Bỏ túi cách chăm ‘xế yêu’ sau quãng đường xa để không bị mất tiền oan
Sau mỗi chuyến đi chơi xa, nhiều người đã mang “xế yêu” của mình đi bảo dưỡng để kéo dài tuổi thọ. Cứ mỗi lần di chuyển với quãng đường khoảng 300 km, nhiều người dân đã lựa chọn đi xe máy của mình để về quê hoặc đi du lịch.
Do đó, sauthời gian này nhiều người cũng đã mang “xế yêu” của mình đi bảo dưỡng để chiếc xe được kéo dài tuổi thọ và an toàn trong quá trình di chuyển tiếp theo.
Anh NVY (TP Thủ Đức, TP.HCM) chia sẻ: “Trước khi đi chơi xa tôi cũng đã bảo dưỡng một số hạng mục như phanh, lốp xe… Sau chuyến đi chơi về tôi cũng cho xe đi kiểm tra lại, vì khi di chuyển nhiều km, xe cần được chăm sóc lại để xe an toàn hơn và bền bỉ hơn”.
Anh NVY đã mang xe đi bảo dưỡng sau chuyến đi chơi xa. Ảnh: TN
Theo các chuyên gia, ngoài việc bảo dưỡng xe máy theo thời hạn khuyến nghị của nhà sản xuất, sau mỗi lần di chuyển xa thì chủ xe cũng cần đem xe đến các cơ sở sữa chữa để kiểm tra lại. Một số hạng mục mà chủ xe có thể quan tâm dưới đây:
Rửa sạch xe, kiểm tra chống gỉ sét
Xe chạy đường xa sẽ bị bám bụi, đất cát, nước mưa… Nếu để các loại vết bẩn này bám trên xe lâu ngày có thể dẫn đến hiện tượng oxy-hóa (gỉ sét) ở các bộ phận bằng kim loại. Do đó, chủ xe nên rửa sạch xe để loại bỏ đất cát, bụi bẩn bám trên các bộ phận của xe và giữ nét “thẩm mỹ” của xe.
Video đang HOT
Bảo dưỡng xe thường xuyên sẽ giúp xe kéo dài tuổi thọ. Ảnh: TN
Bảo dưỡng thay nhớt xe máy
Để kéo dài tuổi thọ phương tiện cũng như đảm bảo tính an toàn trong quá trình vận hành máy móc, chủ xe nên chọn mua dầu nhớt chính hãng, chất lượng, có thương hiệu uy tín trên thị trường. Hoặc đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng để được tư vấn kỹ về các loại dầu nhớt này.
Bảo dưỡng thay phuộc nhún êm, an toàn
Nếu phuộc cũ bị xì dầu, mất độ đàn hồi thì bạn nên thay mới để đảm bảo an toàn khi di chuyển, đặc biệt là sau chuyến đi xa.
Kiểm tra lọc gió và ắc quy
Nếu như lọc gió quá bẩn, nhiên liệu không cháy hết, xe bị yếu, hụt hơi, hao xăng và nhả ra khói đen sẽ gây ô nhiễm môi trường.
Ắc quy cũng là bộ phận quan trọng của xe, cung cấp toàn bộ điện năng để xe hoạt động. Sau chuyến đi xa, các chủ xe cũng nên kiểm tra ắc-quy của xe để tránh tình trạng giảm lượng điện bên trong bình.
5 lưu ý cần nhớ để không bị té khi đạp thắng xe máy
Sử dụng thắng (phanh) đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn lái xe an toàn hơn. Khi muốn giảm tốc độ, bạn hãy dùng mũi chân phải và đạp nhẹ thắng sau. Việc dùng lực quá nhiều sẽ khiến bánh sau bị bó cứng và lết bánh, khiến bạn bị mất kiểm soát.
1. Sử dụng thắng hợp lí
Bên cạnh đó, người dùng cũng nên kết hợp với thắng trước, bóp nhẹ (sử dụng 2 ngón) theo kiểu nhấp và thả để giảm tốc độ xe.
2. Thắng bằng động cơ
Thắng bằng động cơ là quá trình làm giảm tốc độ của chiếc xe bằng cách đưa về số thấp, thay vì sử dụng tay/chân thắng. Để sử dụng, bạn chỉ cần thả nhẹ tay ga, kết hợp với việc bóp côn, hạ số để xe giảm tốc độ từ từ. Không nên hạ liên tục 2-3 số khi chưa về tốc độ phù hợp, bởi việc này sẽ khiến động cơ gầm rú hoặc thậm chí là bể hộp số.
Lưu ý, việc thắng xe bằng động cơ sẽ không kích hoạt đèn hậu ở phía sau. Do đó, khi thắng bằng động cơ, bạn nên kết hợp với việc rà thắng để giảm tốc độ và giúp người khác có thể nhận biết.
3. Đưa xe về số 0 (hoặc N) khi dừng đèn đỏ
Nhiều người thường có thói quen giữ nguyên số 3-4 khi dừng đèn đỏ, và tiếp tục lên ga khi bắt đầu chạy. Việc này sẽ khiến xe bị ì và không đủ sức kéo, do đó, khi gần đến đèn đỏ, bạn nên đưa xe về số 0 (hoặc N) để đảm bảo an toàn, hạn chế tình trạng bóp côn liên tục.
Bên cạnh đó, khi ở chế độ này, cơ thể cũng sẽ thoải mái hơn, tránh được việc vô tình vặn ga.
4. Đi chậm lại khi gần đến ngã rẽ
Khi gần đến ngã rẽ, bạn nên giảm ga hoặc đạp nhẹ thắng để giảm tốc độ. Lưu ý, việc đạp thắng quá mạnh sẽ khiến xe bị mất độ bám đường và trượt bánh.
Nếu giữ nguyên ga, xe có thể chạy lấn sang làn đường ngược lại và va chạm với các xe khác đang chạy tới.
Để đảm bảo thăng bằng tốt hơn, bạn hãy kẹp đầu gối sát vào thân xe và nghiêng người theo xe khi đang rẽ. Khi vừa qua hết khúc cua, người dùng chỉ cần lên ga nhẹ để tăng tốc và giữ cho xe ổn định.
5. Sử dụng cả 2 thắng để dừng lại trong bất kì điều kiện nào
Khi đi xe, tốt nhất bạn nên sử dụng cả 2 thắng (nhấp và thả) khi cần giảm tốc độ hoặc dừng lại. Việc này sẽ giúp bạn dừng xe có kiểm soát trong khoảng cách ngắn nhất.
Nếu mặt đường trơn trượt (rải sỏi, ẩm ướt...), bạn nên thắng xe sớm hơn để hạn chế các va chạm.
Cũng giống như nhiều thành phần khác trên xe, người dùng nên thường xuyên kiểm tra và vệ sinh định kì đĩa thắng, heo dầu, má phanh... để đảm bảo an toàn. Việc má phanh bị mòn, dây dầu bị chảy hoặc đĩa bị cong có thể khiến bạn gặp nguy hiểm khi lái xe.
Phanh đĩa nóng bất thường nguyên nhân do đâu? Phanh sẽ sinh ra nhiệt khi hoạt động, nhưng nếu không sử dụng phanh ở cường độ cao nhưng đĩa phanh vẫn nóng đến bỏng tay thì phanh đang có vấn đề. Phanh đĩa nóng bất thường nguyên nhân do đâu? Với điều kiện sử dụng xe bình thường như chạy trong phố thì đĩa phanh trên xe chỉ hơi nóng lên mà...