Bỏ túi 5 cách chữa cháy nắng hiệu quả giữa cái nóng và chỉ số tia UV cao kỉ lục như hiện nay
Mới đầu hè nhưng cái nắng nóng đã trở nên gay gắt, khiến làn da chúng ta bị đen sạm đi có nhiều người còn bị cháy nắng bởi hoạt động bên ngoài quá nhiều.
Vậy cách khắc phục như thế nào hãy cùng tham khảo tips 5 cách chữa dưới đây nhé.
Nhiệt độ trên 40 độ C vào ban ngày, chỉ số tia UV Index vượt ngưỡng cao nhất là 12,… quá nhiều tác nhân gây hại cho da nếu chúng ta không chăm sóc kỹ. Dưỡng da mùa hè không thể không nhắc đến các mẹo chữa cháy nắng. Trong thời điểm nắng nóng kinh hoàng như hiện nay, dù di chuyển ngoài trời hằng ngày để đi học, đi làm hay tung tăng thả dáng bên một bãi biển xinh đẹp nào đó, da của chúng ta cũng rất dễ bị bỏng nắng và ửng đỏ.
Đó là lý do mình muốn trình làng bài viết này để nói về những cách ta có thể làm để chữa cháy nắng cho da, từ đỏ giảm thiểu được các hậu quả về sau mà ánh nắng có thể để lại như sạm màu, tăng sắc tố da, đốm nâu, lão hóa sớm,… OK bây giờ thì mình cùng nhau bắt đầu và sẵn sàng cho một mùa hè tươi đẹp thôi nào!
Uống đủ 2 – 3 lít nước / ngày
Lúc bình thường chúng ta luôn được các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng nên uống đủ lượng nước khoảng 2 – 3 lít / ngày để đảm bảo làn da cũng như các cơ quan khác của cơ thể được cung cấp đủ nước, và điều ấy càng quan trọng hơn gấp nhiều lần để dưỡng da mùa hè trong những ngày nắng nóng. Khi da bị cháy nắng, nước ở bề mặt da sẽ bị hút đi. Nếu càng bị mất nhiều nước, tình trạng bỏng nắng càng trở nên nghiêm trọng. Uống nhiều nước cả khi ở trong nhà hoặc di chuyển ngoài trời đều nhằm giảm tác hại xuống mức thấp nhất khi da bị bỏng nắng.
Uống nhiều nước cũng là cách chăm sóc da mùa hè từ bên trong vì nó đảm bảo chống mất nước cho cơ thể, từ đó giảm mất nước dưới da. Bên cạnh đó uống nhiều nước còn giảm hiện tượng mệt mỏi, đau đầu do hoạt động liên tục dưới trời nắng.
Làm dịu vết bỏng bằng xịt khoáng hoặc gel dưỡng ẩm
Để chữa cháy nắng, làm dịu các vết mẩn đỏ do nắng ta cần cấp nước và làm ẩm bề mặt khu vực bị bỏng nắng ngay lập tức. Bạn có thể sử dụng xịt khoáng (Lưu ý nên chọn loại xịt khoáng chứa các thành phần thiên nhiên có tác dụng làm dịu như Trà xanh, lô hội, hoa Cúc, rau Má,…) hoặc gel dưỡng ẩm có chứa lô hội nhằm giúp vết bỏng dịu đi nhanh chóng, đồng thời không khiến hàng rào bảo vệ da bị thương tổn nghiêm trọng. Một mẹo chữa cháy nắng và chăm sóc da mùa hè cho các tín đồ yêu du lịch phượt đó là hãy luôn mang theo một hũ gel dưỡng lô hội để làm dịu vùng da ửng đỏ khi phải di chuyển liên tục ngoài trời.
Tham khảo ý kiến bác sĩ
Video đang HOT
Nếu tình trạng cháy nắng tồi tệ hơn những gì bạn tưởng, da của bạn đang “kêu cứu” vì sự mẩn đỏ hay phồng rộp khó chịu, hãy nhanh chóng đến phòng khám của bác sĩ chuyên khoa da liễu để nhờ trợ giúp. Bác sĩ da liễu sẽ tư vấn giải pháp điều trị chữa cháy nắng một cách khoa học cho bạn, cũng như kê toa một vài loại thuốc cần thiết nhằm giải quyết tình trạng bỏng nắng càng sớm càng tốt.
