Bỏ việc nhà nước về nuôi thỏ: Bán thẳng qua Nhật, thu tiền tỷ mỗi năm
Nhiều năm kiên trì nuôi thỏ để xuất bán sang Nhật Bản, cuối cùng anh nông dân Đỗ Quốc Toàn cũng thành công. Đến nay, trang trại nuôi thỏ của anh cho doanh thu trên 1 tỷ đồng mỗi năm.
Đều đặn mỗi ngày, anh Đỗ Quốc Toàn ở xã Phương Đình (Đan Phượng, Hà Nội) tất bật bên trang trại thỏ của mình. Nằm ở xứ đồng La Thạch, đây được xem như một trong những mô hình làm kinh tế tiêu biểu, đem lại cuộc sống ổn định cho gia đình anh.
Anh tâm sự, bây giờ làm nông được máy móc hỗ trợ cũng đỡ vất vả, công việc nhàn hơn trước rất nhiều. Chủ yếu là người trong gia đình làm, anh không phải thuê thêm nhân công bên ngoài.
Trước đây, anh Toàn là cử nhân kế toán Trường Đại học Thương mại. Sau khi ra trường, anh may mắn được làm việc cho một cơ quan Nhà nước theo đúng chuyên ngành của mình. Song, môi trường công sở gò bó, không phù hợp với tuổi trẻ nên anh mong muốn khám phá, thử sức ở những lĩnh vực mới mẻ. Đến năm 2000, anh Toàn quyết định nghỉ việc, kinh doanh buôn bán mong tích cóp được một khoản vốn cho dự định sau này.
Bỏ công việc ổn định, anh Đoàn quyết định về quê khởi nghiệp từ nuôi thỏ
Bươn trải, làm ăn ngoài thương trường được hơn chục năm, công việc buôn bán ngày càng khó khăn, vất vả. Sau khi dắt túi được chút vốn liếng, năm 2016, anh về quê lên phương án đầu tư nông nghiệp, thực hiện đam mê của mình.
“Hồi mới nghe đến nuôi thỏ, tôi khá bỡ ngỡ. Trong vùng này hầu như chẳng ai nuôi, mình lại không có kiến thức gì về chăn nuôi. Nuôi lợn thì dịch tai xanh rồi dịch cúm gà nên giá cả bấp bênh, thậm chí nhiều hộ còn lỗ nặng. Sau khi cân nhắc, lại được bạn bè giới thiệu, rồi tìm hiểu thêm thông tin trên mạng về thị trường, nhất là nhu cầu của thị trường Nhật Bản, tôi quyết định bỏ vốn xây dựng chuồng trại để nuôi thỏ”, anh chia sẻ.
Năm 2017, anh bắt đầu nuôi khoảng 1.000 thỏ mẹ và thỏ trưởng thành trên diện tích 200m2.
Chưa có kinh nghiệm về chăn nuôi, thời gian đầu anh phải cắp sách đi học từ những hộ đã nuôi trước đó ở vùng khác. Thậm chí, có đợt chuồng trại không đảm bảo, che chắn không cẩn thận; chế độ ăn uống, nguồn thức ăn không đạt chuẩn khiến đàn thỏ của anh thiệt hại cả trăm con.
Video đang HOT
Do bán thỏ ra thị trường giá bấp bênh, anh đã liên kết để xuất bán thỏ sang Nhật Bản
“Ngày ấy, chuồng trại thiết kế còn đơn giản, hầu hết đều làm thủ công. Gia đình tôi có 2-3 người làm từ sáng sớm đến tối mịt, vất vả không hết việc. Đến cuối năm 2018, tôi đầu tư máy móc mới đỡ phần nào”, anh nói.
Nhớ nhất hai năm đầu tìm đầu ra cho thịt thỏ, không biết bao lần liên hệ bị từ chối, anh vẫn không thể liên kết được với thị trường Nhật Bản. Do vậy, phần lớn thịt thỏ anh bán cho các nhà hàng, mối buôn với giá thịt thương phẩm là 65.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá cả, nhu cầu thị trường lên xuống bấp bênh, hôm bán được nhiều, hôm được ít, ngày nào biết ngày ấy nên nỗi lo lắng tăng thêm.
May mắn đến năm 2019, nhờ một người bạn tin tưởng giới thiệu, anh bắt đầu liên hệ, hợp tác được với một công ty của Nhật thu mua thịt thỏ. Từ đó, anh tăng số lượng đàn lên gấp đôi. Tới nay, diện tích chuồng trại của anh tăng lên 900 m2, tổng đàn khoảng 3.000 thỏ mẹ và thỏ trưởng thành.
Xuất phát từ con số không, chưa biết gì về chăn nuôi và sau nhiều lần thất bại, dần dần anh Toàn tích lũy được kinh nghiệm, tỷ lệ nuôi thành công đạt 95%.
Trung bình mỗi tháng anh xuất bán khoảng 800 con thỏ
Doanh thu mỗi năm từ trang trại thỏ của anh đạt trên 1 tỷ đồng
Thông thường, thỏ trưởng thành nuôi khoảng 90-100 ngày. Những con đạt tiêu chuẩn về cân nặng, từ 2,3kg/con, sạch sẽ, không bị nấm ghẻ mới được xuất chuồng. Trung bình mỗi tháng, anh xuất bán khoảng 800 con cho đối tác Nhật Bản để phục vụ nghiên cứu và sản xuất thuốc. Song, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên vài tháng trở lại đây, số lượng thỏ xuất đi giảm một nửa, chỉ còn 400-500 con/tháng.
