“Bộ tứ kim cương” lên kế hoạch tập trận chung nhằm “nắn gân” Trung Quốc
Ấn Độ được cho đang tính mời Australia tham gia cuộc tập trận với Mỹ, Nhật, trong bối cảnh căng thẳng giữa các nước này với Trung Quốc đang leo thang.
Các tàu chiến trong một cuộc tập trận Malabar (Ảnh: Quân đội Mỹ)
Bloomberg ngày 10/7 dẫn nguồn thạo tin ẩn danh cho hay, Ấn Độ dường như đang có kế hoạch mời Australia tham gia cuộc tập trận hải quân thường niên Malabar.
Nếu Australia tham gia cùng với Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản, đây sẽ được coi là cuộc tập trận có sự góp mặt của các thành viên trong “Bộ tứ kim cương”. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh các thành viên của nhóm bộ tứ đều đang căng thẳng với Trung Quốc.
Cuộc tập trận dự kiến diễn ra tại vịnh Bengal vào cuối năm nay. Ấn Độ được kỳ vọng sẽ “dọn đường” một số thủ tục cần thiết để đưa ra lời mời chính thức tới Australia vào tuần tới, nguồn tin cho biết.
Chuyên gia Derek Grossman tại tổ chức Rand (Mỹ) nói rằng nếu cuộc tập trận diễn ra, đó sẽ là thông điệp mạnh mẽ gửi tới Trung Quốc từ nhóm “Bộ tứ kim cương”.
Video đang HOT
Theo Bloomberg, Trung Quốc từ lâu đã không hài lòng với liên minh phi chính thức của 4 quốc gia trên. Nhóm này được thành lập vào năm 2004 để trợ giúp các quốc gia Ấn Độ – Thái Bình Dương sau thảm họa sóng thần. Tới năm 2017, “Bộ tứ kim cương” được cho đã bắt trỗi dậy trở lại.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhóm này cũng đã mở rộng hợp tác với các đối tác như Hàn Quốc, New Zealand.
Phía hải quân Ấn Độ từ chối đưa ra bình luận về thông tin của Bloomberg. Phía Australia nói rằng dù họ chưa nhận được lời mời chính thức, nhưng Canberra “thấy được giá trị trong việc hợp tác 4 bên về quốc phòng để tăng cường khả năng tương tác và thúc đẩy lợi ích tập thể của chúng ta trong một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do, mở và thịnh vượng”.
Việc Ấn Độ có thể mời Australia tham gia tập trận năm nay diễn ra sau khi 2 bên ký thỏa thuân quốc phòng và nâng cấp quan hệ trở thành đối tác chiến lược toàn diện.
Hồi tháng 5, New Delhi và Canberra ký thỏa thuận cho phép 2 bên có thể tiếp cận căn cứ quân sự và cảng của nhau. Ấn Độ cũng có thỏa thuận tương tự với Mỹ.
Việc Australia tham gia tập trận “chỉ là vấn đề thời gian” do 2 nước đã nâng cao quan hệ quốc phòng và kinh tế, theo chuyên gia Ấn Độ Biren Nanda từ nhóm Chính sách Delhi.
Trung Quốc từng phản đối Nhật Bản tham gia tập trận Malabar năm 2015. Bắc Kinh cảnh báo các quốc gia không “kích động sự đối đầu và tạo ra căng thẳng” trong khu vực.
Ông Nanda cho rằng, nếu Australia được mời tham gia Malabar năm nay, Trung Quốc dường như sẽ có phản ứng tương tự.
Giới quan sát cho rằng “Bộ tứ kim cương” về bản chất luôn luôn là một nền tảng an ninh nhưng họ “chưa có bối cảnh quân sự” để thể hiện điều đó. Cuộc tập trận Malabar được xem có ý nghĩa quan trọng với nhóm bộ tứ trong bối cảnh các bên cho rằng Trung Quốc dường như đang đe dọa tới an ninh khu vực, theo các chuyên gia.
Trung Quốc chỉ trích Australia 'can thiệp Hong Kong'
Trung Quốc phản đối việc Australia quyết định cung cấp nơi trú ẩn cho hàng nghìn người Hong Kong và chấm dứt hiệp ước dẫn độ với thành phố.
"Trung Quốc cực kỳ lấy làm tiếc và phản đối những cáo buộc vô căn cứ cũng như các biện pháp mà chính phủ Australia công bố liên quan đến Hong Kong", phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra cho biết trong tuyên bố hôm nay.
Tuyên bố cũng chỉ trích Australia "vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và can thiệp thô bạo" vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc. "Chúng tôi kêu gọi phía Australia lập tức dừng can thiệp vào các vấn đề Hong Kong", tuyên bố nêu thêm.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Thủ tướng Australia Scott Morrison thông báo nước này sẽ đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong do luật an ninh mà Trung Quốc đại lục mới ban hành đã "cấu thành sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh" tại Hong Kong.
Trụ sở đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra. Ảnh: ABC.
Australia cũng gia hạn thị thực thêm 5 năm cho khoảng 10.000 người Hong Kong đang sống tại nước này. Theo Thủ tướng Morrison, Canberra cũng sẽ tạo điều kiện cấp tình trạng thường trú nhân cho người Hong Kong hiện ở Australia bằng thị thực sinh viên hoặc lao động tạm trú.
Trước thông báo của Thủ tướng Morrison, Bộ Ngoại giao Australia đã cảnh báo công dân nước này ở Hong Kong về nguy cơ bị bắt theo luật an ninh "được định nghĩa mơ hồ". Bộ Ngoại giao Australia kêu gọi công dân "xem xét lại nhu cầu ở lại Hong Kong" nếu lo ngại luật an ninh mới.
Ngoại trưởng Marise Payne cho biết các đối tác an ninh trong nhóm "Ngũ Nhãn" của Australia, gồm Mỹ, Anh, Canada và New Zealand đã thảo luận các động thái của Trung Quốc tại Hong Kong. Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters nói rằng nước này cũng đang xem xét mối quan hệ với Hong Kong do luật an ninh mới, bao gồm hiệp ước dẫn độ, kiểm soát xuất khẩu hàng hóa chiến lược và khuyến cáo đi lại.
Luật an ninh Hong Kong hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong khẳng định luật chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng nhỏ và quyền lợi, tự do của người Hong Kong cũng như lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, Mỹ và nước châu Âu chỉ trích luật này, gọi đây là sự hủy hoại tự chủ, tự do của Hong Kong và làm suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".
Niềm tin của người Australia với Trung Quốc giảm mạnh Một cuộc khảo sát mới được công bố cho thấy niềm tin của người Australia với Trung Quốc và ông Tập giảm mạnh do căng thẳng song phương gần đây. Kết quả khảo sát của Viện Lowy tại Sydney được công bố hôm nay cho thấy số người Australia tin tưởng Trung Quốc hành động có trách nhiệm trên trường quốc tế giảm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Trump, Putin công bố kết quả điện đàm

