Bỏ túi gợi ý mâm tiệc hiện đại chế biến từ thịt gà, thịt heo và cá bớp
Một trưa cuối tuần sum vầy lại gần đến, Trưa nay ăn gì hôm nay gợi ý mâm tiệc gồm ba món chả hoàng kim, gà nổ muối hạt nồi đất và lẩu cá bớp măng chua.
Theo đó, gà nổ muối hạt nồi đất là món ăn sáng tạo trong những năm gần đây bởi các đầu bếp yêu thích ẩm thực vùng miền. Tiếp đến, chả hoàng kim là món ăn hiện đại, phù hợp làm món khai vị, bắt đầu câu chuyện rôm rả. Dư vị cuối cùng là lẩu cá bớp thơm lừng vị thịt cá, pha chút chua nhẹ của măng.
Chả hoàng kim: Chả giò là món khai vị thông dụng cho nhiều bữa tiệc bởi nó thơm ngon, cách dùng cũng nhanh gọn khi chỉ cần chấm kèm tương ớt. Vẫn là dùng vỏ bánh pía, bánh tráng để cuốn chả nhưng nhân “hoàng kim” lại là một sự đặc sắc hơn. Cụ thể, đó là hỗn hợp thịt được quết từ mỡ heo, jambon, xá xíu và thịt tôm lột vỏ cắt khúc. Đặc biệt, nguyên liệu không thể thiếu nữa là trứng muối, có độ thơm béo và chút mằn mặn đặc trưng. Vì cho ra màu sắc vàng, cam nhẹ bắt mắt nên món ăn mới có tên gọi là hoàng kim, tượng trưng cho sự may mắn.
Gà nổ muối hạt nồi đất: Thay vì đem luộc, nướng, thịt gà ta nguyên con đem chế biến bằng cách nổ muối hạt nồi đất. Đây là cách gọi sau này của kiểu chế biến gà hấp muối bởi nó vẫn dùng những nguyên liệu cơ bản như sả, lá chanh, gừng. Cụ thể, người nấu thoa xung quanh gà lớp sốt gồm muối, đường, bột nêm, bột ngọt, nước mắm, rượu trắng. Tiếp đến, chuẩn bị nồi đất, rải muối hột vào nồi, lót sả cây đập dẹp lên và thêm lớp rau răm. Cuối cùng, dùng miếng giấy bạc lót mặt trên nồi rồi đậy nắp, bật lò nóng đến khi nghe tiếng muối nổ lách tách. Thành phẩm thịt gà da giòn, thịt bên trong mềm, mọng nước. Món ăn kèm phù hợp là xôi.
Lẩu cá bớp măng chua: Cá bớp là hải sản thông dụng để làm món lẩu và nguyên liệu nấu kèm chung hay được ứng dụng sẽ là măng chua. Nhờ vị nước chua cay, thịt cá thịt tươi ngọt nên món ăn được các nhà hàng đưa vào thực đơn lẩu. Nguyên liệu món ăn ngoài cá bớp (cắt khứa vừa ăn) và măng chua Tánh Linh thì còn có thêm xương ống heo nấu nước dùng. Rau ăn kèm gồm rau muống, cải cúc, rau cần và đĩa bún tươi. Cứ thế, cá cho vào trước cho nhanh chín, rau nhúng lẩu vừa tới để giữ độ giòn.
Qua khảo sát, giá chả hoàng kim một phần là 120.000 đồng; gà nổ muối giá 400.000 đồng/con; lẩu cá bớp giá 350.000 đồng/phần. Mâm tiệc phù hợp cho nhóm khách từ 3-4 người dùng bữa.
Video đang HOT
Sau 'pho' đến 'banh mi' vào từ điển Merriam-Webster của Mỹ
Cứ mỗi mùa thu, từ điển Merriam-Webster lại cập nhật thêm danh mục từ mới. Năm nay có thêm 370 từ, gồm 9 từ về thực phẩm và "banh mi" (bánh mì) là một trong số đó.
Bánh mì Việt Nam rất đa dạng về hương vị - Ảnh: SCMP
Theo thông tin từ Merriam-Wester, khi nhiều người sử dụng từ vựng theo cách giống nhau, trong một khoảng thời gian đủ dài thì từ đó sẽ đủ điều kiện để đưa vào từ điển.
"Tên các loại thực phẩm từ khắp nơi trên thế giới trở nên quen thuộc với chúng ta thông qua thực đơn, công thức nấu ăn và các buổi trình diễn nấu ăn", Merriam-Webster cho hay.
Merriam-Webster định nghĩa "banh mi" của Việt Nam là một loại bánh mì dài, nhân thịt, bao gồm thịt heo hoặc thịt gà, ăn cùng các loại rau ngâm (đồ chua), rau thơm và dưa leo.
Vào năm 2014, từ điển Merriam-Webster cũng đưa "pho" (phở) vào danh mục từ mới. Theo định nghĩa của từ điển này, "pho" là "một món xúp có nước lèo chế biến từ thịt bò hoặc thịt gà cộng với bánh làm từ bột gạo".
Bên cạnh "banh mi" của Việt Nam, một số từ khác mới được thêm vào trong dịp này đã rất nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực địa phương, chẳng hạn như cụm từ tiếng Nhật "omakase".
Khi bạn thưởng thức bữa ăn theo hình thức ẩm thực omakase, bạn sẽ giao phó niềm tin cho đầu bếp quyết định hoàn toàn nguyên liệu và món ăn ngày hôm đó.
Phần ăn omakase của nhà hàng The Aubrey - Ảnh: Aubrey
Đặc điểm của omakase là khi thưởng thức, thực khách sẽ trải nghiệm cảm giác bất ngờ vì không thể biết trước được mình sẽ được phục vụ món ăn gì. Giá thành của loại hình ẩm thực này khá cao, do đầu bếp có tay nghề cao và dùng nguyên liệu tươi mới, cao cấp.
Omakase thường được dùng cho việc thưởng thức các món sashimi, sushi của Nhật, nhưng ngày nay cụm từ này đã mở rộng ra cho các món khác.
Sữa yến mạch được bày bán phổ biến ở các siêu thị - Ảnh: AFP
Một từ khác cũng quen thuộc với người Việt Nam là "oat milk" (sữa yến mạch). Món này được miêu tả là "chất lỏng làm từ yến mạch xay và nước, bao gồm canxi và vitamin, thường được dùng như món thay thế sữa".
Merriam-Webster cũng thêm từ "birria", là "món thịt hầm của Mexico được nêm bằng gia vị đặc biệt và ớt". Món birria thường được làm từ thịt dê và có màu đỏ đậm do sử dụng nhiều ớt đỏ khô.
Món birria có nguồn gốc từ bang Jalisco, Mexico - Ảnh: Alvy's
Đáng chú ý, trong danh mục từ mới có từ "sessionable", thuộc nhóm thuật ngữ cho đồ uống có cồn. Từ này dùng chỉ đồ uống có mùi nhẹ và "tỉ lệ cồn thấp hơn mức trung bình", phản ánh xu hướng tiêu thụ đồ uống ít cồn hơn của thế giới.
Già bát canh' - khoa học trong ẩm thực của ông bà mình Thuở nhỏ, mỗi bữa ăn mẹ tôi thường dọn một bát canh nhỏ vừa đủ để ông bà dùng bên cạnh những món kho, món mặn mà ông bà ưa thích. Hầu như ngày nào cũng thế, không canh chua thì canh rau. Canh chua cá bông lau Có đôi khi chỉ là nước rau muống luộc, nhưng với bàn tay khéo léo...