Bộ Tứ sắp chuyển 8 triệu liều vaccine cho châu Á
Thủ tướng Ấn Độ thông báo nước này sẽ xuất khẩu 8 triệu liều vaccine Covid-19 cho châu Á vào tháng sau, theo thỏa thuận với nhóm Bộ Tứ.
Trong cuộc họp với nhóm Bộ Tứ tại Nhà Trắng ngày 24/9, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói với lãnh đạo ba nước thành viên còn lại gồm Mỹ, Nhật và Australia rằng New Delhi sẽ cung cấp 8 triệu liều vaccine Johnson & Johnson vào cuối tháng 10 cho các nước châu Á.
“Cam kết này phù hợp với quyết định xuất khẩu vaccine của chúng tôi”, Ngoại trưởng Ấn Độ Harsh Vardhan Shringla nói khi thông báo về quyết định của Thủ tướng Modi. “Bộ Tứ sẽ trả tiền vaccine và Ấn Độ sẽ trang trải một phần trong số đó. Đây sẽ là lô vaccine trực tiếp từ Bộ Tứ tới khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.
Số vaccine này nằm trong thỏa thuận cung cấp một tỷ liều vaccine cho châu Á tới cuối năm 2022 mà nhóm Bộ Tứ đạt được hồi tháng 3. Tuy nhiên, kế hoạch bị đình trệ sau khi Ấn Độ, nước sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, cấm xuất khẩu vaccine hồi tháng 4 để đối phó đợt bùng phát nghiêm trọng trong nước.
Ấn Độ cho biết sẽ ưu tiên chương trình Covax và các nước láng giềng khi nối lại hoạt động xuất khẩu vaccine. Các lãnh đạo nhóm Bộ Tứ thực hiện các bước để mở rộng phân phối vaccine Covid-19 trên toàn thế giới và hoan nghênh kế hoạch nối lại xuất khẩu của Ấn Độ vào tháng 10.
Quyết định cung cấp 8 triệu liều vaccine cho châu Á được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của lãnh đạo các thành viên nhóm Bộ Tứ tại Washington. Sau sự kiện, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cho hay các thành viên Bộ Tứ đồng ý hợp tác về vaccine, năng lượng sạch và không gian, đồng thời sẽ tổ chức họp thượng đỉnh thường niên.
Video đang HOT
Lãnh đạo các nước thành viên nhóm Bộ Tứ trong cuộc họp tại Nhà Trắng ngày 24/9. Ảnh: Reuters .
Trong tuyên bố chung sau cuộc hội đàm của nhóm Bộ Tứ, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Suga và Thủ tướng Modi khẳng định “ủng hộ pháp quyền, tự do hàng hải và hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp, giá trị dân chủ và toàn vẹn của các quốc gia”.
Lãnh đạo nhóm Bộ Tứ không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc trong tuyên bố chung sau cuộc họp, song giới chuyên gia nhận định đây là vấn đề quan trọng hàng đầu với họ. Tuyên bố chung của nhóm Bộ Tứ nhiều lần đề cập đến việc hành xử theo luật pháp quốc tế ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, khu vực mà Trung Quốc đang tìm gia tăng ảnh hưởng.
“Cùng nhau, chúng tôi tái cam kết thúc đẩy trật tự tự do, cởi mở, dựa trên luật lệ, bắt nguồn từ luật pháp quốc tế và không cưỡng ép, nhằm củng cố an ninh, thịnh vượng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và hơn thế nữa”, tuyên bố chung có đoạn.
Các lãnh đạo nhóm Bộ Tứ cũng kêu gọi Triều Tiên tham gia nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết vấn đề liên quan chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, điều mà Bình Nhưỡng từ chối nếu các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào họ chưa được bãi bỏ.
Nhóm Bộ Tứ công bố một số thỏa thuận mới, bao gồm hiệp ước nhằm tăng cường an ninh chuỗi cung ứng chất bán dẫn, chống đánh bắt bất hợp pháp và nâng cao nhận thức về khu vực hàng hải. Nhóm cũng triển khai quan hệ đối tác 5G và lên kế hoạch theo dõi biến đổi khí hậu.
Hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo nhóm Bộ Tứ diễn ra hơn một tuần sau khi Mỹ, Anh và Australia công bố hiệp ước an ninh ba bên AUKUS. Theo thỏa thuận, Mỹ và Anh sẽ hỗ trợ Australia phát triển hạm đội tàu ngầm năng lượng hạt nhân, động thái bị Trung Quốc chỉ trích dữ dội.
Một phát ngôn viên của chính phủ Nhật Bản cho biết Thủ tướng Suga nói với các thành viên nhóm Bộ Tứ rằng quốc gia Đông Á coi quan hệ đối tác AUKUS “đóng vai trò quan trọng cho hòa bình và ổn định của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.
