Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời đề nghị treo cờ Tổ quốc ngày chiến thắng Điện Biên Phủ
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đề nghị UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo cơ quan chuyên môn nghiên cứu, hướng dẫn treo cờ Tổ quốc vào dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5) theo phân cấp và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng – Ảnh: Q.H.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa có văn bản trả lời ý kiến của cử tri một số địa phương gửi đến sau kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV.
Theo đó, cử tri tỉnh Tây Ninh nêu về việc treo cờ Tổ quốc trong những ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam là thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc của mỗi công dân Việt Nam.
Tuy nhiên ngày 7-5 là ngày chiến thắng chiến dịch Điện Biên Phủ nhưng chưa có quy định cho treo cờ. Do đó cử tri đề nghị xem xét quy định cho người dân treo cờ Tổ quốc vào ngày này.
Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết bộ đã có hướng dẫn về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó có nội dung hướng dẫn về cách treo, thời gian treo Quốc kỳ.
Cụ thể như Quốc kỳ được treo ngoài trời vào dịp lễ lớn, sự kiện chính trị, Tết cổ truyền của dân tộc và theo thông báo của trung ương và chính quyền địa phương.
Lãnh đạo bộ nêu rõ căn cứ điều 4 nghị định 145 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài xác định:
Video đang HOT
Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954) là một trong 7 ngày lễ lớn của đất nước. Do đó bộ đề nghị UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo cơ quan chuyên môn nghiên cứu, hướng dẫn treo cờ Tổ quốc vào dịp này theo phân cấp và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Dự kiến cử hàng trăm người đi đào tạo dài hạn ở nước ngoài
Cử tri TP.HCM đề nghị có chính sách đào tạo đội ngũ trẻ trong các lĩnh vực đạo diễn, diễn viên, biên tập, thiết kế quay phim, âm nhạc… có trình độ ngoại ngữ, có đam mê, tài năng, tố chất thực sự.
Tuyển chọn kỹ lưỡng từ 3 miền Bắc, Trung, Nam (tránh trường hợp cục bộ) đưa đi du học ở nước ngoài (Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc…) để cập nhật những kiến thức mới, hay và lạ về phục vụ đất nước.
Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho hay đã tham mưu đề xuất Chính phủ trình Quốc hội hồ sơ dự án Luật điện ảnh (sửa đổi) và được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 15-6-2022, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2023.
Trong đó quy định về phát triển nguồn nhân lực điện ảnh. Đồng thời bộ đã phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030.
Đề án với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng nòng cốt phục vụ cho sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu và biểu diễn văn hóa nghệ thuật của đất nước.
Theo kế hoạch, từ năm 2020 đến 2030, lựa chọn và cử đi đào tạo dài hạn ở nước ngoài khoảng 30 học sinh trung cấp, 227 cử nhân, 144 thạc sĩ và 45 tiến sĩ.
Bồi dưỡng ngắn hạn cho khoảng 325 giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên, học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh các cơ sở đào tạo, nghiên cứu văn hóa nghệ thuật.
Các cơ sở đào tạo được lựa chọn tại các nước tiên tiến, có kinh nghiệm, uy tín trong đào tạo về văn hóa nghệ thuật đối với các lĩnh vực và ngành đào tạo thuộc đề án gồm: Liên bang Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức, Úc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Hoa Kỳ…
Trong đó lựa chọn các cơ sở đào tạo đã có thỏa thuận với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam về việc công nhận văn bằng, chứng chỉ đào tạo… Đến nay đã có 29 ứng viên tuyển sinh đang theo học tại Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Úc, Vương quốc Anh, Canada.
Trong số 16 lưu học sinh đã tuyển các năm 2018, 2019 có 3 lưu học sinh Mỹ, Úc đã về nước và hoàn thành thủ tục báo cáo tốt nghiệp, 9 lưu học sinh đang theo học tại Hoa Kỳ dự kiến tốt nghiệp trong năm 2022, 4 lưu học sinh đang theo học tại Liên bang Nga.
Hằng năm, bộ cũng tổ chức tuyển chọn, bồi dưỡng ngoại ngữ và chính trị tư tưởng cho người trúng tuyển trước khi đi đào tạo ở nước ngoài.
Việc tuyển sinh, lựa chọn được thông báo rộng rãi trên cả nước tới các cơ quan, đơn vị, gồm các sở, các cơ sở đào tạo và có đào tạo văn hóa nghệ thuật trên cả nước, đồng thời đưa trên trang tin điện tử của cơ quan chủ trì thực hiện…
Quản chặt việc cấp chứng nhận vùng rau VietGAP
Những năm qua, việc quản lý, cấp giấy chứng nhận VietGAP cho các vùng trồng trọt (chủ yếu là rau, củ, quả) được ngành nông nghiệp Hà Nội đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc.
Đến nay, chưa ghi nhận cơ sở nào vi phạm, bị thu hồi giấy chứng nhận này.
