Bộ Tư pháp theo sát diễn biến vụ FLC, Tân Hoàng Minh để đảm bảo thi hành án
Theo ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, việc thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng gặp nhiều khó khăn nên Bộ Tư pháp phải theo sát để có biện pháp đảm bảo việc thi hành án sau này.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tư pháp chiều 27.4, ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, cho biết cả Tổng cục Thi hành án dân sự và Bộ Tư pháp đều theo dõi sát diễn biến điều tra vụ án “thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan; vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài” xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự. Ảnh ĐÌNH TRƯỜNG
Theo ông Lợi, thực tế thi hành án dân sự vừa qua đã cho thấy nhiều vụ việc bản án tuyên phải thu hồi giá trị tài sản rất lớn nhưng khi tổ chức thi hành án thì xác minh tài sản của các đương sự chỉ có giá trị thi hành rất nhỏ.
“Điều đó dẫn tới tỷ lệ thi hành, thu hồi được rất ít. Việc cần thiết phải có biện pháp ngăn chặn chuyển dịch tài sản ngay trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử rất cần thiết và đã được quy định rõ”, ông Lợi nói và cho rằng, ngoài quy định tại bộ luật Tố tụng hình sự, Chỉ thị 04/CT-TW của Ban Bí thư cũng nhấn mạnh, cơ quan có thẩm quyền phải kịp thời áp dụng các biện pháp để ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể trong việc truy nguyên, truy tìm, kê biên tài sản, phong toả tài khoản ngay từ giai đoạn thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử.
Video đang HOT
Theo ông Lợi, qua theo dõi diễn biến 2 vụ án hình nêu trên cho thấy “các cơ quan tố tụng đã áp dụng biện pháp tạm giữ, phong toả tài sản của những chủ thể liên quan ở các địa phương. Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án sẽ tiếp tục theo dõi để kịp thời phối hợp với cơ quan chức năng để đảm bảo việc thi hành án về sau này”, ông Lợi nói.
Trong diễn biến mới nhất, vụ án “thao túng thị trường chứng khoán” tại Tập đoàn FLC và vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã được đưa vào diện Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Trước đó, ngay sau khi thực hiện lệnh bắt tạm đối với bị can Trịnh Văn Quyết và đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Công ty CP tập đoàn FLC, Công ty CP chứng khoán BOS và các công ty có liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an đã thông báo tới 8 ngân hàng và các địa phương rà soát tài sản cũng như phong toả tài sản, ngăn chặn biến động về tài sản của các bị can trong vụ án.
Tương tự, vụ án xảy ra tại Tân Hoàng Minh, các cơ quan tố tụng cũng đã từng bước thông báo để các bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nắm tình hình, cung cấp thông tin để đảm bảo quyền lợi cho họ sau này.
Cơ quan điều tra Bộ Công an tìm bị hại trong vụ án Trịnh Văn Quyết
Tổng số cổ phiếu FLC do nhóm của bị can Trịnh Văn Quyết bán ra khớp lệnh 74,8 triệu, với giá trung bình 22.500 đồng/cổ phiếu.
Toàn bộ số cổ phiếu này đã được bán "chui", không công bố trước khi thực hiện giao dịch
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa có thông báo tìm người bị hại do hành vi "thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan do bị can Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC và các bị can khác gây ra.
Kết quả điều tra ban đầu xác định hành vi thao túng thị trường chứng khoán của ông Quyết được xác định thực hiện từ đầu tháng 12/2021 kéo dài đến phiên giao dịch ngày 10/1/2022 - là ngày mà Chủ tịch FLC bán "chui" 74,8 triệu cổ phiếu.
Theo Cơ quan điều tra, bị can Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo Phó Chủ tịch Tập đoàn FLC Hương Trần Kiều Dung cùng các thuộc cấp là Trịnh Thị Thúy Nga, Trịnh Thị Minh Huế, Nguyễn Quỳnh Anh và một số người có liên quan cho mượn, sử dụng các tài khoản đã mở để mua/bán chứng khoán, thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán, đẩy giá cổ phiếu FLC lên cao.
Cụ thể, giá cổ phiếu FLC từ ngày 1/12/2021 được "thổi" lên cao, tăng "trần" liên tục từ 15.500 đồng/cổ phiếu lên giá 24.050 đồng/cổ phiếu ngày 10/1/2022. Giá cổ phiếu FLC giao dịch ngày 10/1 mức trung bình 22.586 đồng/cổ phiếu, tăng 64% kể từ lúc nhóm ông Trịnh Văn Quyết bắt đầu thực hiện hành vi "thổi giá".
Sau khi giá cổ phiếu FLC được "thổi" lên cao ngất ngưởng, chủ tịch tập đoàn này đã chỉ đạo người thân bán ra 175 triệu cổ phiếu. Tổng số cổ phiếu FLC do nhóm ông Quyết bán ra khớp lệnh 74,8 triệu, với giá trung bình 22.500 đồng/cổ phiếu. Toàn bộ số cổ phiếu này đã được bán "chui", không công bố trước khi thực hiện giao dịch.
Sau phiên bán "chui" của ông Trịnh Văn Quyết, giá cổ phiếu FLC giảm sàn 8 phiên giao dịch liên tiếp. Bước đầu Cơ quan điều tra xác định hành vi thao túng cổ phiếu của các bị can đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư mua 60,1 triệu cổ phiếu FLC trên sàn chứng khoán ngày 10/1, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an niêm phong tang vật trong vụ án do Trịnh Văn Quyết cầm đầu.
Để phục vụ yêu cầu điều tra, Cơ quan điều tra thông tin để các nhà đầu tư (bị hại) biết, liên hệ với Cơ quan CSĐT Bộ Công an (Phòng 4 thuộc C01), địa chỉ: số 47 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội; số điện thoại trực ban: 069.2345860; số điện thoại di động: 091.858.6688 trước ngày 15-6 để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trước đó, liên quan đến vụ án này, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng có văn bản gửi đến các địa phương đề nghị rà soát, cung cấp thông tin, tài liệu về tài sản như bất động sản, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn đứng tên cá nhân cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và vợ là bà Lê Thị Ngọc Diệp, cùng hai em gái ruột Trịnh Thị Thúy Nga, Trịnh Thị Minh Huế.
Bộ Công an cũng đề nghị các tỉnh tạm dừng cho giao dịch chuyển nhượng, mua, bán, cho, tặng, cầm cố, thế chấp... với các khối tài sản như bất động sản, cổ phần, góp vốn, cổ phiếu của ông Quyết và các cá nhân trên.
Đến nay, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 5 người trong vụ án này gồm ông Trịnh Văn Quyết; Trịnh Thị Minh Huế, nguyên nhân viên kế toán tổng hợp Công ty CP Tập đoàn FLC; Hương Trần Kiều Dung, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán BOS kiêm Phó Chủ tịch thường trực Công ty CP Tập đoàn FLC; Trịnh Thị Thúy Nga, nguyên thành viên HĐQT kiêm phó tổng giám đốc và Nguyễn Quỳnh Anh, nguyên Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán BOS. Cơ quan điều tra đang tiếp tục củng cố và làm rõ hành vi sai phạm của những người liên quan khác.
Điều tra biến động tài sản liên quan Tập đoàn FLC tại Quảng Ngãi Quảng Ngãi yêu cầu cơ quan chức năng rà soát các tài sản liên quan đến FLC tại Quảng Ngãi, phục vụ công tác điều tra của Bộ Công an. Ngày 14/4, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu cơ quan chức năng Quảng Ngãi rà soát thông tin, biến động tài sản của các tổ chức, cá...