Bỏ túi 5 tỷ đồng/năm từ nước dưa muối
Có những mặt hàng kinh doanh tưởng chừng mang tính “vặt vãnh” nhưng lại đem về nguồn thu nhập “khủng” không ngờ. Đó là câu chuyện của người đàn ông Mỹ John Howard.
John Howard (phải) và người đồng sáng lập Bob’s Pickle Pop.
Nước dưa muối từ lâu đã là một thức uống giải khát trong mùa hè ở các khu vực miền nam nước Mỹ, đặc biệt tại Texas. Lượng calo thấp, nhưng lại tốt hơn nước lọc thông thường trong việc giảm chứng chuột rút do mất nước. Một số người còn thích để đông lạnh.
Tuy nhiên, việc đưa loại nước này trở thành sản phẩm kinh doanh thì không phải ai cũng nghĩ đến. John Howard đã cùng người anh rể – David Millar đồng sáng lập công ty Bob’s Pickle Pops và giờ bán được 7 triệu sản phẩm mỗi năm.
John Howard từng mất tới 14 giờ mỗi ngày để tự tay đóng gói.
Mọi chuyện bắt đầu từ khi vợ chồng John Howard rơi vào tình trạng khó khăn do việc kinh doanh thất bại vì khủng hoảng tài chính.
Lúc đó, anh và vợ quyết định mượn tiền mua một sân trượt băng trị giá khoảng 200.000 USD. Tại đây, họ bán thêm dưa muối, một món ăn phổ biến cho trẻ em tại quán ăn nhanh. “Và khi dưa hết, chúng tôi bắt đầu bán cả nước”, John Howard kể.
Video đang HOT
Chẳng mấy chốc, trẻ con thích hơn cả dưa. Howard thậm chí phải mua thêm máy muối dưa để tạo ra càng nhiều nước càng tốt. Anh làm đông lạnh chúng trong những hộp nhựa khoảng 60gr. Từ đó, việc kinh doanh mặt hàng này đi lên như diều gặp gió. “Chúng tôi bán được 300 – 400 hộp mỗi buổi tối, hơn rất nhiều so với việc cho thuê giày trượt”, anh nói.
Howard đóng cửa sân trượt băng sau 1,5 năm rưỡi nhưng việc kinh doanh nước dưa không vì thế mà kết thúc. “Khí hậu ở Texas rất ẩm ướt ở đây và vì vậy các vận động viên, cầu thủ bóng chày, các đội bóng đá, tất cả họ đều uống nước dưa muối”.
Trong năm 2008, Howard quyết định bán nước dưa cho các cửa hàng địa phương và cả bán online sau khi lập website có tên Pickle-sicle. Họ đóng gói vào các túi nhựa và chuyển đi.
“Công việc này rất khó khăn. Chúng tôi phải làm bằng tay mọi việc”, Howard nói. Anh và cha mình mất tới 14 giờ mỗi ngày để đóng gói.
Họ cũng đổi tên công ty thành Bob’s Pickle Pops. Sản phẩm của họ còn xuất hiện trong một chương trình của Food Network, giúp lượng truy cập website tăng lên đáng kể. “Chỉ trong một ngày có tới hơn 10.000 đơn đặt hàng và chúng tôi đã không ngủ trong khoảng 1,5 tuần sau đó”, Howard nhớ lại.
Tuy nhiên, chi phí vận chuyển, đóng gói quá đắt khiến họ bị thua lỗ. Khi đó, một công ty ở Dallas đọc được thông tin này, họ đã đề nghị giúp đỡ. Họ tiếp quản công ty, trả tiền bản quyền cho Howard và Millar, đồng thời để cả hai tham gia vào marketing và phát triển sản phẩm.
Ít ai nghĩ rằng những túi nhỏ đựng nước dưa muối này lại có thể mang về cho John Howard lợi nhuận hàng tỷ đồng.
Doanh thu đã tăng hơn 1.000%, từ 20.000USD trong năm 2008 lên 230.000USD (khoảng hơn 5 tỷ VNĐ) năm 2016. Mục tiêu bán hàng của Howard cho năm 2017 là 500.000USD.
Ngày nay, sản phẩm của họ còn có mặt cả ở Amazon và Walmart. Bob’s Pickle Pops hy vọng có thể phủ sóng cả nước, nhắm vào đối tượng khách hàng mục tiêu là các vận động viên.
Họ còn thêm các vị hoa quả, như chanh, vào nước dưa muối. Howard cho biết việc uống loại nước này hóa ra phổ biến hơn nhiều người nghĩ. “Khoảng 50 – 60% những người tôi nói chuyện về loại nước này từng thừa nhận đã uống nó trong lọ dưa muối khi còn bé”.
