổ tay việc tốt. Sổ tay việc tốt được thiết kế với những hình ảnh vui tươi, sinh động, minh họa cho những nội dung của phong trào 5 việc tốt, giúp các em đội viên, học sinh, đặc biệt là các em học sinh tiểu học được hình dung rõ nét hơn...", chị Hằng thông tin".
Xây dựng nguồn nhân lực phụ trách Đội vững kiến thức, giỏi kỹ năng
Chia sẻ về giải pháp "Nâng cao chất lượng đội ngũ phụ trách chi Đội thông qua chuỗi chương trình tập huấn chuyên đề tại Liên đội" tại nhiều địa phương, chị Hoàng Thu Nam, Phó bí thư Quận đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Q.4 (TP.HCM), cho rằng: "Chương trình tập huấn tạo môi trường giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong đội ngũ phụ trách. Qua đó, xây dựng nguồn nhân lực phụ trách chi Đội vững kiến thức - giỏi kỹ năng đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong tình hình mới".
Chị Hoàng Thu Nam, Phó bí thư Quận đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Q.4 chia sẻ các giải pháp, cách làm cụ thể đã được triển khai - Lê Thanh
Cụ thể, chị Thu Nam nói: "Các phụ trách chi Đội đã hiểu biết thêm về cách sinh hoạt chi Đội của mình, hiểu thêm vai trò của Tổng phụ trách, sự cần thiết trong việc phụ trách chi Đội. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng biết thêm thông tin về chi Đội, từ đó có sự sắp xếp, lập kế hoạch cho các hoạt động của lớp một cách phù hợp...".
Học sinh tham gia thảo luận tại Kỳ họp Hội đồng trẻ em năm học 2018-2019, do Hội đồng Đội TP.HCM tổ chức - Lê Thanh
Chia sẻ về kế hoạch công tác đội và phong trào thiếu nhi thành phố năm học 2019-2020, chị Phan Thị Thanh Phương, nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ nghiên cứu, phối hợp với các ban ngành liên quan để tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới giúp các em thiếu nhi, học sinh; chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật và kỹ năng thực hành xã hội cho phụ huynh và trẻ em về Luật Trẻ em. Đặc biệt, Hội Đồng đội TP.HCM sẽ đẩy mạnh công tác tham mưu, phối hợp trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, bị xâm hại, bạo hành".
Theo thanhnien
Dạy kỹ năng cho trẻ: Tự phát, không kiểm soát Sự việc 3 trẻ mầm non ở Hà Nam bị bỏng nặng trong giờ học kỹ năng là bài học đau xót đối với những cơ sở giáo dục không tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ. Theo các nhà quản lý giáo dục và chuyên gia, hiện nay giáo viên không được tập huấn nhưng vẫn dạy kỹ...