EU nhất trí lập quỹ quốc phòng 168 tỷ USD cho mua sắm vũ khí

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể nhận định về tác động của đối thoại Nga - Mỹ

Bloomberg: Chính quyền Trump cân nhắc rao bán trụ sở VOA

Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Indonesia phun trào nhiều lần trong 2 ngày qua

Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

Mặt trận không tiếng súng giữa Nga và Ukraine

Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến

Kinh tế Trung Quốc gặp khó: Bắc Kinh đã "ngấm đòn" thuế quan?

"Ác điểu" MQ-9 của Mỹ sắp hết thời sau nhiều năm tung hoành?
Có thể bạn quan tâm

3 món đồ nội thất tưởng sang chảnh nhưng chủ nhà càng dùng càng hối hận
Sáng tạo
10:19:38 20/05/2025
Lời thú nhận của hoa hậu Thùy Tiên sau khi bị bắt tạm giam
Pháp luật
10:18:21 20/05/2025
Hai scandal lớn trong sự nghiệp của Hoa hậu Thùy Tiên
Sao việt
10:14:59 20/05/2025
Quán phao câu gà ế ẩm bỗng đắt khách nhờ buổi phát sóng kỳ lạ lúc nửa đêm
Netizen
10:12:28 20/05/2025
"Cha tôi, người ở lại" tập 41: Ông Bình bỏ đi khi Liên ngăn Nguyên hiến thận
Phim việt
10:10:49 20/05/2025
Nhiều mẫu điện thoại được kết nối Internet vệ tinh Starlink miễn phí
Thế giới số
10:05:14 20/05/2025
Phương Mỹ Chi khoe nốt cao tại Trung Quốc trước dàn "quái thú" quốc tế, Quán quân Giọng Hát Việt lại bị chỉ trích
Nhạc việt
09:57:41 20/05/2025
"Nam thần tuổi thơ" hối hận vì dạy hư cả thế hệ trẻ
Sao châu á
09:53:03 20/05/2025
Cảnh khó tin trên bãi biển ở Thanh Hóa: Du khách khổ sở tìm đường xuống tắm
Du lịch
09:43:04 20/05/2025
Subaru 'quay xe', không dám bán ôtô điện vì sợ thuế
Ôtô
09:39:10 20/05/2025