Giờ đây, Howard đã bán được hàng triệu sản phẩm mỗi năm. Anh cũng chẳng còn căng thẳng vì công việc kinh doanh nhưng vẫn nhớ về những ngày vất vả của cả gia đình trước đây.
Theo Danviet
Tỷ phú George Soros: Từ đứa trẻ tị nạn đến huyền thoại đầu tư
George Soros đã làm cách nào để từ một đứa trẻ Do Thái tị nạn, trở thành nhà đầu tư sừng sỏ từng "phá vỡ ngân hàng Anh"?
Đối với những người quan tâm đến thị trường chứng khoán, tỷ phú George Soros, người hiện đang nắm tài sản trị giá 25 tỷ USD được biết đến là một nhà đầu tư sừng sỏ từng "phá vỡ Ngân hàng Anh". Chính kỷ lục này đã giúp ông được so sánh với nhà đầu tư nổi tiếng mọi thời đại Warren Buffett.
Vào khoảng những năm 1944-1945, khi còn là một đứa trẻ người Do Thái ở Hungary, Soros và gia đình ông đã sống sót và trốn thoát khỏi Đức quốc xã bằng cách sử dụng các giấy tờ tùy thân giả do cha ông chuẩn bị. Sau đó, ông chạy trốn khỏi Hungary, sang Anh và theo học triết học tại Trường Kinh tế London, đồng thời làm nhân viên đường sắt và bồi bàn tại một câu lạc bộ đêm.
Tỷ phú George Soros
Sau khi tốt nghiệp, Soros đã viết thư cho tất cả các giám đốc điều hành của từng ngân hàng thương mại tại London để xin một cuộc phỏng vấn nhưng chỉ nhận được một hai thư trả lời. Soros mô tả giai đoạn này như một "điểm đen" trong cuộc đời của ông khi liên tiếp bị từ chối phỏng xin việc. Cuối cùng Soros phải làm một nhân viên bán hàng cho cửa tiệm tạp hóa chuyên đổ buôn.
Sau đó, Soros được Singer & Friedlander, một ngân hàng thương mại ở London tuyển dụng vào làm thư ký. Soros cho biết thêm, lí do ngân hàng này lựa chọn ông là bởi giám đốc điều hành khi đó là người Hungary.
Soros chuyển đến thành phố New York vào những năm 1950 để làm việc cho F.M. Mayer. Sau nhiều năm làm việc với tư cách là một nhà phân tích tại nhiều công ty khác nhau, ông thành lập Quỹ Quản lý Soros vào năm 1970.
Vào ngày 16/9/1992, Soros đã kiếm được 1 tỷ USD chỉ trong 24 giờ sau khi đặt cược lớn vào đồng bảng Anh, thành tích này của ông đã khiến giới tài chính vô cùng nể phục.
Trong 41 năm, từ năm 1969 đến năm 2009, Soros đưa quỹ của ông tăng trưởng thần tốc ở mức 26,3% - từ một khoản đầu tư 10.000 USD đã tăng trưởng thành 143,7 triệu USD. Mức tăng trưởng này được đánh giá là tốt hơn cả mức lợi nhuận đầu tư của tỷ phú Warren Buffet (21,4%) trong cùng thời kỳ - với khoản đầu tư trị giá 10.000$ chỉ tăng trưởng thành 28,4 triệu USD.
Soros đã sử dụng kiến thức ông học được từ triết học để phát triển "lý thuyết phản xạ" của riêng mình trong thị trường chứng khoán và ông coi đó là thành tựu của cuộc đời ông.
Vào năm 2008 sau cuộc khủng hoảng tài chính, Soros cam kết viện trợ 50 triệu USD cho Viện đổi mới tư duy kinh tế, nhằm khuyến khích những thay đổi và tư duy mới về kinh tế. Trong những năm gần đây, Soros đã chuyển hướng sang hoạt động từ thiện để hỗ trợ người tị nạn quốc tế và nỗ lực để thúc đẩy một xã hội mở rộng trên toàn cầu.
Theo Danviet
Học cách làm giàu của nữ tỷ phú Nhật Bản đầu tiên Trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Nhật Bản khi đã 82 tuổi, câu chuyện khởi nghiệp và làm giàu của bà Yoshiko Shinohara khiến ai cũng phải trầm trồ thán phục. Trang CNBC đưa tin, bà Yoshiko Shinohara đã chính thức trở thành nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Nhật Bản kể từ khi giá cổ phiếu...