Dùng kem chống nắng
Kem chống nắng dù nói nữa, nói mãi nhưng vẫn không đủ sức “thuyết phục” team lười chống nắng “giác ngộ” được tầm quan trọng của nó. Như các bạn đã nghe qua truyền thông từ nhiều năm nay, Trái Đất đang ngày càng nóng lên do biến đổi khí hậu và tác hại của ánh nắng Mặt Trời không còn là câu chuyện riêng của thế giới chăm sóc da mặt nữa.
Việc sử dụng kem chống nắng thường xuyên giờ đây đã trở thành một thói quen sống lành mạnh cần được duy trì như một cách để bảo vệ cơ thể. Chúng ta có thể mua ít đi vài thỏi son hay vài bộ quần áo mới, chứ không thể ngừng đầu tư vào dưỡng da mùa hè với kem chống nắng đúng không nào? Và thêm nữa là luôn sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng cao, SPF>35 và PA> nha!
Dùng thuốc kháng viêm không kê đơn
Có một cách khác trong mẹo chữa cháy nắng đó là dùng thuốc kháng viêm không kê đơn như Ibuprofen. Thuốc này có tác dụng giảm sưng viêm và giảm bất kỳ cơn đau nào có thể gặp phải do liên quan đến trời nắng. Thêm nữa, thuốc cũng hỗ trợ giúp vết đỏ do bỏng nắng nhanh biến mất hơn. Tuy là thuốc không kê đơn nhưng bạn cũng không nên lạm dụng nhiều và hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé!
Trên đây là một vài mẹo chữa cháy nắng khá đơn giản nhưng sẽ rất hữu ích cho ngày nắng nóng toàn diện và chúng ta vẫn phải ra ngoài để đi học hay đi làm. Các beauty lover cũng lưu ý thêm cho việc chăm sóc da mùa hè là cần thường xuyên cấp nước và giữ ẩm cho da từ trong ra ngoài, hạn chế ra đường vào ban ngày đặc biệt trong khung giờ 10AM – 3PM và luôn luôn “cover” đủ liều lượng một lớp kem chống nắng trên da nhé!
Theo kenhphunu.com
Bỏ túi 5 cách chữa cháy nắng hiệu quả giữa cái nóng và chỉ số tia UV cao kỉ lục hiện nay
Mới đầu hè nhưng cái nắng nóng đã trở nên gay gắt, khiến làn da chúng ta bị đen sạm đi có nhiều người còn bị cháy nắng bởi hoạt động bên ngoài quá nhiều. Vậy cách khắc phục như thế nào hãy cùng tham khảo tips 5 cách chữa dưới đây nhé.
Nhiệt độ trên 40 độ C vào ban ngày, chỉ số tia UV Index vượt ngưỡng cao nhất là 12,... quá nhiều tác nhân gây hại cho da nếu chúng ta không chăm sóc kỹ. Dưỡng da mùa hè không thể không nhắc đến các mẹo chữa cháy nắng. Trong thời điểm nắng nóng kinh hoàng như hiện nay, dù di chuyển ngoài trời hằng ngày để đi học, đi làm hay tung tăng thả dáng bên một bãi biển xinh đẹp nào đó, da của chúng ta cũng rất dễ bị bỏng nắng và ửng đỏ.
Đó là lý do mình muốn trình làng bài viết này để nói về những cách ta có thể làm để chữa cháy nắng cho da, từ đỏ giảm thiểu được các hậu quả về sau mà ánh nắng có thể để lại như sạm màu, tăng sắc tố da, đốm nâu, lão hóa sớm,... OK bây giờ thì mình cùng nhau bắt đầu và sẵn sàng cho một mùa hè tươi đẹp thôi nào!
Uống đủ 2 - 3 lít nước / ngày
Lúc bình thường chúng ta luôn được các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng nên uống đủ lượng nước khoảng 2 - 3 lít / ngày để đảm bảo làn da cũng như các cơ quan khác của cơ thể được cung cấp đủ nước, và điều ấy càng quan trọng hơn gấp nhiều lần để dưỡng da mùa hè trong những ngày nắng nóng. Khi da bị cháy nắng, nước ở bề mặt da sẽ bị hút đi. Nếu càng bị mất nhiều nước, tình trạng bỏng nắng càng trở nên nghiêm trọng. Uống nhiều nước cả khi ở trong nhà hoặc di chuyển ngoài trời đều nhằm giảm tác hại xuống mức thấp nhất khi da bị bỏng nắng.
Uống nhiều nước cũng là cách chăm sóc da mùa hè từ bên trong vì nó đảm bảo chống mất nước cho cơ thể, từ đó giảm mất nước dưới da. Bên cạnh đó uống nhiều nước còn giảm hiện tượng mệt mỏi, đau đầu do hoạt động liên tục dưới trời nắng.