Trong cuộc họp báo ngày 24/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên chỉ trích Bộ Tứ là “nhóm khép kín nhằm vào các nước khác, đi ngược xu thế thời đại và nguyện vọng của các quốc gia trong khu vực”. Ông Triệu cho rằng nhóm Bộ Tứ sẽ không được sự ủng hộ của quốc tế và “chắc chắn thất bại”.
Châu Á tăng tốc trên đường đua tiêm chủng
Một số quốc gia châu Á đang đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 khi các lô vaccine được bàn giao và người dân vượt qua tâm lý do dự với hy vọng các biện pháp hạn chế sẽ dần được nới lỏng.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhật Bản và Hàn Quốc đã vượt qua Mỹ về số người được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine và được dự báo sẽ sớm bắt kịp Mỹ về số người được tiêm mũi thứ hai. Hàn Quốc, quốc gia vốn luôn nỗ lực để có được nguồn cung cấp vaccine, đã tăng tốc chiến dịch tiêm chủng. Một quan chức cho biết nước này nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn 70% dân số được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine trước tuần này.
Vượt qua những rào cản ban đầu liên quan tới logistics, Nhật Bản đã tiến hành tiêm khoảng 1 triệu mũi vaccine/ngày cho người dân kể từ giữa tháng 6, do mức độ khẩn cấp tăng lên sau khi biến thể Delta gây ra một làn sóng ca mắc và ca bệnh nghiêm trọng chưa từng có vào tháng 8.
Bác sĩ Takahiro Kinoshita, một quan chức thuộc nhóm thông tin vaccine Cov-Navi, cho rằng "điều đó rõ ràng đã thúc đẩy động lực tiêm chủng, đặc biệt là ở nhóm người trẻ tuổi và trung niên". Trong khi đó, Thủ tướng Suga Yoshihide đánh giá diễn biến trên phản ánh nỗ lực của Nhật Bản nhằm "quay trở lại cuộc sống thường nhật".
Trong khi đó, Ấn Độ, với số ca mắc cao thứ hai thế giới, cho biết 42% trong tổng số gần 1,4 tỷ dân đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine.
Về phần mình, Australia, quốc gia đang nỗ lực tăng tốc tiêm chủng trong nỗ lực thoát khỏi tình trạng phong toả và mở cửa trở lại biên giới, đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine cho 56% người dân. Trong một cuộc họp báo tại Canberra, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết mục tiêu 70% - 80% dân số tiêm 2 mũi vaccine là "trong tầm tay".
Australia đang ưu tiên cung cấp vaccine cho các thành phố lớn nhất của mình, những khu vực đang áp đặt lệnh phong tỏa, để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ 3 dịch COVID-19 do biến thể Delta gây ra. Nước này dự kiến sẽ có đủ vaccine để hoàn tất việc tiêm chủng cho những người trên 12 tuổi vào giữa tháng 10 tới.
Ông Paul Griffin, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Queensland (Australia), nhận định mặc dù mỗi quốc gia lại có chiến lược tiêm chủng khác nhau, song động lực của châu Á phản ánh nhu cầu đối với việc tiêm chủng như một giải pháp để hướng tới việc nới lỏng các biện pháp chống dịch.
Trái ngược, một số nước như Mỹ và Anh, vốn vài tháng trước đó đã chạy đua để tiêm chủng cho hàng triệu người, lại là những nước đang chưng kiến tốc độ tiêm chủng chững lại do một lượng lớn người dân từ chối tiêm chủng. Theo một cuộc thăm dò của Axios-Ipsos, mới chỉ có khoảng 62% dân số Mỹ được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine. Trước tình hình này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một loạt quy định tiêm chủng mới.
Trước Mỹ, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã ban hành yêu cầu tiêm vaccine ngừa COVID-19 bắt buộc trên diện rộng để đảm bảo có thể nối lại phần lớn các hoạt động thường nhật.
Dịch COVID-19 tiếp tục lây lan tại nhiều nước châu Á Ngày 11/9, Bộ Y tế Philippines thông báo nước này có thêm 26.303 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, số ca mắc mới trong một ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia Đông Nam Á này. Hiện tổng số ca bệnh tại Philippines tăng lên 2.206.021 ca. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nỗi lo thất nghiệp tăng cao nhất ở Mỹ kể từ sau đại dịch