Canh tác rau VietGAP tại huyện Đông Anh. Ảnh: Lâm Nguyễn
Không dễ để được cấp giấy chứng nhận
Xã Văn Đức (huyện Gia Lâm) được xem là vựa rau lớn nhất nhì của Hà Nội. Riêng vùng rau do Hợp tác xã Nông nghiệp Văn Đức quản lý sản xuất đã có diện tích gần 240ha. Mặc dù vậy, diện tích được cơ quan chuyên môn Sở NN&PTNT Hà Nội cấp giấy chứng nhận VietGAP chỉ khoảng 37ha (chiếm gần 15,5% tổng diện tích canh tác của hợp tác xã).
Tương tự tại Hợp tác xã Nông nghiệp Tiền Lệ (huyện Hoài Đức), dù tổng diện tích canh tác rau các loại nơi đây lên tới hơn 200ha nhưng phần diện tích được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP mới đạt hơn 30ha. Khoảng 500 nông hộ của vựa rau đang cung ứng cho thị trường gần 3.000 tấn sản phẩm, chủ yếu là rau cải, rau dền, rau muống, rau mồng tơi...
Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, toàn TP hiện có hơn 13.000ha sản xuất rau, củ, quả các loại. Mặc dù vậy, hiện mới chỉ có gần 200ha (chiếm hơn 1,5% tổng diện tích canh tác rau, củ, quả toàn TP) được cấp giấy chứng nhận VietGAP; tập trung tại các vựa rau lớn của Hà Nội thuộc các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh, Hoài Đức... Điều này phần nào cho thấy mức độ khắt khe trong việc cấp giấy chứng nhận VietGAP.
Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Văn Đức Nguyễn Văn Minh cho biết, để được cấp giấy chứng nhận VietGAP, đơn vị phải bảo đảm các quy định sản xuất hết sức nghiêm ngặt theo TCVN 11892-1:2017: Tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt do Bộ KH&CN công bố. Cán bộ thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội cũng thường niên kiểm tra việc chấp hành, chỉ cần chưa thực hiện đúng một công đoạn là ngay lập tức bị "tuýt còi".
Nâng cao năng lực sản xuất
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, các chủ thể tham gia mô hình VietGAP đều được tập huấn, hướng dẫn quy trình sản xuất bảo đảm các quy định của TCVN 11892:1-2017. Đặc biệt là trong các công đoạn bón phân, tưới tiêu, phun thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch sản phẩm trồng trọt và ghi chép nhật ký sản xuất hàng ngày.
Bên cạnh việc tổ chức đánh giá nghiêm ngặt trước khi cấp giấy chứng nhận VietGAP trồng trọt, công tác thanh tra, kiểm tra cũng được Sở NN&PTNT Hà Nội chỉ đạo thực hiện thường xuyên. Giám đốc Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội Bùi Thanh Hương cho biết, giấy chứng nhận VietGAP trồng trọt có hiệu lực 3 năm.
Tuy nhiên hàng năm, đơn vị đều cử cán bộ chuyên môn xuống cơ sở để giám sát. Từ đó chỉ ra các điểm không phù hợp, yêu cầu cơ sở khắc phục. Nếu không đáp ứng được thì sẽ bị tạm ngừng hoặc đình chỉ, hủy bỏ giấy chứng nhận VietGAP.
Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên, song hành với nâng cao nhận thức của chủ thể sản xuất - kinh doanh. Từ đầu năm 2022 đến nay, riêng Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức 55 lớp kiến thức an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến và 25 lớp tập huấn VietGAP trồng trọt. Nhờ đó những năm qua, trên địa bàn TP chưa ghi nhận trường hợp cơ sở rau VietGAP nào bị thu hồi giấy chứng nhận do không bảo đảm các quy định của TCVN 11892-1:2017.
Chất lượng sản phẩm tại những vùng rau trên địa bàn TP cũng đang từng bước được cải thiện. Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Hà Nội Lê Xuân Trường cho biết, nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được người nông dân áp dụng như che phủ nilon, ứng dụng nhà màng - nhà lưới; đặc biệt là sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học - thảo mộc... Chính vì vậy, chất lượng rau nói chung luôn bảo đảm.
Thời gian tới, Sở NN&PTNT Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, quản lý chất lượng vùng rau. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động liên kết sản xuất - tiêu thụ, vừa mở rộng đầu ra cho sản phẩm, vừa kêu gọi sự tham gia của các tổ chức, DN, chủ thể trong quản lý, phát triển chuỗi giá trị rau an toàn, VietGAP gắn với bảo đảm an toàn thực phẩm.
Đã tìm ra nguyên nhân cua Cà Mau chết bất thường trên diện rộng nhưng nông dân vẫn bó tay Theo Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, qua kết quả kiểm tra, phân tích mẫu, bước đầu đã tìm ra nguyên nhân gây ra cua chết bất thường. Tuy nhiên, hiện nay chưa có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả. Liên quan đến việc cua Cà Mau lại chết bất thường trên diện rộng, ngày 25/3, tin từ Sở NNPTNT tỉnh cho biết,...