Làm dịu vết bỏng bằng xịt khoáng hoặc gel dưỡng ẩm
Để chữa cháy nắng, làm dịu các vết mẩn đỏ do nắng ta cần cấp nước và làm ẩm bề mặt khu vực bị bỏng nắng ngay lập tức. Bạn có thể sử dụng xịt khoáng (Lưu ý nên chọn loại xịt khoáng chứa các thành phần thiên nhiên có tác dụng làm dịu như Trà xanh, lô hội, hoa Cúc, rau Má,...) hoặc gel dưỡng ẩm có chứa lô hội nhằm giúp vết bỏng dịu đi nhanh chóng, đồng thời không khiến hàng rào bảo vệ da bị thương tổn nghiêm trọng. Một mẹo chữa cháy nắng và chăm sóc da mùa hè cho các tín đồ yêu du lịch phượt đó là hãy luôn mang theo một hũ gel dưỡng lô hội để làm dịu vùng da ửng đỏ khi phải di chuyển liên tục ngoài trời.
Tham khảo ý kiến bác sĩ
Nếu tình trạng cháy nắng tồi tệ hơn những gì bạn tưởng, da của bạn đang "kêu cứu" vì sự mẩn đỏ hay phồng rộp khó chịu, hãy nhanh chóng đến phòng khám của bác sĩ chuyên khoa da liễu để nhờ trợ giúp. Bác sĩ da liễu sẽ tư vấn giải pháp điều trị chữa cháy nắng một cách khoa học cho bạn, cũng như kê toa một vài loại thuốc cần thiết nhằm giải quyết tình trạng bỏng nắng càng sớm càng tốt.
Dùng kem chống nắng
Kem chống nắng dù nói nữa, nói mãi nhưng vẫn không đủ sức "thuyết phục" team lười chống nắng "giác ngộ" được tầm quan trọng của nó. Như các bạn đã nghe qua truyền thông từ nhiều năm nay, Trái Đất đang ngày càng nóng lên do biến đổi khí hậu và tác hại của ánh nắng Mặt Trời không còn là câu chuyện riêng của thế giới chăm sóc da mặt nữa.
Việc sử dụng kem chống nắng thường xuyên giờ đây đã trở thành một thói quen sống lành mạnh cần được duy trì như một cách để bảo vệ cơ thể. Chúng ta có thể mua ít đi vài thỏi son hay vài bộ quần áo mới, chứ không thể ngừng đầu tư vào dưỡng da mùa hè với kem chống nắng đúng không nào? Và thêm nữa là luôn sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng cao, SPF>35 và PA> nha!
Dùng thuốc kháng viêm không kê đơn
Có một cách khác trong mẹo chữa cháy nắng đó là dùng thuốc kháng viêm không kê đơn như Ibuprofen. Thuốc này có tác dụng giảm sưng viêm và giảm bất kỳ cơn đau nào có thể gặp phải do liên quan đến trời nắng. Thêm nữa, thuốc cũng hỗ trợ giúp vết đỏ do bỏng nắng nhanh biến mất hơn. Tuy là thuốc không kê đơn nhưng bạn cũng không nên lạm dụng nhiều và hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé!
Trên đây là một vài mẹo chữa cháy nắng khá đơn giản nhưng sẽ rất hữu ích cho ngày nắng nóng toàn diện và chúng ta vẫn phải ra ngoài để đi học hay đi làm. Các beauty lover cũng lưu ý thêm cho việc chăm sóc da mùa hè là cần thường xuyên cấp nước và giữ ẩm cho da từ trong ra ngoài, hạn chế ra đường vào ban ngày đặc biệt trong khung giờ 10AM - 3PM và luôn luôn "cover" đủ liều lượng một lớp kem chống nắng trên da nhé!
Gợi ý dùng dầu dừa đúng cách để chống nắng mùa hè
Bùi Hà(T/H)
Theo phunutoday.vn
4 mẹo làm đẹp bằng nha đam nhiều chị em chưa biết Chị em có thể ghi nhớ 4 tác dụng làm đẹp tự nhiên từ nha đam dưới đây để tạo sự phong phú trong thói quen làm đẹp của mình. Loại bỏ vết thâm quầng mắt Bạn trộn 2 muỗng gel nha đam với 1 muỗng dầu hạnh nhân và lưu trữ hỗn hợp trong một lọ thủy tinh nhỏ. Trước khi đi...