Đánh bom xe chở cảnh sát tại Pakistan, 22 người thương vong

Tổng thống Donald Trump đưa vấn đề kết thúc quy ước giờ mùa hè ra Quốc hội

EU gặp khó trong nỗ lực lấp khoảng trống viện trợ do Mỹ để lại

Singapore giải tán quốc hội trước thềm tổng tuyển cử

Giá dầu thế giới lao dốc gây lo ngại cho các nhà sản xuất lớn

Tổng thống Mỹ tiếp tục bị kiện lên Tòa án liên bang về thẩm quyền áp thuế quan

Thuế quan của Mỹ: Malaysia nêu 3 trụ cột trong ứng phó

Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu đất hiếm và nam châm

Trung Quốc sửa một chi tiết, bán dẫn Mỹ 'đứng ngồi không yên'

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ bình luận về chính sách thuế quan của Tổng thống Trump
Có thể bạn quan tâm

Tăng trưởng mạnh nhất phân khúc nhưng Triton vẫn bị Ranger bỏ xa
Ôtô
23:14:54 15/04/2025
NSND Mỹ Uyên: 'Tôi rất sợ Victor Vũ, ám ánh đến mức tối về không ngủ được'
Hậu trường phim
23:13:07 15/04/2025
Bố tôi ốm nặng, chồng vẫn tiếc hơn 1 triệu đồng tiền taxi không chịu về thăm
Góc tâm tình
23:11:32 15/04/2025
Ngôi sao HIEUTHUHAI sai ở đâu?
Nhạc việt
23:09:51 15/04/2025
Lisa bị chê thảm họa tại Coachella
Nhạc quốc tế
23:03:28 15/04/2025
Người Pháp đổ xô đi mua xe Harley-Davidson, người Mỹ nhao đi mua ô tô
Xe máy
22:32:57 15/04/2025
Nhóm ép khách mua 3 cây nhang 1,6 triệu đồng ở miếu Bà Chúa Xứ phải ngồi tù
Pháp luật
22:18:29 15/04/2025
Đen Vâu, Hoà Minzy, Thanh Thuỷ và các nghệ sĩ tham dự Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc
Sao việt
22:11:51 15/04/2025
50.000 người xem sao nam hạng A công khai quấy rối "nữ thần sexy xứ Hàn"?
Sao châu á
22:04:58 15/04/2025
Lấy chồng hơn 14 tuổi, cô gái Quảng Nam tổ chức đám cưới 'lạ lùng' giữa rừng
Netizen
21:24:20 15/04/2025