Hiện tại, thỏ thương phẩm anh bán với giá 75.000 đồng/kg. Ước tính, trung bình mỗi năm anh thu được trên dưới 1 tỷ đồng từ việc nuôi thỏ, trừ chi phí cũng lãi được vài trăm triệu đồng.
Tuy vậy, anh Toàn cũng thú thực, nghề nuôi thỏ này phải tỉ mỉ, cẩn thận, thường xuyên theo dõi như chăm con mọn. Bởi, nếu không hiểu tập tính, thói quen ăn uống chúng rất dễ bị bệnh và chết. Đặc biệt, phải có đam mê, yêu thích làm nông nghiệp mới kiên trì theo đuổi được.
“Nhờ đầu ra ổn định, sản phẩm đảm bảo chất lượng, đúng tiêu chuẩn nên những năm gần đây sản phẩm của tôi khá đắt hàng, có thời điểm không đủ hàng cung cấp ra thị trường”, anh nói.
Sau nhiều năm vất vả, lăn lộn, đến nay anh Toàn đã thực hiện được mơ ước về một mô hình chăn nuôi hiện đại. Dù còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng anh tin với tình yêu nghề, dám làm và chịu khó học hỏi để hoàn thiện thì nhất định sẽ vượt qua.
Hà Nội: Dịch bệnh động vật ổn định, không có diễn biến phức tạp
Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn TP Hà Nội cơ bản ổn định đối với bệnh tai xanh và bệnh lở mồm long móng.
Dịch tả lợn Châu Phi chỉ xảy ra lác đác và đã được Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội xử lý, khoanh vùng dập dịch kịp thời.
Dịch tả lợn Châu Phi chỉ xảy ra nhỏ lẻ. Cụ thể, ngày 01/01/2020 đến 26/01/2020, dịch xảy ra tại 13 hộ chăn nuôi của 06 huyện (Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Trì, Đan Phượng, Mê Linh, Sơn Tây), buộc hủy 71 con, trọng lượng 5.589 kg, ngày 25/02/2020 dịch bệnh qua 30 ngày và không có phát sinh.
Ngày 01/4/2020 đến 17/4/2020, dịch tái phát tại 01 hộ chăn nuôi thuộc xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa làm chết và tiêu hủy 03 con, trọng lượng 367 kg, ngày 17/5/2020 dịch bệnh qua 30 và không có phát sinh.
Ngày 01/9/2020 đến ngày 10/11/2020, dịch tái phát tại 26 hộ/20 thôn/15 xã/06 huyện (Chương Mỹ, Đông Anh, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai và Phúc Thọ). Số lợn tiêu hủy là 385 con, trọng lượng 22.775,2kg.
Lũy kế trên địa bàn Hà Nội từ ngày 01/01 đến 10/11/2020, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 40 hộ, số lợn tiêu hủy là 459 con, trọng lượng 28.731,2 kg. Các ổ dịch vẫn tiếp tục được theo dõi, giám sát và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Đối với dịch cúm gia cầm, từ ngày 03/02/2020 đến ngày 06/5/2020, đã xảy ra 07 ổ dịch cúm gia cầm tuyp A/H5N6/08 thôn/07 xã/03 huyện (Chương Mỹ, Mê Linh và Ứng Hòa)/14 hộ chăn nuôi, tổng số gia cầm tiêu hủy là 35.091 con.
Đối với bệnh dại, xảy ra 01 trường hợp người chết do chó dại cắn tại quận Cầu Giấy. Hiện nay toàn thành phố không có ổ dịch truyền nhiễm nguy hiểm nào xảy ra.
Đối với các bệnh thông thường xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ ốm, chết thấp, tỷ lệ chữa khỏi cao. Cụ thể, đàn trâu, bò chủ yếu mắc bệnh tụ huyết trùng, ngoại khoa, sản khoa, tiêu chảy, viêm phổi. Tỷ lệ ốm/tổng đàn 4,96%, tỷ lệ chết/ốm 0,31%.
Đàn lợn chủ yếu mắc các bệnh phó thương hàn, tụ huyết trùng, tiêu chảy, ngoại khoa. Tỷ lệ ốm/tổng đàn 6,55%, tỷ lệ chết/ốm 7,17%.
Đàn gia cầm chủ yếu mắc các bệnh Newcatle, tụ huyết trùng, dịch tả vịt, Gumboro. Tỷ lệ ốm/tổng đàn 1,38%, tỷ lệ chết/ốm chiếm 9,88%.
Về công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường phòng, chống dịch, trong năm 2020 toàn thành phố đã triển khai 5 đợt đại trà, 01 đợt theo phát động của Bộ Nông nghiệp và PTNT, 02 đợt phun diệt ruồi, côn trùng.
Ngoài ra còn cấp hóa chất để xử lý ổ dịch truyền nhiễm nguy hiểm, cụ thể tổng số hóa chất Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cấp và sử dụng là 310.099 (lít,kg), diện tích phun vệ sinh, khử trùng tiêu độc là gần 500.000 m2.
UBND các quận, huyện và thị xã cũng hỗ trợ trên 1.500 tấn vôi và trên 2 tỷ đồng.
Dẫn giải tài xế ô tô đâm cụ bà ngồi trên vỉa hè tử vong Tài xế điều khiến chiếc ô tô Innova chuyển theo hướng huyện Phúc Thọ đi huyện Hoài Đức đã đâm vào cụ bà đang ngồi trên vỉa hè khiến cụ bà tử vong tại chỗ. Ngày 2/11, Công an huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã dẫn giải lái xe gây tai nạn trên QL32 khiến cụ bà ngồi trên vỉa hè tử vong...