Bộ Tư pháp Mỹ phản đối kế hoạch ‘cứu’ TikTok của ông Trump
Mới đây, Bộ Tư pháp Mỹ đã yêu cầu Tòa án Tối cao bác bỏ đề nghị của Tổng thống đắc cử Donald Trump về việc trì hoãn thi hành luật cấm ứng dụng mạng xã hội TikTok hoặc buộc ByteDance bán ứng dụng này trước ngày 19/1.
Biểu tượng của ứng dụng TikTok trên màn hình điện thoại thông minh. Ảnh: AFP/TTXVN
Luật nói trên, được thông qua vào tháng 4/2024, yêu cầu ByteDance, công ty mẹ Trung Quốc của TikTok, phải thoái vốn khỏi nền tảng này tại Mỹ, nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh cấm.
Theo Chính phủ Mỹ, việc Trung Quốc kiểm soát TikTok thông qua ByteDance là mối đ.e dọ.a nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia: TikTok thu thập một lượng lớn dữ liệu nhạy cảm về 170 triệu người Mỹ khiến ứng dụng này trở thành một công cụ mạnh mẽ cho hoạt động gián điệp.
TikTok chưa đưa ra bình luận về động thái nói trên của Bộ Tư pháp.
Tuần trước, ông Trump đã đệ trình một bản tóm tắt pháp lý, lập luận rằng ông cần có thời gian sau khi nhậm chức vào ngày 20/1 để tìm ra một “giải pháp chính trị” cho vấn đề này. Tòa án dự kiến sẽ nghe các lập luận trong vụ việc vào ngày 10/1 tới.
TikTok ngày 3/1 đã kêu gọi Tòa án Tối cao ngăn chặn luật này với lý do tự do ngôn luận theo Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ. Công ty cho biết Quốc hội Mỹ đã không tìm cách cấm các ứng dụng thuộc sở hữu của Trung Quốc như Shein hoặc Temu. TikTok cho rằng điều này cho thấy rõ ràng “họ nhắm mục tiêu vào TikTok vì nội dung mạng xã hội của ứng dụng này, chứ không phải dữ liệu”.
Nếu tòa án không ngăn chặn luật nói trên trước ngày 19/1, người dùng mới sẽ không thể tải TikTok từ các cửa hàng ứng dụng của Apple hoặc Google, nhưng người dùng hiện tại vẫn có thể tiếp tục truy cập ứng dụng. Các dịch vụ trên ứng dụng này sẽ xuống cấp theo thời gian và cuối cùng ngừng hoạt động do các công ty sẽ bị cấm cung cấp dịch vụ hỗ trợ.
Tổng thống Joe Biden có thể gia hạn thời hạn thêm 90 ngày nếu ông xác nhận ByteDance đang có tiến triển đáng kể trong việc thoái vốn.
Video đang HOT
Việc ông Trump ủng hộ TikTok là một sự thay đổi lập trường so với năm 2020, khi ông cố gắng chặn ứng dụng này tại Mỹ do lo ngại an ninh quốc gia.
Thêm một quốc gia "cấm cửa" TikTok
Thông báo tạm dừng mạng xã hội gây tranh cãi này được đưa ra chưa đầy một tháng sau khi một học sinh 14 tuổ.i thiệt mạng trong vụ ẩu đả gần trường học do xung đột trên TikTok.
TikTok sẽ bị cấm tại Albania từ đầu năm 2025 (Ảnh minh họa: Quest France).
Thủ tướng Albania, ông Edi Rama, mới đưa ra thông báo rằng, mạng xã hội TikTok - thuộc sở hữu của tập đoàn Trung Quốc ByteDance - sẽ bị cấm hoạt động ở nước này ít nhất một năm, kể từ đầu năm 2025.
Lệnh cấm được đưa ra xuất phát từ vụ ẩu đả gần trường học khiến một em học sinh t.ử von.g.
Ngay sau đó, một cuộc tranh luận đã nổ ra trong nước giữa các bậc phụ huynh, nhà tâm lý học và nhà trường về tác động của mạng xã hội TikTok đối với giới trẻ.
"Ở Trung Quốc, TikTok hiển thị nội dung về cách học sinh có thể tham gia các khóa học, bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn truyền thống; nhưng trên TikTok bên ngoài Trung Quốc, chúng tôi chỉ thấy bụi bẩn. Tại sao chúng ta cần điều này?", ông Rama than thở.
Ứng dụng TikTok có hơn một tỷ người dùng hoạt động trên toàn thế giới, đặc biệt được giới trẻ yêu thích và bị thu hút bởi định dạng video siêu ngắn liên tục.
Tại Albania, nền tảng này vượt qua tất cả các đối thủ cạnh tranh, nhận được sự quan tâm lớn của người dùng.
Theo báo cáo từ We Are Social, đến năm 2024, người dùng Android đã sử dụng mạng xã hội TikTok trung bình 34 giờ mỗi tháng.
Nhưng thành công rực rỡ này lại đi kèm với những lời ch.ỉ tríc.h, những người gièm pha cáo buộc TikTok hạn chế người dùng của mình trong các kho chứa nội dung, thông qua một thuật toán không rõ ràng và phổ biến thông tin sai lệch; nội dung bất hợp pháp, bạo lực; đặc biệt là trong giới trẻ.
Mạng xã hội Trung Quốc đang gây ra những tranh cãi trên khắp thế giới, từ lệnh cấm thanh thiếu niên ở Úc cho đến cáo buộc hoạt động gián điệp ở Mỹ, trong đó Liên minh châu Âu cũng vừa mở một cuộc điều tra sau nghi ngờ nước ngoài can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống bị hủy bỏ ở Romania qua TikTok.
Trước đó vào năm 2020, TikTok đã bị cấm ở Ấn Độ, sau các cuộc đụng độ chế.t người ở biên giới với Trung Quốc.
Tòa án Tối cao Mỹ đồng ý xử vụ cấm TikTok Tòa án Tối cao Mỹ đã tiếp nhận đơn kiện của TikTok và xếp lịch để xử lý trước khi mạng xã hội này bị cấm tại Mỹ. Tòa án Tối cao Mỹ ngày 18.12 đồng ý xem xét đơn kiện của TikTok đối với luật của Mỹ quy định công ty mẹ ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok nếu không nền tảng...