Bộ TT&TT giới thiệu nền tảng khai phá dữ liệu đầu tiên của người Việt
Dữ liệu được ví như “dầu mỏ” trong thời đại công nghệ, chuyển đổi số. Do đó, việc làm chủ công nghệ và tự khai phá dữ liệu của mỗi quốc gia là hết sức quan trọng.
Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) tại “Lễ ra mắt Nền tảng khai phá dữ liệu Viettel Data Mining Platform”.
“Dữ liệu vốn dĩ không có giá trị khi ‘nằm yên’. Dữ liệu chỉ thực sự có giá trị khi chúng ta biết cách xử lý nó”, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết tại Lễ ra mắt Nền tảng khai phá dữ liệu Viettel Data Mining Platform diễn ra sáng 18/12 tại Hà Nội.
Đây là lần thứ 37 Bộ Thông tin và Truyền thông công bố các nền tảng số, với hy vọng đẩy nhanh được tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Với Viettel, đây là lần thứ 4 đơn vị này mang đến các giải pháp, nền tảng số “Make in Vietnam”, nhằm giải bài toán của người Việt.
Viettel Data Mining Platform cũng là nền tảng khai phá dữ liệu đầu tiên được phát triển bởi người Việt, cho doanh nghiệp tại Việt Nam với ưu điểm là có mức chi phí thấp hơn so với các nền tảng nước ngoài.
Nền tảng này có khả năng dự báo dự đoán, phân tích rủi ro và phát hiện bất thường trong quản lý doanh nghiệp như phát hiện gian lận tài chính, ngăn ngừa tai nạn lao động, tránh thất thoát tài sản vật tư, giảm thiểu hàng tồn kho…
Video đang HOT
Cùng với các thuật toán học máy thông minh, hệ thống sẽ đưa ra các khuyến nghị giúp cải tiến các nút thắt trong quy trình, đề xuất các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng của người lao động, tối ưu hóa lưu trữ và vận chuyển hàng hóa…
Theo thống kê, trung bình mỗi giây trên thế giới sản sinh ra xấp xỉ 100Tb dữ liệu mới. Con số này gấp khoảng 1.000 lần so với thời điểm năm 2005, cho thấy sự khổng lồ của dữ liệu, cũng như tầm quan trọng của nhiệm vụ khai thác, phân tích dữ liệu trong thời đại số hóa.
Đại diện Viettel cho hay Viettel Data Mining Platform cung cấp nền tảng để xây dựng các báo cáo quản trị doanh nghiệp theo thời gian thực giúp tối ưu thời gian và nguồn lực, thay cho việc phải tổng hợp thông tin thủ công từ nhiều nguồn khác nhau, giúp tăng 30% năng suất của nhân viên trong việc trích xuất thông tin và làm báo cáo.
Bên cạnh việc ứng dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu, nền tảng này cũng kết hợp với kiến thức ngành chuyên sâu như: Kinh doanh, tài chính, nhân sự, quản lý chất lượng… để giúp tối ưu vận hành trong doanh nghiệp.
"Covid-19 là cơ hội để nền tảng số Việt Nam chiếm lĩnh thị trường nội địa"
Ngày 11/12, Bộ TT&TT tổ chức Lễ ra mắt nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch ezCloud. Đây cũng là nền tảng số "Make in Việt Nam" đầu tiên trong lĩnh vực du lịch được Bộ TT&TT chọn giới thiệu.
Lễ ra mắt nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch ezCloud.
Bộ TT&TT tổ chức Lễ ra mắt nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch ezCloud. Đây là một trong chuỗi sự kiện giới thiệu các nền tảng số "Make in Việt Nam" nhằm thực hiện "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nền tảng của ezCloud được định hướng phát triển thành một hệ sinh thái hỗ trợ chuyển đổi số ngành du lịch, với nhiều giải pháp phục vụ cho toàn bộ khâu vận hành, phân phối và kinh doanh các sản phẩm trong lĩnh vực du lịch, chú trọng chủ yếu đến hoạt động lưu trú và giải trí.
Theo chia sẻ của CEO ezCloud Nguyễn Hoàng Dương, trong gần một năm qua, doanh nghiệp này đã thực hiện theo định hướng đồng hành hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số.
Cụ thể, ezCloud đã đề xuất những ưu đãi để các doanh nghiệp du lịch có thể ứng dụng công nghệ vào hoạt động như: miễn phí setup, miễn phí đào tạo hay đề xuất giãn thanh toán...
CEO ezCloud Nguyễn Hoàng Dương phát biểu tại sự kiện.
"Với nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch của ezCloud, dữ liệu được đồng bộ và cập nhật ở thời gian thực, tạo hiệu quả kinh doanh cao cho các chủ doanh nghiệp", đại diện nhóm phát triển ezCloud nhấn mạnh.
"Nền tảng có khả năng tích hợp với những thiết bị/ phần mềm khác, tương thích với nhiều thiết bị bên ngoài để kết hợp sử dụng sản phẩm, tạo sự linh hoạt trong kết nối".
Tại sự kiện, ông Đỗ Công Anh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa nhìn nhận giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 hiện nay chính là "khoảng lặng" để ngành du lịch Việt Nam, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong ngành nghiên cứu lại thị trường, chiến lược phát triển cũng như mô hình hoạt động của đơn vị mình và toàn ngành.
Theo đó, ông nhấn mạnh chuyển đổi số trong du lịch là phải hướng tới du lịch thông minh. Muốn vậy, phải tìm cách khắc phục được một số điểm yếu của ngành du lịch Việt Nam như về sản phẩm du lịch, chất lượng du lịch, môi trường du lịch, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.
Ông Đỗ Công Anh - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa nhấn mạnh cơ hội để chiếm lĩnh thị trường trong nước của các DN du lịch Việt Nam.
Đại diện Cục tin học hóa tin rằng đây là cơ hội để ezCloud phủ rộng khắp hệ sinh thái sản phẩm của mình đến các khách sạn, khu vui chơi trên cả nước. Qua đó, góp phần khẳng định vai trò của nền tảng số Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi số, chứng minh năng lực cạnh tranh với doanh nghiệp du lịch nước ngoài khác như Agoda, Booking,...
Tính đến nay, toàn ngành du lịch đã vào cuộc, tích cực chuyển đổi để phát triển du lịch thông minh trên các nền tảng số, tạo ra những chuyển biến đột phá, ông Đỗ Công Anh cho biết. "Các địa phương, doanh nghiệp cũng phát triển, triển khai ứng dụng của mình, kết nối liên thông qua những hệ thống phần mềm quản trị kinh doanh dịch vụ. Đây là yếu tố cốt lõi, giải pháp hữu hiệu để giúp các khách sạn, khu vui chơi có thể nhanh chóng chuyển mình, hòa nhập vào xu thế chuyển đổi số".
Tài nguyên Internet Việt Nam sẵn sàng phục vụ chuyển đổi số quốc gia Muốn hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước, Việt Nam cần thực hiện chuyển đổi số nhanh hơn, mạnh mẽ hơn và Internet sẽ đóng vai trò quyết định. Nếu trước đây, quy luật cạnh tranh là cá lớn chiến thắng cá bé, thì ngày nay, cá nhanh sẽ chiến thắng cá chậm. Muốn hiện thực hóa khát vọng phát triển...